Địa chất khu vực

Một phần của tài liệu hiện tượng nước trồi trong vùng biển việt nam (Trang 60 - 65)

CÁC ĐẶC TRƯNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

IV. CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO ĐỊA CHẤT

1. Địa chất khu vực

1.1. Cu trúc địa cht đường b bin

Vùng bờ biển Nam Trung Bộ phát triển trên đới cấu trúc uốn nếp Mezozoi Đà Lạt. Sự phát triển của chúng bị khống chế bởi một loạt các hệ đứt gãy theo

thống đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam bao gồm đứt gãy có độ sâu và độ dài lớn như đứt gãy Tuy Hòa - Tây Ninh (một số nhà địa vật lý cho rằng nó còn kéo dài xuống đến Rạch Giá); các đứt gãy đường 23, Đèo Cả - Biên Hòa, Phan Rang - Cà Mau cũng có vai trò đáng kể trong việc tạo nên hình thái đường bờ vùng này.

Đứt gãy hệ trực giao, tiêu biểu là đứt gãy kinh tuyến 109o là đứt gãy sâu, cấu trúc phức tạp, đóng vai trò kiểm soát toàn bộ vùng Trung Bộ, đặc biệt khu vực trung tâm là gờ nâng Quy Nhơn. Các đứt gãy này lôi cuốn các thể địa chất tham gia vào các hoạt động của nó. Do vậy mà đường bờ ở vùng Nam Trung Bộ nói chung khá phức tạp, tạo nên nhiều kiểu đường bờ. Các cấu trúc địa chất với những hệ thống đứt gãy có lịch sử phát triển lâu dài với những chế độ kiến tạo khác nhau.

Đặc biệt vào giai đoạn tân kiến tạo, các chuyển động kiến tạo làm đường bờ nơi nâng lên, nơi hạ xuống, nơi bị xói lở, nơi được bồi tụ làm đa dạng hóa địa hình đường bờ.

Dựa vào các đặc điểm nêu trên, trong phạm vi đường bờ từ Tuy Hòa đến Vũng Tàu, có thể phân biệt các đoạn bờ sau:

- Đoạn bờ Tuy Hòa (Phú Yên) đến cửa Đông Hải (Phan Rang): là đoạn bờ có nền cấu trúc uốn nếp Mezozoit được nâng lên ở núi Chúa, Đèo Cả và bị hạ xuống ở Nha Trang. Sự nâng, hạ cục bộ đó đã tạo nên các khối dịch chuyển trượt dần về phía đông và đông nam.

- Đoạn bờ từ cửa Đông Hải đến cửa Phan Rí: Là đoạn bờ có nền cấu trúc uốn nếp Mezozoit được nâng lên nhẹ ở phía Đông, tạo nên đứt gãy dọc theo kinh tuyến ở Cà Ná và kéo theo phun trào bazan ở núi Một (Phan Rang).

- Đoạn bờ từ cửa Phan Rí xuống tới Vũng Tàu: là đoạn bờ có nền cấu trúc uốn nếp Mezozoit bị hạ thấp, bị các trầm tích bở rời và đá phun trào bazan Đệ Tứ phủ chồng lên và chen vào, như ở mũi Chùm Găng, đảo Phú Quý,...

1.2. Địa tng

Vùng ven bờ và đáy biển khu vực Nam Trung Bộ phát triển các thành tạo trầm tích biến chất Paleozoi, Mezozoi, các đá xâm nhập và phun trào trung tính axit

Mezozoi muộn thuộc dải xâm nhập núi lửa rìa lục địa Đà Lạt. Ở dưới đáy biển ven bờ chúng thường bị các trầm tích bở rời tuổi Holocen phủ trực tiếp lên trên.

Giới Paleozoi

Hệ tầng Dak-lin (C3 – P1 dl)

Trầm tích phun trào thuộc hệ tầng này phân bố hạn chế ở sát mép nước hoặc dưới đáy biển khu vực đảo Hòn Gốm. Thành phần chủ yếu là đá phiến sét, cát bột kết, phiến sét silic, phiến sét vôi và đá vôi xen với andezit, audezit porphyrit, bazan andezit porphyrit và tuff của chúng. Tuổi của hệ tầng theo tài liệu của Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1980.

Giới Mezozoi

Hệ tầng Bản Đôn (J1-2 ).

Trầm tích lục nguyên biến chất thuộc hệ tầng Bản Đôn phân bố rộng rãi ở đới Đà Lạt (nam địa khối Kon Tum), phần dưới đáy biển chúng thường bị các trầm tích bở rời phủ trực tiếp bên trên. Thành phần bắt đầu bằng tầng cuội kết cơ sở chuyển lên cát kết, bột kết, đá phiến sét, sét vôi, vôi sét. Quan hệ không chỉnh hợp lên hệ tầng Măng Giang và các thành tạo cổ hơn. Chiều dày hệ tầng khoảng 1.500m.

Hệ tầng Đơn Dương (K đd).

Các đá của hệ tầng Đơn Dương phân bố rộng rãi ở dải ven biển từ Nha Trang đến Vũng Tàu. Thành phần chủ yếu là cuội kết, sạn kết, cát kết tuffogen và bột kết màu đỏ ở phía dưới. Phần trên là trầm tích phun trào dacit ryolit, ryodacit, felsit và tuf của chúng. Chiều dày hệ tầng khoảng 500m.

Giới Kainozoi Hệ Neogen

Ở vùng ven bờ Bình Nhơn là các lớp cuội bị kaolinit hóa nằm trên phun trào Đơn Dương. Ở dưới đáy biển là các đá trầm tích cát kết chắc, phân bố khá phổ biến từ Khánh Hòa (bãi cạn Thủy Triều) đến Bình Thuận (bãi cạn Breda, vịnh Cà Ná, bãi cạn Hàm Tân). Nhìn chung trầm tích Neogen ở đây chưa được nghiên cứu kỹ và đa phần diện tích của chúng bị phủ bởi trầm tích bở rời Đệ Tứ.

- Phụ thống Pleistocen dưới

Trầm tích sông, sông biển (a, am Q1). Trong phạm vi vùng biển Nam Trung Bộ (từ Đại Lãnh đến Vũng Tàu), trầm tích Pleisticen dưới lộ ra ở sát mép nước với diện lộ hẹp (200 - 300m2), như ở Tuy Phong, Vĩnh Hảo, Mũi Né, Hòn Gốm. Thành phần trầm tích gồm cuội sạn hỗn hợp chứa cát màu xám vàng, xám nâu. Cuội sạn có kích thước rất khác nhau từ 2 - 3cm đến 10 -15cm, mài tròn trung bình đến rất tốt, thành phần đa khoáng, gắn kết trung bình đến chắc. Chiều dày quan sát được ở vùng ven bờ từ 0.5-2m.

- Phụ thống Pleistocen giữa

Trầm tích biển (m Q2). Bao gồm các thành tạo cát đỏ lộ ra ở ven bờ sát mép nước tại các vùng Phan Thiết, Tuy Phong, Vĩnh Hảo. Diện lộ từ vài trăm đến hàng nghìn mét vuông. Tại một số vùng (Tuy Phong, Vĩnh Hảo) quan sát thấy các thành tạo cát đỏ nằm phủ trực tiếp lên tầng cuội hỗn tạp Q1. Ranh giới rõ ràng. Các trầm tích cát đỏ ven bờ phân bố chủ yếu ở độ cao 4 - 5m đến 35 - 40m, có nơi 80 - 100m - 150m. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát trung nhỏ, mài tròn, chọn lọc tốt, ở một số nơi (Phan Rang - Phan Rí) trong phần đáy của tập trầm tích cát đỏ có chứa tectit nguyên dạng, đây chính là cơ sở định tuổi của tầng Pleistocen giữa (Lê Đức An, Phạm Hùng, 1979).

- Phụ thống Pleistocen trên

Các phụ thống Pleistocen trên gồm 2 kiểu nguồn gốc: sông biển và biển (am,m).

Các trầm tích sông biển Pleistocen trên phần dưới (amQ31). Phân vị được xác lập chủ yếu dựa vào tài liệu địa vật lý địa chấn nông (Nguyễn Biểu và cs, 1995). Bao gồm các kiểu trầm tích cuội, sạn, cát lấp đầy các hố đào trên bề mặt bóc mòn của trầm tích Pleistocen giữa, chúng được hình thành trong giai đoạn đầu của biển tiến Pleistocen muộn. Chiều dày của tập khoảng 5 - 10m. Phía trên chúng bị phủ bởi trầm tích biển Pleistocen muộn.

Trầm tích biển Pleistocen trên phần trên (mQ32). Bao gồm các kiểu trầm tích cát trung nhỏ lẫn cát hạt thô và sạn, màu xám vàng, mài tròn và chọn lọc trung bình, thành phần đa khoáng với ưu thế là thạch anh (65 - 85%), ít hạt

laterit, mảnh đá và các khoáng vật nặng (chủ yếu là inmenit, zircon, rutil, casiterit, vàng). Các trầm tích biển Pleistocen trên phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích Q2 hoặc trên trầm tích amQ31-1, phía trên bị các thành tạo Holocen phủ không chỉnh hợp.

Thống Holocen

Trầm tích Holocene (Q4) với nhiều nguồn gốc khác nhau: biển, sông biển, vũng vịnh, bao gồm: cát, cát bùn, bùn sét, đôi nơi có lẫn cuội, sỏi. Diện phân bố chiếm phần lớn diện tích vùng ven biển, cửa sông, đầm vũng vịnh… nối với trầm tích bãi. Về thành phần, có sự phân dị theo không gian: ở vùng cửa sông, đầm vũng vịnh bùn sét và bùn sét chiếm ưu thế, còn ở bãi và khu vực biển nông, cát chiếm ưu thế.

1.3. Magma xâm nhp Mezozoi mun - Kainozoi 1 - Phức hệ Định Quán – Arkoet (γ51 J2 – K1 da)

Đá granitoit của phức hệ lộ thành khối không liên tục từ Phú Yên vào tới Vũng Tàu, tạo thành những mũi nhô ra sát biển hay những gờ nâng dưới đáy biển và bị các trầm tích bở rời tuổi Holocen phủ trực tiếp lên trên.

Thành phần thạch học bao gồm: granodiorit, granit, granit biotit hạt lớn dạng porphyr (kiểu Định Quán), granit sáng màu hạt nhỏ (kiểu Arkroet).

Thành phần khoáng vật là plagioclas, fenspat kali (ortoclas, microclin) hocblen, thạch anh, biotit, muscovit pyrocen. Các khoáng vật phụ phổ biến là manhetit, zircon, apatit, sphen (kiểu Định Quán). Trong các đá biến đổi kiểu này còn có uraninit và thori. Trong đá granitoit kiểu Arkroet gặp inmenit, zircon, orlit, fluorit, topaz và apatit.

2 - Phức hệ Đèo Cả (γ - γξ - γξδ K đc)

Xâm nhập phức hệ Đèo Cả có diện phân bố rộng, có mặt chủ yếu ở khu vực phía Bắc vùng nghiên cứu (từ Phú Yên đến Phan Rang). Các khối đá lộ có quy mô rất khác nhau, có thể từ một vài đến 400 - 500 km2. Các khối xâm nhập chủ yếu bám theo các đứt gãy. Phức hệ gồm 3 pha xâm nhập:

+ Pha 2 (γξ K đc2) gồm granosyenit, granit biotit horblend (chủ yếu là granosyenit)

+ Pha 3 (γ K đc3) gồm granit biotit, granosyenit biotit horblend, thường tạo thành các khối nhỏ xuyên qua các đá của pha 1 hoặc 2.

Hầu hết các đá của phức hệ đều bị albit hóa; khoáng vật màu bị clorit hóa.

3 - Phức hệ Cà Ná (G/K2 cn)

Gồm 2 pha xâm nhập và pha đá mạch, diện tích phân bố rộng từ núi Chúa đến Tuy Phong, trong đấy diện tích lớn nhất là khu vực núi Cà Ná.

- Pha 1: (G/K2 cn1) là thành phần chính của phức hệ, thành phần gồm các đá granit biotit có muscovit, granit 2 mica hạt trung màu xám trắng, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình. Thành phần khoáng vật: Fespat kiềm: 35 – 45%; Thạch anh: 30 – 40%; Plagioclas: 10 – 20%, muscovit: <3%, Biotit: 2-3%, zircon, apatit, sphen,...

- Pha 2: (G/K2 cn2) có ít hơn. Thành phần gồm đá granit 2 mica, granit alaskit, granit granophyr hạt nhỏ màu xám trắng, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình. Thành phần khoáng vật: plagioclas 17 – 24%, fenspat kali 41 – 52%, thạch anh: 36 – 40%, biotit 2 – 3%, muscovit 1 – 5%.

- Pha đá mạch gồm: granit aplit, granit porphyr, pecmatit.

Có lẽ sa khoáng vàng, thiếc, inmenit, zircon tìm được trong phạm vi vùng bờ và đáy biển ven bờ Ninh Thuận – Bình Thuận chủ yếu liên quan tới các thành tạo của các phức hệ Định Quán – Arkoet và Phức hệ Cà Ná.

Một phần của tài liệu hiện tượng nước trồi trong vùng biển việt nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)