CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
2.4. Thực trạng quản lý GDKNS cho sinh viên Trường Đại học Đồng Nai
Để đánh giá nhận thức của CBQL về trách nhiệm GDKNS cho SV của nhà trường, chúng tôi khảo sát 35 CBQL, kết quả như sau:
Bảng 2.12. Nhận thức của đội ngũ CBQL về trách nhiệm phải GDKNS cho SVTT
TT Nội dung
Mức độ nhận thức Đồng ý Không
đồng ý
Ý kiến khác SL % SL % SL % 1 GDKNS chỉ là trách nhiệm của gia đình 13 37.14 16 45.71 6 17.14 2 GDKNS là trách nhiệm của xã hội 7 20.00 23 65.71 5 14.29 3 GDKNS là trách nhiệm của nhà trường 28 80.00 3 8.57 4 11.43 4 GDKNS là trách nhiệm của các tổ chức
đoàn thể 25 71.43 6 17.14 4 11.43
5 GDKNS là trách nhiệm của giảng viên và
cố vấn học tập 27 77.14 5 14.29 3 8.57
6 GDKNS là trách nhiệm của các phòng,
khoa và bộ môn 20 57.14 9 25.71 6 17.14
7 GDKNS là trách nhiệm của các trung tâm
huấn luyện KNS 23 65.71 8 22.86 4 11.43
8 GDKNS cần phải có sự phối hợp của các lực lượng GD và phải thực hiện đồng loạt ở cả ba môi trường: nhà trường - gia đình - xã hội
35 100.00 0 0.00 0 0.00
Như vậy, qua phân tích, đánh giá kết quả khảo sát trên cho thấy: Song song với vai trò là trách nhiệm của các lực lượng tham gia GDKNS cho SV là vô cùng cần thiết. Hầu hết 100% CBQL đã nhận thức đúng trách nhiệm của hoạt động GDKNS cho SV là của toàn thể xã hội, nhà trường và gia đình chứ không phải là của riêng một tổ chức nào. Tuy nhiên, trách nhiệm của từng đối tượng cũng được CBQL nhìn nhận dưới góc độ khác nhau: Về phía nhà trường có 80% ý kiến đồng ý cho rằng trách nhiệm này là của nhà trường; 77,14% là ý kiến đồng ý GDKNS là trách nhiệm của GV/CVHT; 65,71% là của các trung tâm huấn luyện KNS; và 57,14% ý kiến đồng ý cho rằng GDKNS là của phòng chức năng và của các khoa.
Lý giải về điều này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp với cô Ph.Th.Ng. D - P. trưởng khoa SP Tiểu học- mầm non, cô cho biết: Nếu chúng ta xác định đúng trách nhiệm của mỗi người trong việc quản lý GDKNS cho SV thì hiệu quả quản lý rất cao. Vì, trách nhiệm và vai trò của người Hiệu trưởng là rất cần thiết trong việc định hướng nội dung, chương trình, kế hoạch.
Để tìm hiểu về nội dung quyết định nâng cao chất lượng quản lý GDKNS trong nhà trường chúng tôi tiến hành khảo sát 150 CBQL, GV kết quả như sau:
Bảng 2.13. Nội dung quyết định nâng cao chất lượng GDKN
STT Nội dung quản lý Đánh giá
Hạng SL Tỷ lệ %
1 Quản lý việc lập kế hoạch 142 94.67 1
2 Quản lý nội dung GDKNS 138 92.00 2
3 Quản lý cơ sở điều kiện phục vụ cho GDKNS 122 81.33 5
4 Quản lý hình thức GDKNS 135 90.00 3
5 Quản lý phương pháp GDKNS 133 88.67 4
6 Quản lý đội ngũ thực hiện GDKNS 142 94.67 1 7 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá 130 86.67 4
Nội dung quản lý việc lập kế hoạch và quản lý đội ngũ thực hiện GDKNS được đánh giá là nội dung quyết định nâng cao chất lượng quản lý GDKNS cùng xếp thứ hạng thứ 1 (94,67%); xếp thứ hạng thứ 2 là quản lý nội dung GDKNS (92,00%); quản lý hình thức GDKNS xếp thứ hạng thứ 3 (90,00%); cùng xếp thứ hạng thứ 4 là nội dung quản lý phương pháp GDKNS và quản lý việc kiểm tra đánh giá (86,67%); nội dung quản lý cơ sở vật chất xếp thứ hạng thứ 5 (81,33%).
Từ kết quả khảo sát trên, cho thấy: Việc quản lý đội ngũ thực hiện GDKNS và quản lý việc lập kế hoạch là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho SV. Vì, nếu Hiệu trưởng quản lý chặt chẽ, có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ rang, và thường xuyên chú ý tới việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ thực hiện GDKNS trong nhà trường, thì sẽ kích thích họ linh hoạt và sáng tạo hơn.
Song song đó, chúng ta cũng biết, để thực hiện tốt nội dung quản lý GDKNS cho SV thì đòi hỏi các nhà quản lý mà cụ thể là Hiệu trưởng nhà trường cần thúc đẩy sự nhận thức của các lực lượng tham gia GDKNS cho SV, khuyến khích, động viên họ phát huy khả năng sang tạo từ hình thức, đến nội dung và phương pháp
GDKNS một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, cũng cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá các hoạt động GDKNS trong nhà trường, có biện pháp động viên, khen thưởng, nhân rộng điển hình kịp thời.
2.4.2. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch thực hiện hoạt động GDKNS
Chúng ta cũng biết mọi sự thành công của một nhà quản lý bao giờ cũng phải nói đến việc xây dựng kế hoạch hoạt động có rõ ràng, cụ thể hay không? Thực tế khảo sát việc xây dựng kế hoạch GDKNS trong nhà trường, tác giả nhận thấy:
Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả đánh giá của Trường ĐH Đồng Nai về việc xây dựng kế hoạch năm học của các đơn vị trong trường Năm học
Tổng số đơn vị phòng chức
năng/khoa
Nội dung đánh giá kế hoạch
2011 - 2012 15/15
Hàng năm các đơn vị trực thuộc đã xây dựng kế hoạch năm học phù hợp chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình phụ trách. Nhưng vẫn chưa chú trọng quan tâm đến xây dựng kế hoạch GDKNS cho sinh viên, chỉ có 2 đơn vị lồng ghép vào các hoạt động đoàn thể.
2012 - 2013 16/16
Các đơn vị trực thuộc đã xây dựng kế hoạch năm học phù hợp chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình phụ trách. Đã có 3 đơn vị chú trọng xây dựng nội dung GDKNS được lồng ghép vào các hoạt động, chưa có đơn vị nào xây dựng riêng nội dung GDKNS cho sinh viên.
2013 - 2014 16/16
Hàng năm các đơn vị trực thuộc đã xây dựng kế hoạch năm học phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị phụ trách. Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 3 đơn vị xây dựng kế hoạch GDKNS cho sinh viên. Trong đó, có 1/16 đơn vị đã xây dựng được chuyên đề riêng, nhưng chưa tổ chức thực hiện được.
2014 - 2015 16/16
Hàng năm các đơn vị trực thuộc đã xây dựng kế hoạch năm học phù hợp chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình phụ trách. Nhưng cũng vẫn có 3/16 đơn vị có kế hoạch GDKNS cho sinh viên. Trong đó, có 2/16 đơn vị lồng ghép vào các hoạt động, 1/16 đơn vị có xây dựng thành chuyên đề riêng.
(Nguồn: phòng Hành chính tổng hợp - Trường ĐH Đồng Nai)
Thông qua bảng 2.14 cho thấy, việc lập kế hoạch GDKNS cho SV của các đơn vị trong trường (phòng, khoa, Đoàn TN, Hội SV) chưa được Ban giám hiệu và đặc biêt là Hiệu trưởng quan tâm xây dựng thành một kế hoạch riêng mà còn lồng ghép vào kế hoạch chung của toàn trường với nội dung còn mờ nhạt. Tuy nhiên, đến năm học 2013-2014 đã có một đơn vị xây dựng được chuyên đề riêng về GDKNS cho SV toàn trường, nhưng vẫn chưa tổ chức thực hiện được, mà vẫn chỉ lồng ghép vào các hoạt động phong trào.
Bên cạnh đó, khi chúng tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với một số CBQL về việc đơn vị có xây dựng kế hoạch GDKNS riêng cho SV không, thì đa số trả lời là không, họ chỉ chú trọng đến chuyên môn, chất lượng giáo dục, còn GDKNS thì họ cho rằng đã có các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức thực hiện.
Điều này chứng tỏ rằng việc xây dựng kế hoạch GDKNS thành chuyên đề riêng cho SV chưa thực sự được quan tâm của các CBQL đơn vị và giảng viên trong nhà trường, cũng như việc kiểm tra giáo án và dự giờ chưa được các đơn vị thực hiện thường xuyên còn mờ nhạt, mặc dù Bộ GD và ĐT đã triển khai xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và GDKNS vào các hoạt động ngoài giờ.
Do vậy, Hiệu trưởng nhà trường cần thống nhất chỉ đạo đồng bộ kịp thời đến các đơn vị trong nhà trường và xem đây là một nội dung thi đua, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
2.4.3. Thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng sống
Để tìm hiểu về hình thức GDKNS của SV trường ĐHĐN, chúng tôi khảo sát 115 GV và 35 CBQL, kết quả như sau:
Bảng 2.15. Các hình thức GDKNS cho sinh viên Trường Đại học Đồng Nai Các hình thức
Mức độ (tính số lƣợng %)
Thứ hạng Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng Ít sử dụng
SL % SL % SL %
1. Môn học chuyên biệt về kỹ năng sống 0 0.00 0 0.00 150 100.00 2.Tổ chức các hoạt động Đoàn, Hội sinh
viên về kỹ năng sống: trò chơi, thi tìm hiểu... 55 36.67 60 40.00 35 23.33 1 3. Cố vấn học tập giáo dục kỹ năng sống
qua những giờ sinh hoạt lớp 22 14.67 73 48.67 55 36.67 6
4.Tích hợp qua các giờ dạy 20 13.33 65 43.33 65 43.33 7 5.Tổ chức câu lạc bộ về kỹ năng sống 0 0.00 35 23.33 115 76.67 6. Các hoạt động ngoại khóa 30 20.00 60 40.00 60 40.00 5 7. Các lớp tập huấn của các trung tâm đào
tạo kỹ năng sống 0 0.00 0 0.00 150 100.00
8. Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ, thực tập. 45 30.00 62 41.33 43 28.67 3 9. Bố mẹ dạy kỹ năng sống cho con 55 36.67 65 43.33 30 20.00 1 10. Bạn bè dạy cho nhau 52 34.67 73 48.67 25 16.67 2 11.Tự học qua internet, sách báo, ti vi... 43 28.67 75 50.00 32 21.33 4 12.Thực hiện các đề tài nghiên cứu về kỹ
năng sống trong nhà trường 0 0.00 0 0.00 150 100.00 Thực trạng trên cho thấy: Hiện nay, nhà trường chỉ mới chú ý thường xuyên tới hình thức GDKNS do Đoàn TN - Hội SV tổ chức và hình thức bố mẹ dạy KNS cho con cùng xếp thứ hạng thứ 1 (36,67%); kế tiếp là hình thức bạn bè dạy cho nhau xếp thứ hạng thứ 2 (34,67%). Điều đáng chú ý ở đây là một trong những hình thức có tác dụng GDKNS cho SV hiệu quả nhất thì chưa được Hiệu trưởng quan tâm đến, mà hầu như là không sử dụng đến, đó là: GDKNS cho SV với tư cách là một môn học chuyên biệt, thực hiện các đề tài nghiên cứu về KNS và tích hợp qua các giờ dạy thường xuyên chỉ được 13,33% ý kiến khảo sát.
Như vậy, kết quả trên cho thấy nhà trường chưa vận dụng linh hoạt các hình thức GDKNS cho SV, chủ yếu chỉ mới sử dụng hình thức hoạt động của tổ chức Đoàn TNCSHCM - Hội SV, mà ở đây hai tổ chức này cũng chỉ mới sử dụng lồng ghép vào các hoạt động chứ chưa chú ý đến việc thành lập, tổ chức các câu lạc bộ để giúp cho SV có cơ hội được trải nghiệm nhiều hơn. Trong khi đó, chúng ta thấy vai trò của CVHT ngoài việc tư vấn cho SV biết cách lựa chọn, đăng ký môn học phù hợp thì CVHT còn là người bạn vô cùng quan trọng đối với các em trong việc chia sẻ và tư vấn cho các em những kinh nghiệm sống. Tích hợp GDKNS vào các môn học cũng chưa được GV chú ý tới, hay tổ chức các lớp tập huấn về KNS cũng chưa được nhà trường quan tâm đến. Nếu GDKNS được tổ chức thành một môn học tự chọn hay chuyên biệt thì sẽ đem lại hiệu quả GD tốt hơn.
2.4.4. Thực trạng quản lý đội ngũ tham gia giáo dục kỹ năng sống
Qua quan sát thực tế, có thể khẳng định Hiệu trưởng đã thành lập được bộ máy nhân sự tham gia GDKNS cho SV như: các Phó Hiệu trưởng, các tổ chức đoàn thể, Ban chủ nhiệm các khoa, Phòng Công tác sinh viên, GV/CVHT…, bởi đây chính là lực lượng nồng cốt tham gia vào các hoạt động giáo dục toàn diện cho SV.
Tuy nhiên, mức độ phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho các thành viên hay chưa, thông qua phiếu khảo sát 150 người, trong đó gồm 35 CBQL và 115 GV/CVHT, kết quả như sau:
Bảng 2.16. Phân công nhiệm vụ cho bộ máy nhân sự tham gia GDKNS cho SV trong Trường Đại học Đồng Nai
Thành phần tham gia
Mức độ phân công nhiệm vụ
Cụ thể Chƣa cụ thể Không phân công
SL % SL % SL %
Các Phó Hiệu trưởng 79 52.67 53 35.33 18 12.00 Đoàn TN - Hội SV 38 25.33 52 34.67 60 40.00 Ban Chủ nhiệm các khoa 40 26.67 42 28.00 68 45.33 Phòng công tác sinh viên 35 23.33 51 34.00 64 42.67
Giảng viên/CVHT 12 8.00 51 34.00 87 58.00
Nhân viên/Bảo vệ 0 0.00 40 26.67 110 73.33
Bảng 2.16 cho thấy: Tuy Hiệu trưởng đã xây dựng được bộ máy nhân sự tham gia GDKNS cho SV của Trường Đại học Đồng Nai, nhưng các thành viên trong bộ máy nhân sự chưa được phân công rõ ràng chiếm nhiều nhất ở nhân viên/bảo vệ là 73,33%; tiếp đến là giảng viên/CVHT chưa phân công chiếm 58%;
Ban chủ nhiệm các khoa chưa phân công là 45,33%; Phòng CTSV chưa được phân công cụ thể cũng chiếm tỷ lệ khá cao 42,67% và Đoan Đoàn TN - Hội SV chưa được phân công chiếm 40,00%. Đặc biệt là đối với các Phó Hiệu trưởng chưa được phân công chiếm 12,00%.
Như vậy, thực trạng trên cho thấy: GDKNS trong nhà trường chưa được Hiệu trưởng thực sự quan tâm đến việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong bộ máy nhân sự tham gia GDKNS cho SV còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng. Do đó, để phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong đơn vị một cách cụ
thể, rõ ràng thì Hiệu trưởng nhà trường cần xác định đúng chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia GDKNS phù hợp, bởi đây chính là yếu tố quyết định đến chất lượng GDKNS trong nhà trường. Vì vậy, rất cần sự chỉ đạo thống nhất của Hiệu trưởng nhà trường để các thành viên phối hợp thực hiện GDKNS hiệu quả.
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả GDKNS cho SV
Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS cho SV của Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Nai, thông qua 150 phiếu hỏi dành cho 35 CBQL và 115 GV/CVHT, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 2.17. Đánh giá về công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện GDKNS cho SV của Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Nai
TT Nội dung Số
lƣợng Tỷ lệ
% 1 Nhà trường kiểm tra đánh giá việc GDKNS cho SV thường
xuyên có hiệu quả
0 0.00
2 Nhà trường có kiểm tra đánh giá việc GDKNS cho SV nhưng chưa thường xuyên
38 25.33
3 Nhà trường không kiểm tra đánh giá việc GDKNS cho SV 112 74.67 Bảng 2.17 cho thấy: có 74,67% ý kiến đánh của CBQL, GV cho rằng nhà trường không hề kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS cho SV, chỉ có 25,33% cho rằng nhà trường có kiểm tra nhưng chưa thường xuyên và không có CBQL, GV nào đánh giá hoạt động GDKNS cho SV thường xuyên, có hiệu quả.
Ngoài việc khảo sát bằng phiếu hỏi, chúng tôi còn tiến hành trao đổi trực tiếp với một số CBQL và GV, được biết: Việc kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS cho SV chủ yếu mới dừng lại qua đánh giá điểm rèn luyện của CVHT và một số hoạt động của phòng CTSV cũng như của Đoàn TN - Hội SV trong nhà trường. Còn việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS trong nhà trường còn chưa cụ thể và không có kế hoạch rõ ràng.
Kiểm tra, đánh giá là một trong những nội dung quan trọng của nhà quản lý.
Vì, nếu không kiểm tra, đánh giá thì nhà quản lý sẽ mất phương hướng. Từ những kết quả trên, chúng tôi có thể kết luận: Hiệu trưởng nhà trường chưa thật sự quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS cho SV đến các đơn vị trong toàn trường. Do vậy, Hiệu trưởng cần thường xuyên nâng cao hiệu quả của
công tác kiểm tra, giám sát và phân công trách nhiệm cụ thể đúng chức năng để chỉ đạo, uốn nắn, khắc phục kịp thời và thay đổi cách đánh giá kiểm tra nhằm tạo được sự đồng thuận của tập thể sư phạm và hội đồng giáo dục trong toàn nhà trường.