III. SỰ PHÂN BỐ HÀM LƯỢNG CHLOROPHYLL-A VÀ TẢO
4. Hàm lượng chlorophyll-a và khả năng xuất hiện các vùng tảo nở hoa
Từ nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao (Landsat ETM+ (30m) và AVNIR2 (10m)) và kết hợp với số liệu khảo sát chlorophyll-a trong hai năm 2007 - 2008. Các thuật toán được áp dụng để giải đoán cho cả hai loại ảnh nhằm xác định đặc điểm phân bố và biến động hàm lượng chlorophyll-a cũng như khả năng xuất hiện các khu vực tảo nở hoa trong vùng nghiên cứu.
4.1. Khu vực ven bờ Ninh Thuận
Vào tháng 4 năm 2007, hàm lượng chlorophyll-a tương đối thấp trên toàn dải ven bờ Ninh Thuận, với giá trị trung bình giao động trong khoảng 0.2 - 0.4mg m-3. Tồn tại vùng hàm lượng cao cục bộ ở ngoài khơi vịnh Phan Rí với giá trị cực đại là 1.15mg m-3.
Vào tháng 6 năm 2007, hàm lượng chlorophyll-a tăng cao hơn, với giá trị trung bình đạt 0.8 - 1.2mg m-3. Vùng hàm lượng cao cục bộ tiếp tục mở rộng với giá trị cực đại lên đến 2.5mg m-3.
Tháng 2 năm 2008, hàm lượng chlorophyll-a tương đối cao hơn so với năm 2007 giá trị trung bình ở khu vực ngoài khơi là 1.5 - 1.6mg m-3. Vùng hàm lượng cao cục bộ ở phía Nam Mũi Dinh đạt giá trị cực đại khoảng 2.6mg m-3. Tồn tại dải hàm lượng cao chlorophyll-a (giá trị cực đại đạt 3.2mg m-3) dọc dải ven bờ, dưới tác động của gió đưa chlorophyll-a phân bố tập trung ven bờ. Ở khu vực ven bờ Mũi Né cũng tồn tại một mảng hàm lượng cao của chlorophyll-a với giá trị cực đại đạt 3.5mg m-3.
Tháng 3 năm 2008, tác động của gió mùa NE hoàn toàn bị triệt tiêu, lúc này hàm lượng của chlorophyll-a trên toàn vùng đạt giá trị cực thấp (khoảng 0.1 - 0.2mg m-3). Vùng có hàm lượng chlorophyll-a cao nhất đạt giá trị khoảng 0.3mg m-3.
Tháng 5 năm 2008, hàm lượng chlorophyll-a tiếp tục tăng cao, với xu thế hoàn toàn giống tháng 6 năm 2007. Vùng hàm lượng cao cục bộ mở rộng với giá trị cực đại 2.5mg m-3.
Các kết quả nêu trên cho thấy: Hàm lượng chlorophyll-a ở khu vực Ninh Thuận thấp nhất vào các tháng đầu mùa xuân (tháng 3) và tiếp tục gia tăng ở các tháng tiếp theo của mùa gió SW, với giá trị cao nhất vào tháng 7 - 8 hàng năm.
Vào đầu mùa gió NE, hàm lượng chlorophyll-a thường thấp và chỉ tăng cao ở vùng ven bờ (dưới tác động của trường gió NE đẩy vật liệu vào bờ) vào các tháng cuối mùa (tháng 1 - 2 hàng năm). Vùng phía Nam Mũi Dinh vào các tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm) chlorophyll-a có hàm lượng cao và liên hệ đến sự phân bố của các mảng dày của tảo nở hoa. Đây cũng chính là vị trí của
được thể hiện ở tư liệu ảnh Landsat vào các năm 1990, 1998 và 2002.
4.2. Khu vực ven bờ Bình Thuận
Các tháng 6 - 7 năm 2007, hàm lượng chlorophyll-a có giá trị trung bình 0.6 - 0.7mg m-3 với các tâm đột biến cao thường phân bố ở phía Nam các mũi đất.
Vùng Mũi Né kéo dài đến Núi Ông Đồn có hàm lượng phân bố cao đạt giá trị khoảng 1.5mg m-3. Khu vực có hàm lượng cao thứ hai nằm ở Mũi Kê Gà, dải này tuy hẹp và ngắn nhưng có giá trị cực đại (~ 10mg m-3).
Dải hàm lượng chlorophyll-a tương đối cao ở ven bờ kéo dài từ Phan Rí đến Mũi Né với độ rộng khoảng 1km xuất hiện vào cuối mùa Đông (tháng 2 năm 2008) nằm gần bờ liên quan với tác động của dòng gió NE. Đây có thể là một vùng tảo nở hoa ven bờ (dạng dải) vào cuối mùa gió NE.
Vùng tảo nở hoa thứ ba (dạng đám dày) phát hiện vào mùa đông ở ven bờ Mũi Né vào tháng 2 năm 2008, với hàm lượng chlorophyll-a đạt cực đại khoảng 3 - 4mg m-3. Vùng hàm lượng cao này được bắt gặp thường xuyên trong mùa đông (tháng 12 năm 2005 từ ảnh Quickbird, tháng 1 năm 2002 từ ảnh Landsat ETM+ và cả vào tháng 10 năm 2008). Đây chính là một vùng tảo nở hoa chủ yếu của khu vực, gây bất lợi đến hoạt động du lịch cũng như đời sống của cư dân quanh vùng ven bờ (Mũi Né).
Cuối mùa gió SW (tháng 9 - 10 hàng năm) thường bắt gặp vùng hàm lượng cao của chlorophyll-a ở sát Mũi Kê Gà với hàm lượng trung bình của dải khoảng 2 - 3mg m-3. Vùng cực đại có giá trị lên đến 9 - 10mg m-3. Đặc biệt, vào ngày 04 tháng 10 năm 2008, xuất hiện một dải chlorophyll-a với độ rộng chỉ khoảng 150 - 200m, có hàm lượng cao, kéo dài. Đây có thể là một vùng tảo nở hoa thường xảy ra vào mùa đông. Ngoài ra, điểm đặc biệt mặc dù các kết quả phân tích ở phần trước cho thấy, vào mùa đông ngoài khơi Phan Thiết thường xuyên tồn tại một xoáy thuận ven bờ tạo nước trồi với cường độ mạnh. Song với nguồn dinh dưỡng mang từ tầng đáy lên là không lớn nhưng lại xuất hiện một vùng đột biến của chlorophyll-a với hàm lượng cao (~10mg m-3), rộng (~ 100 x 300km) và tách biệt với bờ, điều này cho thấy cần có những nghiên cứu chi tiết hơn về hiện tượng này.
Ngoài ra, từ kết quả xử lý ảnh MODIS cũng như từ các loại ảnh độ phân giải cao; một khu vực đặc biệt thường xuyên có hàm lượng chlorophyll-a cao đột biến cũng được phát hiện ở ngoài khơi Phan Thiết - Phú Quý. Trên ảnh AVNIR2, chụp ngày 21 tháng 12 năm 2008 đã cho thấy rõ bức tranh của tảo nở hoa ở khu
vực này với các đám tảo có hình thái hoàn toàn khác nhau như dạng mảng, dạng vành khuyên, dạng dải (hình 3.21). Hiện tượng này cũng được ghi nhận vào các tháng mùa hè, xem xét ảnh Landsat TM, chụp ngày 18 tháng 6 năm 1988, cũng cho thấy hiện tượng này. Các kết quả phân tích trên bước đầu cho thấy, khu vực tảo nở hoa xuất hiện phân bố trên một bãi cạn rộng lớn có độ sâu khoảng 8 - 10 m so với vùng nước sâu xung quanh (40 - 50m sâu). Đây cũng là một trong những ngư trường đánh bắt chính ở miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu chi tiết hơn về hiện tượng này trong mối liên quan với các quá trình vật lý hải dương xảy ra trong khu vực.
Hình 3.19. Phân bố Chlorophyll- a ở Ninh Thuận
trong thời gian 2007 - 2008
Hình 3.20. Phân bố Chlorophyll-
a ở Phan Thiết và các vùng lân
cận
Hình 3.21. Hiện tượng tảo nở hoa ở ngoài khơi Phan Thiết - Phú Quý vào ngày 21 tháng 12 năm 2008 với các đám tảo nở hoa có hình thái khác nhau