Địa hình – địa mạo bờ biển

Một phần của tài liệu hiện tượng nước trồi trong vùng biển việt nam (Trang 65 - 78)

CÁC ĐẶC TRƯNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

IV. CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO ĐỊA CHẤT

2. Địa hình – địa mạo bờ biển

Bờ biển Phú Yên – Vũng Tàu, có chiều dài khoảng 530km, chạy theo các hướng chính là á kinh tuyến (đoạn Phú Yên – Ninh Thuận) và Đông Bắc – Tây Nam (đoạn Bình Thuận – Vũng Tàu), là phần phía đông của cấu trúc uốn nếp

Mezozoi Đà Lạt, tiếp giáp với thềm lục địa phía nam Việt Nam. Dựa vào đặc điểm hình thái có thể phân biệt các đoạn bờ sau:

- Đoạn bờ Phú Yên (từ Hòn Chùa đến mũi Đại Lãnh). Bờ biển đặc trưng bởi các tích tụ cửa sông (sông Đà Rằng và sông Đà Nông), tạo thành các bãi cát tích tụ biển kéo dài, tương đối thẳng, độ dốc lớn. Phía sau các bãi này là các thành tạo tích tụ biển kiểu val bờ và đụn cát cao, kéo dài dọc theo đường bờ và các bãi cát hiện đại. Các cửa sông chính gồm: cửa sông Đà Rằng và cửa sông Đà Nông (s. Bàn Thạch). Phần lớn chiều dài bờ biển là các bãi cát (bãi Tuy Hoà, Tuy Hoà - Phú Lâm), bãi có chiều dài lớn nhất là 15-20km (bãi Tuy Hoà – Phú Lâm), trung bình 5 - 8km; độ dốc bãi tương đối lớn; thành phần chủ yếu là cát, từ cát thô đến cát nhỏ. Một trong những đặc điểm đặc trưng của đoạn bờ này là sự bồi lấp và dịch chuyển cửa sông, cửa đầm. Các cửa sông Đà Rằng, Đà Nông thường xuyên bị bồi lấp và với cường độ lớn xảy vào thời kỳ gió mùa Tây Nam. Riêng cửa sông Đà Nông, có nhiều thời điểm trong năm bị lấp hoàn toàn, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương. Quá trình dịch chuyển cửa sông, cửa đầm (đầm Ô Loan, cửa sông Đà Nông, cửa sông Đà Rằng, cửa sông Cái, Nha Trang, cửa đầm Nại) luôn có xu hướng dịch chuyển lên phía Bắc về vùng hạ lún Tuy An.

- Đoạn bờ mũi Đại Lãnh đến Cà Ná. Đây là một trong những đoạn bờ phức tạp nhất của bờ biển Việt Nam. Bờ biển khúc khuỷu xen kẽ các mũi nhô cấu tạo bằng đá macma và biến chất (granit, riolit, daxit, microgranit, andezit,…) với hàng trăm đảo lớn nhỏ ven bờ đã tạo cho vùng các đầm, vũng vịnh kín, nửa kín và hở dọc theo bờ biển, như vũng Rô, vịnh Vân Phong – Bến Gỏi, vịnh Bình Cang – Nha Trang, đầm Nha Phu, vịnh Cam Ranh, vịnh Vĩnh Hy, vịnh Phan Rang, đầm Nại, đầm Lạc Nghiệp. Trong đấy, các vịnh Vân Phong – Bến Gỏi, Nha Trang và vịnh Cam Ranh là 3 vịnh lớn nhất trong dải ven bờ biển Việt Nam.

Các cửa sông chính gồm: cửa Sông Dinh, cửa Sông Cái Nha Trang (Khánh Hòa), cửa Đông Hải (Phan Rang). Dọc theo chiều dài bờ biển có nhiều bãi cát biển: bãi Đại Lãnh, Hòn Gốm, Đông Hòn Khói, Nha Trang, Thủy Triều,... (Khánh Hòa);

bãi biển Cà Tiên, Ninh Chữ - Phước Sơn, Phước Dinh,... (Ninh Thuận), trong đó nhiều bãi có chiều dài trên 15km, trung bình 5 – 8km, thành phần vật liệu bãi là trầm tích cát trung, cát nhỏ, sạch hình thành các bãi tắm biển nổi tiếng không chỉ trong nước mà mang tầm khu vực và thế giới.

Nhìn chung đây là đoạn bờ ổn định, có các điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ và khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

- Đoạn bờ từ mũi Cà Ná đến Vũng Tàu. Bờ biển chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, hình thái địa hình đơn giản và có cấu tạo tương đối đồng nhất.

Rí, Thiện Ái – Hòn Rơm, Hàm Tiến,... (Bình Thuận); bãi Long Hải, Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Đặc điểm chung cho vùng bờ này là phần lớn bờ biển thuộc loại bờ tương đối ổn định, quá trình bồi tụ – xói lở thường chỉ diễn ra ở các cửa sông, khu vực lân cận các cửa sông và các đoạn bờ chịu tác động trực giao của sóng. Một số nơi đã và đang diễn ra xói lở mạnh theo mùa và đặc biệt trong những lúc thời tiết bất thường như lũ lụt, nước dâng trong bão. Điển hình cho dạng xói lở này là bờ biển Vĩnh Hảo, Phước Thể, huyện Tuy Phong; Hàm Tiến, Đức Long, thành phố Phan Thiết; khu vực cửa La Gi, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận và bờ biển Long Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Một trong những nét đặc trưng của vùng bờ Phú Yên - Vũng Tàu, đó là sự hiện diện của các đê cát ven biển thuộc các nhóm tướng trầm tích khác nhau, trong đó điển hình là nhóm cát đỏ của tướng đê cát, bãi triều dính kết yếu được thành tạo trong pha biển tiến cuối Pleistocen sớm phân bố rất rộng dọc ven bờ biển. Các đê cát này phân bố ở các độ cao từ 80 - 100m, có nơi trên 150m, dọc suốt vùng ven bờ từ Khánh Hòa xuống tới Vũng Tàu. Trong thành phần cát đỏ có chứa hàm lượng các khoáng vật nặng (chủ yếu là inmenit, zircon, casiterit) khá cao, là tiền đề cho việc thăm dò khai thác nguồn lợi khoáng sản này. Vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây Đề án "Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan - zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu” giai đoạn 2008 - 2010.

- Các thềm biển

Từ những tài liệu hiện có [Fontain H.,1964 và 1972; E. Saurin, 1957 và 1965; Bùi Minh Đức, 1965; Nguyễn Thế Thôn, Nguyễn Thế Tiệp, 1987; Korotky A.M., et al,1995; Trịnh Thế Hiếu et al, 2004,...] cho thấy, dọc bờ biển Phú Yên - Vũng Tàu, gặp nhiều thềm biển phân bố ở các độ cao khác nhau tại các khu vực khác nhau, là những dấu tích của các mực biển cổ.

H. Fontain (1964 và 1972) đã mô tả dấu vết của mực biển cổ ở vùng phía Tây vịnh Vân Phong - Bến Gỏi, mô tả các thành tạo Đệ Tứ phân bố ven biển từ Nha Trang đến Phan Thiết.

E. Saurin (1957 và 1965) đã phát hiện và nghiên cứu các thềm biển dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, như ở Tu Bông, Nha Trang (Hòn Tầm, Hòn Tre, Khánh Hòa), Cà Ná, Hòn Cau, Long Phước, sông Lòng Sông (Phước Thể, Bình Thuận), Long Tĩnh, mũi Kì Vân (Bà Rịa - Vũng Tàu), Sơn Hải (Ninh Thuận), trong đó thềm ở Sơn Hải bao gồm cả thềm Mavieck là thềm cổ nhất ở ven bờ biển Việt Nam.

Phạm Minh Đức (1965) mô tả khá chi tiết các thềm đá cuội ở Hòn Tầm, Nha Trang, Khánh Hòa.

Nguyễn Thế Thôn, Nguyễn Thế Tiệp (1987) mô tả một cách tổng quát các thềm biển ở Đông Dương.

Trịnh Thế Hiếu et al (2004) lần đầu tiên phát hiện thềm Bình Lập, Cam Ranh, Khánh Hòa, đã mô tả khá chi tiết hình thái, cấu tạo và định tuổi của thềm này là 7050 năm.

Ngoài những thềm đã được ghi nhận và mô tả, chúng tôi cũng đã ghi nhận những thềm mới hoàn toàn chưa được mô tả trong bất kỳ công trình nào đã công bố, đó là:

- Thềm biển 4 - 6m. Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2008 (Trịnh Thế Hiếu và nnk, 2008). Thềm lộ ra tại tọa độ địa lý: 11o20’ 036 và 108o51’ 935, ở khoảng giữa quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam trên địa phận xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong. Thềm được cấu tạo bởi cát sạn sinh vật với mức độ gắn kết trung bình (ảnh 2.1). Thành phần sỏi sạn chủ yếu là những mảnh gãy của các loài san hô cành, mảnh vỏ sò ốc vỡ nát và nguyên vẹn, thỉnh thoảng có lẫn các viên cuội sỏi là các đá granit, aplit, thạch anh.

Tại vùng bờ thôn Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong cũng quan sát thấy một thềm biển 15m phân bố dọc theo bờ biển, với chiều dài khoảng trên 1km (ảnh 2.2). Đây là thềm lần đầu tiên được chúng tôi ghi nhận trong chuyến khảo sát tháng 6 năm 2009, trong khuôn khổ đề tài 09.24/06-10. Cấu tạo của thềm này chủ yếu là trầm tích cát kết vôi lẫn cuội, có sự phân lớp khá rõ ràng, thể hiện các chu kỳ trầm tích khác nhau. Theo lát cắt lộ ra tự nhiên, có thể phân biệt khá rõ 2 chu kỳ trầm tích chính, với bề dày mỗi chu kỳ khoảng 1,5 - 1,7m. Trong mỗi chu kỳ lại có những nhịp khác nhau. Đầu mỗi chu kỳ là lớp cuội kết đa khoáng (dày 15 - 25cm) tiếp theo là lớp cát kết hạt thô (20 - 30cm), cát kết hạt trung 1 - 1,2m, tại một vài nơi phủ lên trên là cát đụn màu trắng.

Ảnh 2.1: Thềm 4 – 6m (Ảnh Trịnh Thế Hiếu, 2008)

Ảnh 2.2: Thềm 15m Vĩnh Tân (Ảnh Trịnh Thế Hiếu, 2009)

A B

Ảnh 2.3: Thềm 15m khu vực cửa Lấp: Phần dưới A và phần trên B (Ảnh Trịnh Thế Hiếu, 2009)

Tại khu vực cửa Lấp (hay còn gọi là cửa Sứt) thuộc địa phận Thôn 1, xã Phước Thể, Tuy Phong quan sát được thềm biển 15m, có cấu tạo phân lớp khá rõ ràng: Lớp đáy là cuội kết đa khoáng (bề dày chưa xác định, chỉ lộ ra khoảng 20 - 30cm trên bề mặt bãi hiện đại), kế tiếp là lớp trầm tích cát kết sinh vật (10 - 15 cm), lớp trầm tích cát kết vôi (6 - 10m). Phủ lên trên bề mặt thềm này là cát đụn màu vàng nhạt (ảnh 2.3).

Ngoài ra, còn bắt gặp dấu tích của bậc thềm 4 - 6m, lộ ra dọc đường phân thủy giữa đụn cát đỏ bên trong và đụn cát trắng bên ngoài ở khu vực bờ biển xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình (khu vực giữa bãi từ Long Sơn đến Thiện Ái).

Thềm được cấu tạo bởi cát kết hạt trung lẫn nhiều vụn vỏ xác sinh vật.

Dấu tích của thềm 10 -15m gặp ở đoạn bờ thuộc thôn Hồng Thắng, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Cấu tạo của bậc thềm này là cát kết vôi, tương tự như thềm ở khu vực cửa Lấp, huyện Tuy Phong. Điểm khác biệt là, ở đây phần trên của thềm (tầng cát kết) bị phá hủy nhiều chỉ còn bề dày khoảng trên 1m và bị trầm tích cát đỏ phủ trực tiếp bên trên.

2.2. Địa mo b bin

Bờ biển từ Phú Yên đến Vũng Tàu thuộc nhóm bờ biển thành tạo chủ yếu do quá trình sóng, với 2 kiểu chính đó là: bờ biển vũng vịnh mài mòn đang bị san bằng và bờ biển vũng vịnh tích tụ - mài mòn đang bị san bằng (Nguyễn Thanh Sơn, Trịnh Phùng, 1979).

- B bin vũng vnh mài mòn đang b san bng. Kiểu bờ này bắt đầu từ mũi Đại Lãnh và kết thúc ở mũi Cà Ná. Đặc điểm cấu trúc địa chất của kiểu địa hình bờ biển này là có nền cấu trúc uốn nếp Mezozoit thuộc rìa Đông của địa khối Đà Lạt. Đây là nơi có nền cấu trúc uốn nếp Mezozoit được nâng cao đối ngược với sự hạ lún của cấu trúc bồn trũng Biển Đông qua hệ thống đứt gãy ”Tây Biển Đông”. Trong đó các khu vực được nâng cao là đèo Cả, núi Chúa và bị hạ xuống ở Nha Trang. Sự nâng, hạ cục bộ đó đã tạo nên các khối dịch chuyển trượt dần về phía đông và đông nam.

Đây là đoạn bờ tiếp cận với vùng biển hở sóng mạnh, nhưng do cấu tạo bằng đá cứng nên quá trình phá hủy bờ biển xảy ra không mạnh. Phần lớn vật liệu giải phóng ra do mài mòn bị rơi xuống đới nước sâu, chỉ một phần nhỏ tham gia vào quá trình di chuyển dọc bờ thành tạo một dạng tích tụ liền kề, tự do và đóng kín ở đỉnh, sườn, cửa vịnh. Dưới đáy các vịnh di tích các thung lũng sông cổ còn được bảo tồn khá tốt. Một trong những nét đặc trưng của đoạn bờ này, đó là sự

đầm kín, kiểu lagoon hiện đại, như vụng Bến Gỏi, đầm Thủy Triều, đầm Nại.

- B bin vũng vnh tích t - mài mòn đang b san bng. Thuộc kiểu địa hình này có bờ biển bắc mũi Đại Lãnh (trong đoạn bờ Phú Yên - Bình Định) và từ Cà Ná đến Vũng Tàu. Đặc điểm cấu trúc địa chất của kiểu địa hình bờ biển ở đây là có nền cấu trúc uốn nếp Mezozoit thuộc phần Đông Bắc và Đông Nam của địa khối Đà Lạt. Nền cấu trúc uốn nếp Mezozoit bị hoạt động phá hủy đứt gãy kèm theo phun trào bazan Kainozoi phá vỡ.

Đoạn bờ Bắc mũi Đại Lãnh có nền cấu trúc uốn nếp Mezozoit bị các thành tạo phun trào bazan Kainozoi chui vào và địa hào sông Ba cắt qua làm cho bờ biển bị hạ thấp xuống, hình thành lớp phủ trầm tích với bề dày hàng trăm mét.

Dọc vùng bờ này nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, còn giữ được vẻ hoang sơ, kỳ vỹ (ảnh 2.4) đang trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với dải đất miền Trung đầy nắng và gió, trong đó nổi lên có:

- Danh thắng quốc gia Gành Đá Đĩa, Tuy An – một kỳ quan địa chất chỉ có một ở Việt Nam.

- Vũng Rô – một trong những khu di tích lịch sử của đoàn tàu Không số hoạt động trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển.

- Bãi biển Đại Lãnh được vua Minh Mạng chọn làm biểu tượng khắc vào 1 trong 9 đỉnh đồng đặt trước Thế Miếu (năm 1836). Phía Nam Đại Lãnh có một vùng non nước kỳ thú, được Hiệp hội du lịch thế giới (WTO) và chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đánh giá là khu du lịch nhiệt đới phức hợp với bãi tắm đẹp nhất, một trong những thắng cảnh quyến rũ nhất trong khu vực Châu Á và Viễn Đông: Vịnh Vân Phong – Bến Gỏi, nơi có phần đất vươn ra Biển Đông xa nhất của nước ta (Mũi Đôi ở bán đảo Hòn Gốm thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, có kinh độ 109°27'55) với di tích lịch sử chiến công của con tàu Không số do Phan Vinh chỉ huy tại Bãi Cỏ, Ninh Vân.

- Vịnh Nha Trang, một trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới, vịnh Vĩnh Hy cùng khu Bảo tồn núi Chúa, bãi biển Cà Ná, bãi đá Cổ Thạch, khu vực mũi Né và bãi biển Vũng Tàu,... tất cả đang trở thành điểm hẹn của du khách thập phương.

Gành Đá Dĩa, Tuy An Vũng Rô

Vịnh Vĩnh Hy Biển Cà Ná

Núi Cổ Thạch Bãi đá bảy màu Cổ Thạch

Suối Tiên (mũi Né) Núi Bồng lai thiên cảnh (mũi Né) Ảnh 2.4: Cảnh quan thiên nhiên vùng bờ Phú Yên – Bình Thuận

3.1. Các nét đặc trưng địa hình đáy bin

Trên cơ sở các số liệu đo đạc độ sâu thực tế qua các chuyến khảo sát từ năm 1976 đến 2008 và số liệu thu thập về độ sâu trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã thành lập bản đồ địa hình đáy biển cho vùng nghiên cứu tỷ lệ 1:300.00.

3.1.1. Thềm lục địa

Dựa vào các đặc điểm nguồn gốc và hình thái địa hình thềm lục địa, có thể chia khu vực nghiên cứu thành 2 vùng khác nhau, là: vùng phía Bắc và vùng phía Nam với ranh giới là đảo Phú Quý (Bình Thuận).

3.1.1.1. Vùng phía Bắc đảo Phú Quý (Phú Yên - Bắc đảo Phú Quý)

Thềm lục địa ở đây hẹp (trung bình 50km) và khá dốc (độ dốc trung bình 15’) có dạng phân bậc, gồm các bậc thềm sau:

Bậc thềm thứ nhất: từ bờ ra tới độ sâu 40 - 50m, bao gồm cả các vũng vịnh ven bờ; bề mặt thềm có xu thế mở rộng hơn về phía nam. Thềm bị chia cắt phức tạp bởi các mũi đá nhô ra từ đất liền hay các bán đảo và đang chịu sự tác động mạnh mẽ của chế độ thuỷ động lực hiện tại. Chân bậc thềm là một sườn dốc, ở phía bắc từ độ sâu 40 đến 100 m, ở phía nam chân sườn dốc nằm ở độ sâu 60 - 70m. Sườn dốc chạy sát mép ngoài của các đảo và các mũi nhô với độ dốc lớn 10’ - 30’.

Bậc thềm thứ hai: ở phía bắc từ độ sâu 110 đến 140m; ở phía nam từ độ sâu 60 - 70m, có nơi từ 100m đến độ sâu 140m. Địa hình tương đối gồ ghề, phức tạp, có các dạng địa hình dương dạng dãy kéo dài theo hướng bắc nam, độ chênh cao của đáy biển từ 10 đến 30m. Xen kẽ với các dạng địa hình dương là các dạng địa hình âm kích thước nhỏ hơn. Độ dốc bề mặt địa hình dao động trong khoảng 5’ - 10’ và lớn hơn chút ít. Bậc thềm này được phủ chủ yếu là vật liệu trầm tích hạt mịn, kiểu bùn sét chứa cát và bùn sét, ngoài ra cũng gặp các kiểu trầm tích hạt thô như cát chứa graven, cát sinh vật và các khu vực lộ đá gốc tuổi Đệ tam trên các khối địa hình dương.

Chân bậc thềm này cũng là một sườn dốc từ độ sâu 140 - 160 m xuống độ sâu 200m: ở phần phía bắc (từ Phú Yên đến bắc Ninh Thuận), sườn dốc này là sườn lục địa (độ dốc 30’ - 1o và lớn hơn), trong khi đó ở phía nam chỉ là sườn dốc ngoài với độ cao 10 đến 30m có nơi gần 100m. Trầm tích phân bố trên bề mặt sườn là khá đa dạng từ cát hỗn ở phần trên của sườn cho tới cát bùn sét và bùn sét cát ở dưới chân sườn.

Bậc thềm thứ ba: thực chất là một bậc thềm phụ chỉ gặp ở khu vực từ Ninh Thuận đến bắc đảo Phú Quý (10o - 11o40’B), bắt đầu từ độ sâu 300m đến độ sâu 800m, hoặc lớn hơn chút ít (mép thềm lục địa), địa hình khá phức tạp, đặc biệt ở phía Đông và Đông bắc đảo Phú Quý. Độ dốc của bậc thềm phụ này là 10’ - 30’. Cấu tạo bậc thềm phụ này chủ yếu là các đá trầm tích đã biến dạng và các trầm tích di tích hạt thô (cát lớn, cát trung chứa gravel) xen kẽ các đới trầm tích hạt mịn là cát bùn sét và bùn sét chứa cát, chứa nhiều vụn vỏ xác sinh vật vỡ nát và nguyên vẹn.

3.1.1.2. Vùng phía Nam đảo Phú Quý (Phan Thiết - Vũng Tàu)

Nằm trong vùng thềm lục địa Đông Nam Việt Nam (kéo dài từ Phan Thiết đến mũi Cà Mau), thềm lục địa ở đây khá rộng (trung bình 300km) và thoải (độ dốc trung bình 2’), có dạng một đồng bằng rộng lớn, tuy nhiên, trên bề mặt có những hệ thống rãnh ngầm, nhiều bãi cạn và sườn dốc. Ở phần ngoài của thềm lục địa, khu vực có bề mặt địa hình phức tạp nhất là phần Đông nam và Nam đảo Phú Quý, nơi rất phổ biến các đồi cao (có đồi cao tới vài chục mét so với bề mặt đáy), một số trong chúng đã được xác định là các phễu núi lửa ngầm. Độ dốc bề mặt địa hình khu vực này là trên 1o.

Bên ngoài thềm lục địa được giới hạn bởi dãy núi rìa, tạo nên một đê kiến tạo dọc theo mép thềm lục địa, ở độ sâu 90 - 110m. Dọc theo mép thềm lục địa, từ độ sâu 100 - 200m, độ dốc thay đổi khá nhanh từ 5’- 10’ (ở độ sâu 90 - 110m);

10’ - 30’ (ở độ sâu 110 - 150 - 160m) và 30’ - 1o (ở độ sâu 160 - 200m). Bề mặt địa hình được phủ chủ yếu bởi trầm tích cát nhỏ, cát bùn. Tại các khu vực đồi ngầm, bãi cạn phân bố trầm tích cát chứa graven, cát thô có nơi là các điểm lộ đá gốc tuổi Đệ Tam.

Một phần của tài liệu hiện tượng nước trồi trong vùng biển việt nam (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)