Tài nguyên khoáng sản vùng ven bờ Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu hiện tượng nước trồi trong vùng biển việt nam (Trang 78 - 82)

CÁC ĐẶC TRƯNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

IV. CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO ĐỊA CHẤT

4. Tài nguyên khoáng sản vùng ven bờ Nam Trung Bộ

4.1. Vùng b bin

Trong phạm vi vùng ven bờ biển Phú Yên - Vũng Tàu, có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng và đầy tiềm năng khai thác. Trong đó đáng kể nhất là nhóm khoáng sản nguyên liệu, các tụ khoáng sa khoáng Ti - Zr, nước khoáng.

- Nhóm khoáng sản nguyên liệu: Trong nhóm khoáng sản nguyên liệu, thì cát trắng thủy tinh được chú trọng nhất. Một trong những tụ khoáng được khai thác từ lâu và nay vẫn đang tiếp tục được khai thác khá hiệu quả, đó là tụ khoáng Thủy Triều (Cam Ranh, Khánh Hòa). Diện tích khu mỏ rộng khoảng 700ha, với trữ lượng ước tính trên 40 triệu tấn. Sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 100 ngàn/tấn. Sản phẩm khai thác phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu.

Tại tỉnh Bình Thuận, cát trắng thủy tinh là nguồn khoáng sản lớn nhất, với tổng trữ lượng khoảng 496 triệu m2 cấp P2, hàm lượng SiO2 đạt 97 - 99%. Diện tích phân bố chủ yếu tại các khu vực Dinh Thầy, Tân An, Tân Thắng (Hàm Tân), Cây Táo, Long Thịnh, Hồng Sơn (Hàm Thuận Nam), Nhơn Thành, Phan Rí và Phan Rí Thành (Bắc Bình). Với sản lượng và chất lượng của các tụ khoáng có thể thỏa mãn yêu cầu sản xuất thủy tinh cao cấp trong nước và tham gia xuất khẩu nguyên liệu.

biệt loại cát cuội san hô, đá vôi san hô và cát kết vôi (dân các địa phương thường gọi là đá quánh) đang được khai thác tại nhiều khu vực.

Cát cuội san hô được khai thác phổ biến ở khu vực ven bờ huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa (Khánh Hòa) phục vụ cho Nhà máy xi măng Hòn Khói. Khai thác đá vôi san hô ở đầm Nại (Ninh Thuận) phục vụ cho Nhà máy xi măng Khương Hải.

Đá cát kết vôi phân bố khá phổ biến dọc ven bờ Ninh Thuận (trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3), Vĩnh Hảo và Tuy Phong (Bình Thuận) (trữ lượng khoảng 3,9 triệu m3 cấp P2) cũng đang được cộng đồng dân cư các địa phương khai thác phục vụ cho các công trình dân dụng.

- Nhóm khoáng sản kim loại đen: Vùng bờ Phú Yên - Vũng Tàu là một trong những vùng có nhiều tụ khoáng, điểm quặng sa khoáng Ti - Zr nhất trong đới bờ nước ta.

Ở vùng bờ Phú Yên đáng lưu ý nhất là khu vực hai xã Xuân Hải và Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu. Tại đây đang khai thác ilmenit trên đụn cát cổ. Hàm lượng trung bình của khoáng vật nặng (chủ yếu là ilmenit) trong cát đụn đạt 5- 7%, có nơi đạt trên 10%.

Vùng ven bờ tỉnh Khánh Hòa, ngoài 2 vùng phân bố cát nặng có hàm lượng cao là khu vực bán đảo Hòn Gốm và bán đảo Cam Ranh đã được nghiên cứu trước đây (từ đầu năm 2004, tại điểm quặng Hòn Gốm đang được Công ty Minexco Khánh Hòa khai thác), còn gặp ở khu vực ven bờ phía tây của vịnh Vân Phong - Bến Gỏi (vùng ven bờ Hải Triều - Tân Dân, thuộc huyện Vạn Ninh).

Hàm lượng các khoáng vật nặng trong trầm tích cát bãi có nơi đạt tới 3 - 4% với thành phần chủ yếu là ilmenit, caxiterit, manhetit, zircon, turmalin.

Vùng ven bờ tỉnh Bình Thuận có trữ lượng sa khoáng ilmenit 1,08 triệu tấn, zicon 193 nghìn tấn, đi cùng với zircon còn có nhiều monazit và đất hiếm.

Trong thành phần cát quặng, hàm lượng TiO2 thường đạt 43 - 45%, hàm lượng ZrO2 là 48,6 - 59,5%. Sa khoáng Ti - Zr phân bố ở mũi Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Mũi Né (Phan Thiết), Tân Thiện (Hàm Tân), Thiện Ái (Bắc Bình).

Tại khu vực Thiện Ái có hai thân sa khoáng với kích thước khác nhau:

Thân sa khoáng thứ nhất có kích thước: dài 150m, rộng 1.5 - 2.0m, bề dày thay đổi từ 4 - 5cm đến 7cm. Hàm lượng khoáng vật nặng đạt 45 - 50%. Lân cận là phần đụn cát cổ bị xói lở (vào thời kỳ sóng gió Tây Nam) với nhiều lớp kẹp khoáng vật nặng có hàm lượng cao (10 - 15%). Thành phần các khoáng vật nặng chủ yếu là ilmenit, zircon, monazit, caxiterit. Thân quặng thứ hai, nằm cách thân quặng thứ nhất khoảng 3km về phía đông, có kích thước: dài > 700m, rộng 2 - 5m, bề dày 40 - 50cm. Hàm lượng khoáng vật nặng rất cao 65 - 70% với thành phần chủ yếu là ilmenit, zircon, monazit, caxiterit, vàng (ở dạng vảy).

Tại khu vực nam Mũi Né gặp thân sa khoáng (bị chôn vùi dưới lớp trầm tích bãi 20 - 30cm vào thời kỳ sóng gió Đông Bắc và gần như lộ ra vào thời kỳ sóng gió Tây Nam) có kích thước: dài 250 - 300m, rộng 2 - 3m, bề dày dao động trong khoảng 20 - 40cm. Hàm lượng khoáng vật nặng trong thành phần trầm tích khoảng 40 - 50% với thành phần chủ yếu là ilmenit, zircon, monazit, caxiterit.

Điểm quặng Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), có cấu trúc dạng phân lớp xen kẽ giữa cát trung - nhỏ màu vàng với các lớp cát nặng màu đen, đôi khi hình thành dạng thấu kính (kích thước trung bình 10 - 15 x 50 - 60cm) với hàm lượng khoáng vật nặng khá cao. Tương tự như một số vùng bờ dọc ven biển miền Trung (Cửa Nhượng, Bãi Thuận An, Bắc Cửa Tư Hiền, Nam Cửa Đại, Cửa Lở, Bắc cửa sông Vệ, Cửa đầm Ô Loan, Thiện Ái, Nam Mũi Né, Nam Cửa Hàm Tân) bờ biển ở đây cũng đang xảy ra hiện tượng xói lở (diễn ra mạnh vào thời kỳ mùa gió Đông Bắc) và thường tạo nên những bãi tập trung khoáng vật nặng với hàm lượng khá cao.

Vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây Đề án ”Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan - zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu” giai đoạn 2008 - 2010.

- Nước khoáng: là một trong những dạng tài nguyên chính của tỉnh Bình Thuận có giá trị thương mại và công nghiệp. Vùng ven bờ có điểm nước khoáng Vĩnh Hảo (Tuy Phong) là loại nước khoáng cacbonat - natri được dùng làm nước giải khát. Từ lâu, nước khoáng Vĩnh Hảo đã trở thành thương hiệu được người Việt Nam tin dùng.

Vùng biển ven bờ Phú Yên. Có 2 vùng tập trung sa khoáng được phát hiện đó là: Dọc bờ bán đảo Cù Mông (độ sâu 0 - 12m) và khu vực biển Tuy An - Tuy Hòa. Kết quả hiện có đến nay cho thấy đây là vùng biển có triển vọng lớn về trữ lượng quặng các khoáng vật ilmenit - zircon - monazit.

Vùng ven biển Khánh Hòa. Đáng chú ý nhất là đới ven bờ phía tây vụng Bến Gỏi (vùng bờ huyện Vạn Ninh). Ở đây, trong thành phần trầm tích, hàm lượng các khoáng vật nặng cao, đặc biệt là ilmenit và casiterit. Mặt khác vùng này có liên quan rất mật thiết với vùng mỏ vàng gốc Đá Bàn, nên khả năng hình thành và tồn tại mỏ vàng sa khoáng là hoàn toàn có thể.

Vùng biển Bình Thuận - Vũng Tàu. Xét về các yếu tố liên quan (cấu trúc địa chất khu vực, nguồn gốc và điều kiện tích tụ trầm tích, địa hình bờ và đáy biển,…) thì đây là một trong những vùng biển rất triển vọng về các sa khoáng ilmenit - zircon - monazit, vàng, thiếc và đá quí (vùng biển Bắc Bình Thuận) và ilmenit - zircon - monazit - thiếc (vùng biển Nam Bình Thuận - Vũng Tàu).

Bảng 2.1: Các vùng có triển vọng sa khoáng ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ

Vùng biển

Độ sâu đáy biển

(m)

Diện tích phân bố

(km2)

Các khoáng vật chủ yếu

Tổng trữ lượng dự báo (tấn) Phú Yên

- Bãi Cù Mông - Tuy An – Tuy Hòa

0 - 12 10 - 30

58 15

Ilmenit-Zircon-

Anatas- Monazit- Rutil

500.000

Bình Thuận - Bắc Bình Thuận - Nam Bình Thuận

25 - 30 20 - 25

58 27

Ilmenit-Zircon- Anatas-Monazit- Caxiterit

3.200.000

Trong phạm vi vùng biển ven bờ Ninh Thuận - Bình Thuận, một trong những loại hình khoáng sản rất cần được quan tâm đó là các đá chứa phosphorit. Các đá trầm tích cát kết vôi và đá vôi tuổi Miocen trung chứa phosphorit nguyên sinh, phân bố ở khu vực bãi cạn ngoài khơi Hàm Tân. Hàm lượng trung bình của P2O5 trong các loại đá này đạt từ 8.37 - 12.5% (Trịnh Thế Hiếu và cs, 1981). Đây là nguồn tài nguyên rất cần được quan tâm, bởi vì nếu khai thác tốt và hợp lý có thể sử dụng trực tiếp cho nhiều vùng đất phèn của Đồng bằng sông Cửu Long mà không cần phải qua những khâu chế biến phức tạp. Ngoài ra còn gặp dạng phosphorit thứ sinh (dạng hạt kết vón) trong trầm tích tầng mặt phân bố ở các khu vực biển ven bờ Phan Rang, Cà Ná

(Ninh Thuận). Sự hình thành các phosphorit thứ sinh này có lẽ liên quan rất mật thiết với hoạt động của vùng nước trồi, thường xảy ra rất mạnh vào mùa gió Tây Nam trong khu vực Nam Trung Bộ nói chung và vùng Phan Rang - Cam Ranh nói riêng. Tuy nhiên, để hiểu rõ được cơ chế quá trình hình thành của nó cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về cơ chế và sự hình thành vùng nước trồi cũng như nguồn cung cấp vật liệu trầm tích.

Với vị thế vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều khu vực dọc bờ biển Phú Yên - Vũng Tàu, như: vũng Rô, vịnh Vân Phong - Bến Gỏi, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh, đầm Nại, vịnh Cà Ná và ven bờ vịnh Phan Thiết đã, đang và sẽ có một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của các địa phương mà còn của vùng lãnh thổ, trong đó khu kinh tế vịnh Vân Phong được coi là một trong những trọng điểm kinh tế miền Trung - Tây Nguyên và mang tầm khu vực.

Một phần của tài liệu hiện tượng nước trồi trong vùng biển việt nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)