Thực trạng KNS của sinh viên trường Đại học Đồng Nai

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường đại học đồng nai (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

2.3. Thực trạng KNS của sinh viên trường Đại học Đồng Nai

2.3.2. Thực trạng KNS của sinh viên trường Đại học Đồng Nai

Để tìm hiểu về thực trạng KNS của SV Trường Đại học Đồng Nai, chúng tôi tiến hành khảo sát và đặt câu hỏi với 220 SV về mức độ thực hành KNS của bản thân. Kết quả cho thấy:

Bảng 2.5. Mức độ thực hành KNS Các KNS

Mức độ thực hành (tính tỷ lệ và %) Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ SL % SL % SL % SL %

Nhóm kỹ năng tự nhận thức

1. KN tư duy sáng tạo 68 30.91 86 39.09 51 23.18 15 6.82 2. KN tư duy phê phán 70 31.82 91 41.36 49 22.27 10 4.55 3. KN tư duy tích cực 72 32.73 85 38.64 46 20.91 17 7.73 4. KN xác định mục tiêu 83 37.73 92 41.82 37 16.82 8 3.64 5. KN xác định giá trị 79 35.91 88 40.00 44 20.00 9 4.09 6. KN kiên định 75 34.09 89 40.45 46 20.91 10 4.55 7. KN giải quyết vấn đề - ra quyết định 71 32.27 84 38.18 51 23.18 14 6.36

Nhóm kỹ năng tâm lý xã hội

1. KN giao tiếp, ứng xử 70 31.82 86 39.09 51 23.18 13 5.91 2. KN thuyết trình 69 31.36 91 41.36 48 21.82 12 5.45 3. KN làm việc nhóm 68 30.91 87 39.55 54 24.55 11 5.00 4. KN sống an toàn - lành mạnh 80 36.36 90 40.91 42 19.09 8 3.64 5. KN thuyết phục và gây ảnh hưởng 77 35.00 89 40.45 47 21.36 7 3.18 6. KN tìm kiếm việc làm và chinh phục

nhà tuyển dụng 73 33.18 83 37.73 47 21.36 17 7.73

Nhóm kỹ năng quản lý bản thân

1. KN làm chủ cảm xúc 76 34.55 86 39.09 49 22.27 9 4.09 2. KN quản lý thời gian 71 32.27 85 38.63 50 22.73 14 6.37 3. KN vượt qua khó khăn và áp lực 76 34.55 90 40.91 46 20.91 8 3.64 Đối chiếu với bảng 2.5 ta thấy, mặc dù SV nhận thức khá tốt sự cần thiết của từng KNS. Tuy nhiên, khi được hỏi về mức độ thực hành KNS kết quả bảng 2.5 như sau:

- Nhóm KN tự nhận thức:

Chúng ta cũng biết quá trình hội nhập và toàn cầu hóa cùng với sự tiến bộ khoa học và công nghệ đang làm thay đổi cách thức chúng ta sống, học tập và làm việc. Nhóm KN này hướng tới việc nâng cao khả năng áp dụng những KN tư duy lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề để đưa ra các quyết định hợp lý và sáng tạo trong cuộc sống, học tập và công việc.

Kết quả khảo sát số liệu trên cho thấy, thực trạng SV ngày nay lười tư duy, thụ động trong suy nghĩ tương đối khá nhiều. Mặc dù, SV nhận thức rất cần KN tư duy sáng tạo, KN giải quyết vấn đề, KN xác định giá trị, nhưng khi được hỏi thì cũng còn khá nhiều SV cho rằng chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng tư duy sáng tạo (23,18%) hoặc có đến 6,82% SV chưa bao giờ sử dụng KN này. Bên cạnh đó, KN tư duy tích cực mức độ sử dụng thỉnh thoảng cũng chiếm khá cao (20,91%), và không bao giờ sử dụng chiếm tới 7,53%. Điều lưu ý ở đây là KN giải quyết vấn đề- ra quyết định cũng được SV nhìn nhận khá cao là chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng mà thôi (23,18% SV). Thực trạng này đòi hỏi trong quá trình dạy học và GD phải có sự tương tác giữa người dạy và người học. Muốn làm được điều này thì, người dạy phải đảm bảo truyền thụ được cái “cách” cho SV tiếp nhận, chứ không phải chỉ chú ý đến “kiến thức” mà thôi. Còn SV không chỉ “cần cù, chăm chỉ” mà còn phải

“thông minh”, biết cách lập luận, phản biện, phân tích, kiến tạo những ý tưởng hay có như vậy thì mới nâng cao hiệu quả nhóm KN này.

- Nhóm KN tâm lý - xã hội:

Nhóm KN này đòi hỏi sự tích hợp của nhiều “trí thông minh” như ngôn ngữ, tương tác, cảm xúc, nội tâm và năng lực tự phát triển bản thân. Ở mọi ngữ cảnh, SV cần có những KN giao tiếp và tương tác với người khác một cách có hiệu quả. Vì vậy, SV cho rằng KN giao tiếp, KN thuyết trình, KN tìm kiếm việc làm và chinh phục nhà tuyển dụng là rất cần thiết. Nhưng thực tế, qua khảo sát thì chỉ có 39,09%

trả lời là thường xuyên sử dụng KN giao tiếp - ứng xử, 23,18% cho rằng chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng và 5,91% là chưa bao giờ sử dụng. Và khi được hỏi trực tiếp, các em cũng không ngại chia sẻ. SV Phạm T. Y khoa Tổng hợp nói: “Do, em hạn chế về ngoại hình và giọng nói nên em thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người, trong lớp em cũng ngại phát biểu”, còn SV Thái . T.N. Diễm khoa SP Tiểu học - Mầm non thì cho rằng “mỗi lần thấy Phòng Công tác sinh viên và Đoàn trường tổ chức các cuộc thi thuyết trình hoặc người dẫn chương trình, em rất muốn đăng ký tham gia, nhưng em rất ngại đứng nói trước đám đông, vì thiếu tự tin và nhút nhát”.

Kết quả bảng 2.5 còn cho thấy: KN làm việc nhóm ở mức độ thường xuyên của SV cũng còn hạn chế rất nhiều (39,55%), 24,55% SV thỉnh thoảng mới sử dụng, thực trạng này đã chứng minh: SV ngày nay, cái “tôi” quá lớn, thích thể hiện bản thân và khẳng định mình, nên thiếu sự hợp tác, chia sẻ. Từ đó, dẫn đến hệ lụy là rất khó thiết lập và tạo dựng được các mối quan hệ.

- Nhóm KN quản lý bản thân:

Nhóm KN này cơ bản này là để cá nhân tự ý thức, làm chủ bản thân, sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra. Từ đó có thái độ và ứng xử phù hợp trong những ngữ cảnh khác nhau của cuộc sống, và tự ứng phó bảo vệ mình trước những tình huống có thể xảy ra.

Tuy nhiên, số liệu bảng 2.5 cũng cho thấy: Thực trạng thực hành những KNS này chưa được như kỳ vọng, SV chưa phát huy hết năng lực cá nhân, mức độ sử dụng rất thường xuyên và thường xuyên còn hạn chế và chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng đến như: KN quản lý thời gian là 22,73%, và chưa bao giờ sử dụng là 6,37%;

KN làm chủ cảm xúc thỉnh thoảng mới sử dụng là 22,27% , chưa bao giờ sử dụng là 4,09%. Điều này, sẽ lý giải tại sao SV không có KN làm việc nhóm? Và còn gặp khó khăn trong việc xác định mục đích, kế hoạch đường đời bản thân.

Như vậy, để giúp SV hình thành được những KNS cốt lõi và sử dụng có hiệu quả, thì đòi hỏi các lực lượng tham gia giáo dục phải hướng đến cho người học một cách thức học tích cực phù hợp với đặc điểm tâm lý, môi trường và điều kiện học tập.

Bảng 2.6. Mức độ tác động/ảnh hưởng của các yếu tố trong việc hình thành KNS

Yếu tố tác động/ảnh hưởng

Mức độ (tính tỷ lệ %)

Rất nhiều Nhiều Đôi khi Không bao giờ

SL % SL % SL % SL %

Gia đình 79 35.91 95 43.18 39 17.73 7 3.18

Nhà trường 72 32.73 84 38.18 54 24.55 10 4.55 Tổ chức đoàn thể xã hội

Đoàn - Hội 78 35.45 89 40.45 45 20.45 8 3.64

Tất cả các môi trường trên 80 36.36 93 42.27 43 19.55 4 1.82 Tự ý thức bản than 70 31.82 85 38.64 56 25.45 9 4.09

Kết quả bảng 2.6 cho thấy:

Mặc dù SV nhận thức rất tốt vai trò của các yếu tố này. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực trạng lại cho thấy, các yếu tố này chưa đáp ứng được tình hình thực tế, cụ thể sau:

- Yếu tố tổ chức đoàn thể - xã hội tác động ở mức độ rất nhiều chỉ có 35,45%, mức độ nhiều là 40,45%, đôi khi là 20,45% và 3,64% ý kiến cho rằng không bao giờ.

- Kế đến là yếu tố gia đình ở mức độ tác động rất nhiều là 35,91%, mức độ nhiều tương đối cao là 43,18%, mức độ đôi khi thì có 17,73% ý kiến và 3,18% thì cho rằng không bao giờ.

- Trong khi đó yếu tố nhà trường thì chỉ được SV có ý kiến tác động ở mức độ rất nhiều là 32,73%, mức độ nhiều là 38,18%, ở mức độ đôi khi là 24,55% và không bao giớ thì có tới 4.55%.

- Còn yếu tố tự ý thức bản thân, thì chưa được SV đánh giá tốt. Ở mức độ rất cần nhiều chỉ được đánh giá là 31,82%, mức độ nhiều là 38,64%, còn ở mức độ đôi khi là 25,45% ý kiến khảo sát và 4,09% là cho rằng không bao giờ tác động đến việc hình thành KNS.

Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi đưa ra nhận định:

- Về phía nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến các hoạt động GDKNS cho SV; các tổ chức đoàn thể xã hội thì chưa tạo được cơ hội cho SV được rèn luyện và trải nghiệm thực tế; còn gia đình thì cần phải thường xuyên theo dõi uốn nắn để hiểu rõ con em mình hơn.

- SV chưa phát huy hết được giá trị của sự tự ý thức bản thân, lựa chọn phương pháp chưa phù hợp, vì cho rằng: mình là SV đại học nên thích thể hiện tính tự lập để khẳng định mình, còn xem nhẹ yếu tố tác động của gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn - hội.

- Trong quá trình GDKNS cần phối kết hợp các yếu tố trên một cách có chọn lọc, hiệu quả và thống nhất triệt để nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Để từ đó thúc đẩy, phát triển năng lực và hình thành các KNS cho SV, đặc biệt là hình thành niềm tin cho SV.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường đại học đồng nai (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)