Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường đại học đồng nai (Trang 93 - 100)

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.2. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.1. Bảng kiểm chứng mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất.

Biện pháp

Mức độ cần thiết

Tổng số điểm

Điểm TB Thứ

bậc Rất

cần thiết

(3đ) Cần thiết (2đ)

Không cần thiết

(1đ) 1.Nâng cao nhận thức của lực lượng tham

gia giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 32 3 0 102 2.87 1 2. Kế hoạch hóa công tác quản lý giáo

dục kỹ năng sống cho sinh viên 31 4 0 101 2.82 2 3. Xây dựng và nâng cao năng lực của đội

ngũ giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là đội ngũ Cố vấn học tập.

30 5 0 100 2.78 3

4. Đa dạng hóa hình thức giáo dục kỹ

năng sống cho sinh viên 29 6 0 95 2.68 4

5. Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ

năng sống cho sinh viên 30 5 0 100 2.78 3

6. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vất chất

phục vụ giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 21 14 0 91 2.53 6 7. Thực hiện nghiêm túc kiểm tra, đánh

giá, thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên

23 12 0 93 2.58 5

Trung bình 2.72

X

0.510 1.52 2.53

Biện pháp 1 Biện

pháp 2 Biện

pháp 3 Biện

pháp 4 Biện

pháp 5 Biện

pháp 6 Biện pháp 7

2.87 2.82 2.78 2.68 2.78

2.53 2.58

X

Kết quả trên cho thấy, điểm trung bình của 7 biện pháp quản lý GDKNS mà tác giả đề xuất được các ý kiến của các chuyên gia đánh giá đạt rất cao (2,72 điểm) . Điều này cho thấy, tất cả 7/7 biện pháp đề xuất thể hiện được tính khoa học, đáp ứng được nhu cầu giáo dục hiện nay và đáp ứng được tình hình thực tế của đơn vị.

Và 7/7 biện pháp đều có điểm trung bình lớn hơn 2,5 nên được đánh giá mức độ cần thiết cao và góp phần quan trọng nâng cao chất lượng GDKNS cho SV, cụ thể qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1 Tính cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất

Vì có nhận thức đúng đắn thì mới có thái độ, hành động đúng, biện pháp này quyết định đến sự thành công của các biện pháp khác, do đó, được các chuyên gia đánh giá xếp thứ bậc 1; là một nhà quản lý không thể thiếu được những kế hoạch linh hoạt, mềm dẻo, do đó, biện pháp “kế hoạch hóa công tác GDKNS cho SV” có ý nghĩa then chốt quan trọng trong công tác quản lý. Vì, một kế hoạch tốt sẽ giúp các nhà quản lý tìm được hướng đi đúng đắn, đạt mục tiêu đề ra. Đây là con đường có tính quyết định đến sự thành công của đơn vị, được các chuyên gia xếp thứ bậc 2;

cùng xếp thứ bậc 3 với điểm trung bình là 2,78 là biện pháp 3 “Xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ tham gia GDKNS, đặc biệt là vai trò của CVHT” và biện pháp 5 “Đổi mới phương pháp GDKNS cho sinh viên”. Phương pháp giảng dạy hiệu quả, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy và hình thành năng lực cho SV, như:

“tai nghe, tay viết, mắt nhìn, óc suy nghĩ”. Bên cạnh đó, biện pháp “đảm bảo các điều kiện CSVC cơ sở vật chất phục vụ GDKNS cho SV” được các chuyên gia đánh giá là thấp nhất, xếp thứ hạng 6 có lẽ còn một số cán bộ quản lý cho rằng chỉ cần đảm bảo trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các chuyên ngành mà thôi , vì GDKNS cho SV hiện nay chưa chính thức được xem xét để trở thành môn học chuyên biệt.

3.4.2.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất

Bảng 3.2. Bảng kiểm chứng mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Bảng kiểm chứng mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Biện pháp

Mức độ cần thiết

Tổng số điểm

Điểm TB Thứ

bậc Rất

khả thi (3đ)

Khả thi (2đ)

Không khả thi (1đ) 1.Nâng cao nhận thức của lực lượng tham

gia giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 31 4 0 101 2.82 2 2. Kế hoạch hóa công tác quản lý giáo

dục kỹ năng sống cho sinh viên 32 3 0 102 2.87 1 3. Xây dựng và nâng cao năng lực của

đội ngũ giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là đội ngũ Cố vấn học tập.

28 4 3 92 2.51 5

4. Đa dạng hóa hình thức giáo dục kỹ

năng sống cho sinh viên 30 4 1 99 2.75 4

5. Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ

năng sống cho sinh viên 30 5 0 100 2.78 3

6. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vất chất phục vụ giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên

22 9 4 88 2.44 6

7. Thực hiện nghiêm túc kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên

20 9 6 84 2.35 7

Trung bình 2.65

Kết quả lấy ý kiến thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy, tất cả 7/7 biện pháp đều có điểm trung bình lớn hơn 2,0 và điểm trung bình chung của 7 biện pháp quản lý GDKNS mà đề tài đề xuất có tính khả thi khá cao được các chuyên gia đánh giá đạt ở mức là 2,65. Được thể hiện qua biểu đồ sau:

X

Formatted: 0B, Indent: Left: -0.1 cm, Right:

-0.1 cm

Formatted: Font: 12 pt

0.510 1.52 2.53

Biện pháp 1 Biện

pháp 2 Biện

pháp 3 Biện

pháp 4 Biện

pháp 5 Biện

pháp 6 Biện

pháp 7 2.82 2.87

2.51 2.75 2.78

2.44 2.35

X

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý GDKNS đã đề xuất

Các biện pháp trên được các chuyên gia đánh giá là có tính khả thi cao nếu được áp dụng tại Trường Đại học Đồng Nai, vì phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay của nhà trường. Tuy nhiên, chúng ta thấy biện pháp 7 (Thực hiện nghiêm túc kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng hoạt động GDKNS cho sinh viên) được đánh giá là có tính khả thi thấp nhất so với các biện pháp khác, vì có thể là do lâu nay công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng hoạt động GDKNS chưa được nhà trường quan tâm đến, hơn nữa theo qui chế 43/2007/QĐ/BGDĐT đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì thời gian SV lên lớp không áp đặt, các em có thể tự học, tự nghiên cứu thêm ở nhà hoặc đăng ký thêm học phần hay học cùng lúc hai chương trình…, do vậy mà các chuyên gia đánh giá biện pháp này tính khả thi không cao.

Còn đối với biện pháp 6 (Đảm bảo các điền kiện về cơ sở vật chất phục vụ GDKNS) được đánh giá thấp hơn. Ở đây, chúng ta có thể hiểu hiện nay toàn ngành giáo dục đang tiếp cận phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, dạy học hướng đến phát huy sự sáng tạo cho người học, có lẽ vậy mà việc ưu tiên cho các môn học chuyên ngành là chủ yếu, còn KNS là năng lực tâm lý xã hội của mỗi cá nhân, có được do trải nghiệm của bản thân nên một số chuyên gia cho rằng có tính khả thi không cao, và GDKNS chỉ dạy qua lồng ghép, tích hợp, chưa chính thức được xem là môn học chính thức, nên chưa cần đầu tư cơ sở vật chất.

3.4.2.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Biện pháp

Tính cần thiết Tính khả thi

D (n1 - n2)

D2 Tổng

số điểm

Điểm TB

Thứ bậc (n1)

Tổng số điểm

Điểm TB

Thứ bậc (n2)

1 102 2.87 1 101 2.82 2 -1 1

2 101 2.82 2 102 2.87 1 1 1

3 100 2.78 3 92 2.51 5 2 4

4 95 2.68 4 99 2.75 4 0 0

5 100 2.78 3 100 2.78 3 0 0

6 91 2.53 6 88 2.44 6 0 0

7 93 2.58 5 84 2.35 7 2 4

Ta tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi bằng công thức Spearman như sau:

   

2 2

6 6(1 1 4 0 0 0 4) 6 10

1 1 1 1 0,18 0,82

7 49 1 7 48

1

D x

R n n x

      

        

 

R= 0,82 >0: Tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận

0,7 ≤ R= 0,82 <1: Tính cần thiết và tính khả thi có tương quan rất chặt chẽ Với kết quả trên, có thể kết luận: giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDKNS cho sinh viên có tương quan thuận và chặt chẽ. Nghĩa là biện pháp quản lý GDKNS có tính cần thiết cao thì cũng có tính khả thi cao, được thể hiện qua biểu đồ:

Formatted Table

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Biện pháp 1

Biện pháp 2

Biện pháp 3

Biện pháp 4

Biện pháp 5

Biện pháp 6

Biện pháp 7

2.87 2.82 2.78 2.68 2.78

2.53 2.58 2.82 2.87

2.51

2.75 2.78

2.44 2.35

TÍNH CẦN THIẾT TÍNH KHẢ THI X

Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất

Kết quả trên, chúng tôi có thể đưa ra nhận định: các biện pháp quản lý GDKNS cho sinh viên Trường Đại học Đồng Nai của chúng tôi đề xuất đã được cán bộ quản lý, chuyên gia được lấy ý kiến đều cho rằng có tính cần thiết và khả thi cao.

Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống hoàn chỉnh. Các biện pháp (1) (2) (5) được đánh giá mức độ cần thiết và hiệu quả khá cao, điều này chứng tỏ yếu tố tri thức, kế hoạch hóa, đổi mới phương pháp là một trong các yếu tố cấp thiết được quan tâm và đưa lên hàng đầu. Rõ ràng, muốn công tác quản lý GDKNS được sự quan tâm của toàn xã hội thì việc đầu tiên là phải nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia giáo dục thấy được sự cần thiết phải GDKNS cho sinh viên, mà muốn thực hiện được biện pháp này thì người quản lý phải vạch ra được các kế hoạch quản lý và tổ chức thực hiện hiệu quả bằng nhiều hình thức, cho nên việc đổi mới phương pháp giảng dạy KNS là vô cùng quan trọng. Do đó, nếu phối kết hợp các biện pháp này một cách đồng bộ, khoa học sẽ tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc quản lý GDKNS cho sinh viên, góp phần đào tạo nguồn lực con người phát triển toàn diện, có đủ phẩm chất đạo đức - tri thức - thẩm mỹ và sức khỏe, đặc biệt là có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế nói chung và góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho sinh viên Trường Đại học Đồng Nai nói riêng.

Tiểu kết chương 3

Trong bối cảnh, điều kiện thực tế xã hội nói chung nhiều biến động và tình hình thực tiễn công tác quản lý GDKNS cho sinh viên Trường Đại học Đồng Nai nói riêng còn nhiều bất cập đã đặt ra cho các nhà quản lý, các lực lượng tham gia giáo dục phải giải quyết một bài toán khó, làm sao để thay đổi được nhận thức, biến nhận thức thành thái độ, hành vi cụ thể? Do đó, đòi hỏi nhà quản lý, trước hết phải tạo được sự đồng thuận trong tập thể, biết năng động, sáng tạo, phát huy được mọi nguồn lực và huy động được mọi lực lượng tham gia GDKNS bằng nhiều biện pháp, phương pháp một cách có chọn lọc nội dung.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng, đồng thời để xây dựng người công dân toàn cầu của thế kỷ XXI, gắn với bốn trụ cột giáo dục của UNESCO, tác giả đã đề xuất được 7 biện pháp quản lý GDKNS. Đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của lực lượng tham gia GDKNS cho sinh viên Trường Đại học Đồng Nai

Biện pháp 2: Kế hoạch hóa chương trình GDKNS cho sinh viên

Biện pháp 3: Xây dựng và nâng cao năng lực của đội ngũ GDKNS, đặc biệt là đội ngũ Cố vấn học tập

Biện pháp 4: Đa dạng hóa hình thức GDKNS cho sinh viên Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp GDKNS cho sinh viên

Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ GDKNS cho sinh viên

Biện pháp 7: Thực hiện nghiêm túc kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng hoạt động GDKNS cho sinh viên

Các biện pháp trên đã được ý kiến đánh giá của các chuyên gia là có tính cần thiết và tính khả thi khá cao, có sự tương quan chặt chẽ với nhau, tạo nên sự thống nhất. Tuy nhiên, mỗi biện pháp đều có ưu thế riêng, do vậy không nên xem nhẹ một biện pháp nào. Vì vậy, nếu có sự kết hợp đồng bộ, khoa học và lựa chọn thời điểm hợp lý các biện pháp này thì nhà trường sẽ đạt được những kết quả giáo dục, như:

- Đối với lực lượng tham gia GDKNS sẽ nhận thức được tầm quan trọng của KNS trong giai đoạn hiện nay, từ đó tạo động lực để họ sáng tạo, đổi mới phương pháp giáo dục và tạo được niềm tin cho sinh viên, đồng thời tạo được sự quan tâm đồng thuận của toàn thể xã hội

- Đối với sinh viên sẽ được tiếp nhận những phương pháp học tích cực, được hoạt động trải nghiệm nhiều hơn, từ đó hình thành cho sinh viên những năng lực thích ứng với xã hội hiện đại và có thể đương đầu với những thách thức của cuộc sống.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường đại học đồng nai (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)