CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
2.6. Đánh giá thực trạng
2.6.1. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
2.6.1.1. Ưu điểm
Thông qua phiếu trưng cầu ý kiến, qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên cho thấy phần lớn SV Trường Đại học Đồng Nai đã nhận thức được tầm quan trọng của KNS và xác định được những KNS cơ bản cần thiết cho bản thân phù hợp với xã hội hiện đại. Điều này đã chứng minh cho phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai có hiệu quả với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực phù hợp với lứa tuổi SV cũng như những hoạt động đặc trưng của một trường đại học. Một số CBQL, GV rất quan tâm đến công tác GDKNS cho SV. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức trong nhà trường triển khai nhiều hoạt động GDKNS cho SV.
2.6.1.2. Hạn chế
Còn khá nhiều CBQL chưa thực sự nhận thức hết trách nhiệm của người quản lý trong vấn đề quản lý GDKNS cho SV thể hiện qua xây dựng kế hoạch GDKNS, kiểm tra đánh giá chưa được thường xuyên, các hoạt động GDKNS còn hình thức, chưa phong phú, biện pháp quản lý chưa linh hoạt do đó chưa được nhiều SV tham gia và chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong và ngoài nhà trường. Trong GDKNS chỉ chú trọng đến GD trí tuệ nên nội dung GDKNS quan tâm nhiều đến kiến thức, còn coi nhẹ việc rèn luyện thái độ, hành vi cũng như chưa chú ý hình thành những năng lực thích ứng cho SV.
Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi SV, đó là nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ, thiếu kinh nghiệm nên dễ dàng tiếp nhận những nét văn hóa không phù hợp với chuẩn mực xã hội và không có lợi cho bản thân.
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu về GDKNS cho SV, có lớp số lượng rất đông, thiếu phòng chuyên dùng…kinh phí để tố chức các hoạt động GDKNS còn nhiều hạn chế.
Từ đó dẫn đến việc rèn luyện GDKNS cho SV vẫn còn mang nặng tính lý thuyết, không mang tính thực hành, thiếu trải nghiệm thực tế để hình thành năng lực và kỹ năng cho SV.
2.6.2. Nguyên nhân của những hạn chế 2.6.2.1. Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế theo cơ chế thị trường, chính sách mở cửa đã phát huy các mặt tích cực của nó, đời sống nhân dân ngày càng ổn định, nhưng cũng đang có những tác động tiêu cực vào các mặt đời sống xã hội, ảnh hưởng đến một bộ phận nhỏ SV nói chung và SV Trường Đại học Đồng Nai nói riêng.
Thực tế hiện nay, việc GDKNS cho SV trong các trường cao đẳng - đại học đã được sự quan tâm của các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong việc áp dụng giảng dạy theo hướng tích cực vào nội dung bài giảng. Tuy nhiên, cho tới nay GDKNS chưa chính thức trở thành một môn học chuyên biệt. SV chỉ được tiếp cận KNS thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào các môn học hoặc qua các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề. Nội dung môn học chiếm nhiều kiến thức mà thời lượng dạy trên lớp lại ít (vì học theo hệ thống tín chỉ) nên khó tích hợp một cách có hiệu quả nội dung GDKNS.
2.6.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Trong nhà trường, kỉ cương chưa nghiêm, các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy trình, kế hoạch chưa đúng sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, thiếu sự phối hợp.
Đội ngũ cán bộ quản lý cụ thể là Hiệu trưởng nhà trường chưa thật sự quan tâm đầu tư đến việc GDKNS cho SV trong nhà trường, nên chưa có những biện pháp quản lý tích cực để đẩy mạnh chất lượng GDKNS. Mặt khác, đội ngũ giáo viên cũng chưa được đào tạo cơ bản để dạy KNS, cũng như bị ảnh hưởng đến mặt trái của cơ chế thị trường, chưa có ý thức trách nhiệm. Một số SV chưa có nhận thức đầy đủ và ý thức trau dồi KNS, chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện.
Những hạn chế của công tác GDKNS cho SV trong nhà trường do nhiều nguyên nhân từ nhiều phía, song nguyên nhân về quản lý dù chủ quan hay khách quan bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Do vậy, rất cần có sự quan tâm, chỉ đạo nhiều hơn nữa của Hiệu trưởng để việc GDKNS cho SV trong nhà trường đạt được kết quả cao hơn.
Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý GDKNS cho SV Trường Đại học Đồng Nai, tác giả nhận thấy: Trong những năm qua hoạt động quản lý GDKNS cho SV bước đầu đã được nhà trường quan tâm triển khai theo kế hoạch, có những ưu điểm, mặt mạnh riêng. Thực tiễn cho thấy, đã có sự phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể, sự quan tâm đến hoạt động GDKNS của CBQL, GV và sự nhận thức đúng đắn về vai trò KNS của SV. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, hoạt động quản lý GDKNS cho SV Trường Đại học Đồng Nai vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Bộ GD&ĐT, chưa đáp ứng được với xu thế giáo dục thời đại hiện nay. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như đã phân tích ở trên. Với thực trạng quản lý GDKNS cho SV Trường Đại học Đồng Nai mà tác giả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý GDKNS cho SV Trường Đại học Đồng Nai. Tác giả tin tưởng rằng nếu đề ra các biện pháp quản lý GDKNS cho SV của nhà trường hợp lý thì trong những năm tới KNS của SV Trường Đại học Đồng Nai sẽ đáp ứng được tốt yêu cầu của xã hội, của ngành giáo dục và sẽ nhận được sự quan tâm hơn của CBQL, GV trong nhà trường.
CHƯƠNG 3