CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
1.4. Hiệu trưởng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường đại học
Hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng, TCCN là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bổ nhiệm công nhận bao gồm:
a) Ban hành các qui chế, qui định trong cơ sở giáo dục đại học theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học;
b) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức của cơ sở giáo dục đại học theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học, bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trưởng phó, các tổ chức của cơ sở giáo dụcđại học;
c) Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học:
d) Xây dựng qui hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý;
e) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dụcđại học;
f) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo qui định;
g) Xây dựng và thực hiện qui chế dân chủở cơ sở, tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức đoàn thể trong cơ sở giáo dục đại học;
h) Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện của hiệu trưởng và ban giám hiệu trước hội động trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học;
i) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.
1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 1.4.2.1. Quản lý việc lập kế hoạch
Quản lý chỉ đạo công tác GDKNS thông qua công tác xây dựng kế hoạch giáo dục. Đây là một nội dung không thể thiếu trong quản lý bất kỳ một công tác nào của nhà trường. Cơ sở để thực hiện là dựa trên các văn bản, Chỉ thị, định hướng của Đảng, Chính phủ, Bộ GD&ĐT cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý. Để thực hiện tốt, người Hiệu trưởng phải xác định được mục tiêu sẽ đạt đến, các biện pháp thực hiện, thời gian tiến hành và hoàn thành, chỉ tiêu cần đạt… đặc biệt phải dựa trên tình hình cụ thể của đơn vị, bao gồm các nội dung:
quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cố vấn học tập, cộng tác viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, kế hoạch đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện, kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS.
1.4.2.2. Tổ chức xây dựng nội dung chương trình giáo dục kỹ năng sống
Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCSHCM và căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản để xác định nội dung, nhiệm vụ cụ thể để xây dựng nội dung chương trình phải đảm bảo sự cân đối, phù hợp trong các hoạt động của nhà trường và phù hợp với đặc điểm của sinh viên.
Việc quản lý nội dung chương trình GDKNS bao gồm:
- Chỉ đạo đội ngũ xây dựng nội dung chương trình - Tổ chức thực hiện những nội dung chương trình - Tổ chức kiểm tra kết quả đạt được như thế nào.
1.4.2.3. Đa dạng hóa hình thức giáo dục kỹ năng sống
Hình thức tổ chức có ý nghĩa quan trọng mang lại sự hấp dẫn đến hiệu quả của quá trình giáo dục KNS trong nhà trường. Do đó, các hình thức tổ chức phải phong phú, đa dạng thu hút được nhiều lực lượng tham gia giáo dục.
Các hình thức giáo dục KNS có thể thông qua:
- Các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, nói chuyện của các chuyên gia tâm lý.
- Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hội thi…
- Các câu lạc bộ kỹ năng, học thuật.
- Hoạt động thi đua khen thưởng.
1.4.2.4. Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống
Công tác GDKNS có hiệu quả hay không phù thuộc vào phương pháp quản lý của nhà trường. Do đó, phải có sự chỉ đạo chặt chẽ của Hiệu trưởng cũng như sự nhất quán trong cách tổ chức và giáo dục.
Các phương pháp quản lý giáo dục của Hiệu trưởng chính là cách thức tác động đến khách thể quản lý bằng việc sử dụng các phương tiện khác nhau của hệ thống quản lý giáo dục nhằm đạt mục tiêu quản lý giáo dục.
1.4.2.5. Quản lý đội ngũ các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống
Các phòng chức năng, khoa, tổ chức đoàn thể có vai trò quyết định trong việc thực hiện nội dung, đảm bảo tính đa dạng của hình thức GDKNS cho sinh viên trong nhà trường như: Phòng Công tác sinh viên; Các khoa; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hội sinh viên; giảng viên/Cố vấn học tập.
1.4.2.6. Quản lý cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ cho giáo dục kỹ năng sống Đây là một trong những nội dung quan trọng trong việc GDKNS trong nhà trường. Vì thế, cần có các điều kiện và sự tác động qua lại tương hỗ của nhiều yếu tố, điều kiện như: nhân tố con người, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, kinh phí và sự đồng thuận của Ban Giám hiệu nhà trường.
Việc huy động sức mạnh của các lực lượng giáo dục, sẽ tạo thuận lợi cho việc GDKNS đạt hiệu quả cao.