Phân vùng Địa chất thủy văn lãnh thổ Việt Nam

Một phần của tài liệu giáo trình phát triển và quản lý tài nguyên nước ngầm (Trang 187 - 190)

CHƯƠNG 5 QUẢN LÝ NƯỚC NGẦM

1.16 Sơ lược điều kiện địa chất thuỷ văn lãnh thổ Việt Nam

1.16.1 Phân vùng Địa chất thủy văn lãnh thổ Việt Nam

Theo đặc điểm hình thành, tồn tại của nước ngầm trong các cấu trúc địa chất, phần đất liền lãnh thổ Việt Nam được chia thành 6 miền địa chất thuỷ văn (ĐCTV) (theo bản thuyết minh bản đồ ĐCTV Việt Nam tỷ lệ 1:500000) (hình 5.1 và hình 5.2).

Hình 5.1. Phân vùng ĐCTV lãnh thổ Việt Nam

Hình 5.2. Các

tầng chứa nước

theo thành tạo địa

chất

a) Min

ĐCTV Đông

Bc B

Thuộc miền kiến tạo Đông Bắc Việt Nam, có ranh giới với vùng Tây Bắc Bắc Bộ qua đứt gãy sông Chảy. Miền này đặc trưng bởi phức bồn-khối chứa nước khe nứt, khe

nứt karst, khe nứt-lỗ hổng. Miền này chia làm 2 phụ miền ĐCTV và bao gồm 15 đơn vị chứa nước. Nhìn chung các đơn vị chứa nước này đều nghèo cả về số lượng và chất lượng. Chỉ có hai đơn vị có triển vọng là các đơi chứa nước khe nứt cactơ trong các thành tạo Cacbonnat tuổi C-P và D2.

b) Min ĐCTV Tây Bc B

Thuộc miền kiến tạo Tây Bắc Việt Nam, ranh giới với vùng ĐCTV Bắc Trung Bộ là đứt gãy sông Mã. Miền này đặc trưng bởi phức bồn-khối chứa nước khe nứt, khe nứt karst, khe nứt-lỗ hổng, khe nứt mạch. Miền này được chia làm 3 phụ miền, bao gồm 19 đơn vị chứa nước. Phần lớn các phân vị chứa nước là nghèo hoặc chưa được nghiên cứu chi tiết. Chỉ có các đơn vị chứa nước trong các thành tạo cacbonat có tuổi D2, P2, T2-3, T2, T1-2, và tầng chứa nước khá giàu nước. Nhiều suối nước nóng và nước khoáng được phát hiện ở miền này.

c) Min ĐCTV đồng bng Bc B

Miền này được phác hoạ theo ranh giới tiếp xúc giữa các thành tạo Đệ Tứ ở đồng bằng với các đá gốc ở rìa đồng bằng. Miền này đặc trưng bởi phức bồn chứa nước lỗ hổng, khe nứt-lỗ hổng. Miền này chia làm 3 phụ miền ( Vĩnh Yên - Đồ Sơn; Hà Nội - Thái Bình; Sơn Tây - Ninh Bình) bao gồm 9 đơn vị chưa snước. Trong giới hạn bồn có 3 đơn vị chứa nước phong phú là tầng chứa nước lỗ hổng Q2-Q1 và tầng chứa nước khe nứt- lỗ hổng trong các thành tạo Neogen. Hàm lượng TDS của các thành tạo Đệ tứ dao động từ 200 đến 300mg/l, phổ biến là từ 500 đến 1000mg/l. TDS của các thành tạo Neogen biến đổi rất phức tạp.

d) Min ĐCTV Bc Trung B

Thuộc miền kiến tạo sông Cả - Bắc Trường Sơn. Miền này đặc trưng bởi phức khối chứa nước khe nứt, khe nứt karst, khe nứt-lỗ hổng, á bồn chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo bở rời ven biển. Miền ĐCTV này được ngăn cách với miền ĐCTV Nam Trung bộ bằng đứt gãy Bình Sơn - Ngọc Linh. Miền này chia làm 3 phụ miền (Mường Tè, Điện Biên-Hà Tĩnh, Hương Sơn-Bình Sơn) bao gồm 18 đơn vị chứa nước, trong đó triển vọng nhất là tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Q1-2 và phức hệ chứa nước khe nứt- carst trong C-P. TDS dao động từ 100mg/l đến 7000mg/l, thường gặp 500mg/l.

e) Min ĐCTV Nam Trung B

Thuộc miền kiến tạo Nam Trung bộ. Miền này đặc trưng bởi phức bồn-khối chứa nước khe nứt, khe nứt-lỗ hổng. Ranh giới phía nam là đứt gãy Bà Rịa - Lộc Ninh. Miền này chia ra làm 3 phụ miền ĐCTV (Komtum-Tây Sơn; Serepok-Đà Lạt) bao gồm 10 đơn vị chứa nước. Hầu hết các đơn vị nghèo nước. Chỉ có các tầng chứa nước khe nứt-lỗ hổng trong các thành tạo bazan (BQ1-2) và (BN2–Q1) là khá phong phú. TDS thấp. Trong giới hạn miền này phát hiện nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng.

f) Min ĐCTV đồng bng Nam B

Bao trùm toàn bộ đồng bằng Nam Bộ đặc trưng bởi phức bồn chứa nước lỗ hổng.

Miền này chia ra 3 phụ miền ĐCTV (Tây Ninh-Biên Hoà; Mộc Hoá-Trà Vinh; Long

Xuyên-Bạc Liêu) bao gồm 7 đơn vị chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo bở rời Neogen-Đệ Tứ và 3 đơn vị chứa nước khe nứt-lỗ hổng trong các thành tạo lục nguyên.

TDS thay đổi phức tạp theo diện phân bố và theo độ sâu, từ nhỏ hơn 100mg/l đến 6000mg/l, đôi khi lớn hơn.

Một phần của tài liệu giáo trình phát triển và quản lý tài nguyên nước ngầm (Trang 187 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(255 trang)