CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống
1.5.1.1. Yêu cầu của xã hội
Cùng với sự biến đổi của thời đại, của khoa học công nghệ và đặc biệt là của công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, xã hội đã diễn ra quá trình chuyển đổi giá trị một cách sâu rộng; con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ không thể không có sự biến đổi thang giá trị nhân cách, biểu định hướng giá trị của nhân cách. Do đó, định hướng giá trị cho thanh niên sinh viên có vai trò quan trọng trong hình thành đạo đức, lối sống, niềm tin và lý tưởng cách mạng của thanh niên sinh viên. Cho nên, việc GDKNS cho thế hệ trẻ sẽ giúp cho các em sống một cách phù hợp và hữu ích, biết quản lý các tình huống rủi ro không chỉ đối với bản thân mà còn thuyết phục được mọi người chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa rủi ro.
Kỹ năng sống không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân mà kỹ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. GDKNS giúp con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại với văn hóa đa dạng, với nền kinh tế phát triển và thế giới được coi là một mái nhà chung.
1.5.1.2. Xu hướng phát triển của giáo dục hiện nay
Hiện nay, nhân loại đang sống trong thời đại của cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, nền văn minh trí tuệ, một xã hội học tập và nền kinh tế tri thức, thời đại của nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh hết sức gay gắt dựa trên sức mạnh của tri thức. Thời đại mới mở ra nhiều cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng không ít thách thức đối với các nước đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Ngày 15/4/2014, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế về “Chuyển đổi mô hình giáo dục trong thế kỷ 21” do hệ thống giáo dục Vinschool tổ chức. Tại Hội thảo này, đã đề cập
đến những điểm nóng của giáo dục hiện nay như đổi mới phương pháp giáo dục và giáo viên trong vai trò nhân tố tạo sự thay đổi; sự phát triển toàn diện trong môi trường giáo dục; phát triển và bồi dưỡng kỹ năng - những bước quan trọng để chuẩn bị nguồn nhân lực toàn cầu hóa. Đổi mới giáo dục cần hướng tới nâng cao chất lượng chuẩn đầu ra, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh sinh viên. Vấn đề phát triển toàn diện trong môi trường giáo dục là quan điểm về ứng dụng nghệ thuật trong nâng cao năng lực học tập, cải thiện ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, cân bằng cuộc sống và hạnh phúc hơn, đặc biệt là tăng cường tư duy, sáng tạo.
Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia, thì giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Muốn đất nước phát triển nhanh phải quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục. Chỉ có một chiến lược phát triển con người đúng đắn mới giúp các nước thoát khỏi sự nô lệ về kinh tế và công nghệ. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã phát biểu nhân dịp khai giảng năm học 1995- 1996: “Con người là nguồn lực quí báu nhất, đồng thời là mục tiêu cao cả nhất. Tất cả do con người và vì hạnh phúc của con người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước”.
Ngày nay, yêu cầu về chất lượng đối với người thầy rất cao. Đồng thời với việc dạy chữ, người thầy còn phải dạy người. Dạy chữ không chỉ là truyền đạt kiến thức, mà quan trọng hơn là phải tạo ra cho người học khả năng sáng tạo, khả năng tự thích nghi với mọi hoàn cảnh và quan trọng hơn là khơi dậy được những niềm tin, tiềm năng còn ẩn náu trong mỗi cá nhân. Do đó, KNS còn là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong công việc, học tập của mỗi cá nhân. Vì thế, công tác GDKNS cho sinh viên đang đặt ra hàng loạt vấn đề: đội ngũ, chất lượng, điều kiện dạy và học, cần một chữ “tâm” ở người thầy.
Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên là một lĩnh vực quan trọng trong hình thành nhân cách, phát triển con người trong nhà trường. Điều đó đặt ra việc tăng cường GDKNS để học sinh sinh viên có những ứng xử, hành động, việc làm đúng đắn trong học tập, đời sống là một giải pháp hữu hiệu nhất để giáo dục toàn diện nhân cách, cũng như thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa giảng viên và sinh viên, đem đến hứng thú học tập cho sinh viên do các em cảm thấy được
tham gia vào những vấn đề liên quan đên cuộc sống của bản thân cũng như đem đến bầu không khí năng động hơn trong lớp học và trong trường.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Nhận thức của lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống:
Đối với các lực lượng tham gia GDKNS phải nhận thức đúng đắn về mục tiêu, tính chất của nền giáo dục trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Học để hình thành và phát triển nhân cách, để bồi dưỡng và phát triển năng lực bản thân, để lập thân lập nghiệp, để cống hiến cho xã hội. Và hiểu thế nào là KNS? sự cần thiết phải GDKNS cho sinh viên; hiểu ý nghĩa, vai trò của GDKNS cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, nhất là trước sự phát triển và hội nhập của đất nước; vai trò chức năng và nhiệm vụ giữa Ban Giám hiệu, Đoàn thanh niên, CBQL, giảng viên, CVHT, vai trò trách nhiệm của gia đình và các tổ chức xã hội trong việc GDKNS cho sinh viên; mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình- các tổ chức ngoài xã hội đối với việc GDKNS của SV ở các trường Cao đẳng và Đại học hiện nay.
Như vậy, GDKNS diễn ra cả trong và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, CBQL, GV và chủ thể sinh viên.
Nhận thức của lực lượng giáo dục và chủ thể giáo dục sẽ trở thành yếu tố tích cực, nếu nó phù hợp với mục tiêu hoạt động và ngược lại trở thành lực cản khi nhận thức sai lệch. Từ đó, sẽ tạo nên sự đồng thuận trong việc xác định vai trò, mục tiêu, sự cần thiết phải GDKNS, cũng như lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp để đạt được kết quả mong muốn.
Như vậy, chính GDKNS sẽ phát huy được tính tích cực của mỗi cá nhân, giúp cho các em được phát triển về kiến thức, kỹ năng, thái độ và trưởng thành. Việc hình thành KNS là bổn phận, trách nhiệm của các lực lượng giáo dục. Do đó, nhận thức của các lực giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ đến việc GDKNS cho sinh viên.
1.5.2.2. Năng lực của lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống
Nhân lực là yếu tố quan trọng cho thành công của mỗi công việc: nguồn nhân lực thực hiện GDKNS cho sinh viên trong các trường Cao đẳng, Đại học chính là năng lực tổ chức hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các phòng chức năng, các khoa, cố vấn học tập, giảng viên và các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
Trong giai đoạn hiện nay đội ngũ giảng viên giảng dạy trong các trường Cao đẳng, Đại học đều có trình độ từ đại học trở lên. Đa số giảng viên đều có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, trong đội ngũ các nhà giáo vẫn còn không ít thầy cô chỉ quan tâm đến việc “dạy chữ”, chưa chú ý đến việc “dạy người”. Cho nên, các phương pháp, hình thức, nội dung GDKNS phải đa dạng, phong phú và luôn ở trong trạng thái động, đòi hỏi người tổ chức cần phải có năng lực phù hợp trên nhiều lĩnh vực, có sự sáng tạo và kinh nghiệm sống, đáp ứng yêu cầu hoạt động của sinh viên. GDKNS trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho sinh viên sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp. Giáo dục KNS còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Sinh viên được giáo dục KNS xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Giáo dục KNS không chỉ giúp sinh viên học từ giáo viên mà còn học từ các bạn cùng lớp thông qua các trò chơi, học tập và làm việc theo nhóm.
1.5.2.3. Các điều kiện cần để thực hiện quản lý giáo dục kỹ năng sống
Trong một xã hội luôn luôn diễn ra sự biến đổi, đôi khi khó lường, thì việc các nhà quản lí buộc phải đối mặt và chấp nhận những thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, đòi hỏi nhà quản lý phải có khả năng phát triển những chiến lược để chỉ đạo, việc bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người, nắm vững mục tiêu, mục đích giáo dục.
Bên cạnh đó, điều kiện và phương tiện tổ chức sẽ làm tăng tính hấp dẫn để hoạt động có hiệu quả như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí… cũng là yếu tố quan trọng trong các hoạt động GDKNS cho sinh viên. Chính vì vậy, việc huy động sức mạnh, sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục là rất cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho GDKNS đạt hiệu quả cao.
Tiểu kết chương 1
Xã hội hiện đại luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp và những vấn đề bất định đối với con người. Nếu con người không có năng lực để ứng phó vượt qua những thách thức và hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp rủi ro. Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc GDKNS để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế, xã hội và thiên nhiên. Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh niên sinh viên, với những chuyển biến về tâm lý, tính cách, hiểu biết và thực hành những KNS sẽ giúp cho họ vươn tới nhiều giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Vì vậy, việc giáo dục KNS cho sinh viên trường đại học là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với hình thành nhân cách sống tốt, góp phần phát triển giáo dục toàn diện.
Chương này là những nội dung cơ bản về lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Luận văn đã nêu và phân tích những khái niệm cơ bản như KNS, giáo dục KNS, quản lý giáo dục KNS… Đặc biệt, đã xác định được những KNS cốt lõi của sinh viên, cũng như nội dung giáo dục KNS cho sinh viên. Để việc GDKNS cho sinh viên đạt được hiệu quả tốt nhất, cần phải có sự quản lý của Hiệu trưởng nhà trường thông qua các nội dung quản lý cụ thể như: Lập Lập kế hoạch;, TTổ chức xây dựng nội dung chương trình;, Đổi mới phương pháp;, Đa dạng hóa hình thức;, Quản lý đội ngũ các lực lượng tham gia;, Quản lý cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ cho giáo dục KNS. Bên cạnh đó, còn xác định các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý GDKNS cho sinh viên.
Đây sẽ là cơ sở để tác giả xây dựng nội dung và tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng về KNS của sinh viên, về giáo dục KNS cho sinh viên, quản lý giáo dục KNS của hiệu trưởng. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả nhất đáp ứng được tình hình giáo dục hiện nay theo bốn trụ cột của UNESCO.
CHƯƠNG 2