Kết quả của các chuyến khảo sát Việt - Đức

Một phần của tài liệu hiện tượng nước trồi trong vùng biển việt nam (Trang 83 - 86)

CÁC ĐẶC TRƯNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

V. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC MUỐI DINH DƯỠNG

1. Kết quả của các chuyến khảo sát Việt - Đức

Như đã nói ở trên, trong 4 chuyến khảo sát này có 2 chuyến thực hiện vào thời kỳ tháng 3-4 và 2 chuyến thực hiện vào tháng 7 (tháng 7 là thời gian có hoạt động nước trồi trong khu vực biển được khảo sát).

Ammonia có hàm lượng không đáng kể trong hầu hết các trường hợp.

Khoảng dao động của hàm lượng các yếu tố nitrite, nitrate, phosphate và silicate được trình bày trong bảng 2.2.

Các số liệu này không phản ảnh sự khác biệt trong sự phân bố của các muối dinh dưỡng vì: (a) sự biến đổi theo độ sâu rất lớn; (b) mạng trạm và số lượng mẫu thu trong các đợt khảo sát không giống nhau.

Sự khác biệt về hàm lượng của các muối dinh dưỡng chỉ nhận ra được khi xem xét các hàm lượng muối dinh dưỡng trong lớp mặt trải từ mặt biển xuống đến bề mặt của lớp gián đoạn. Xu thế phân bố theo chiều thẳng đứng của các muối dinh dưỡng trong tầng này không hoàn toàn giống lớp nước sâu bên dưới.

Căn cứ vào đặc điểm phân bố hàm lượng các muối dinh dưỡng có thể phân biệt 2 lớp nước:

Bảng 2.2: Giá trị cực tiểu và cực đại của hàm lượng muối dinh dưỡng trong 4 đợt khảo sát

Đợt Giá VG3 VG7 VG4 VG8

khảo sát trị Tháng 7-2003 Tháng 7-2004 Tháng 4-2004 Tháng 3-2005 Nitrite

Cực Tiểu vết vết vết vết Cực Đại 6.6 50.7 13 10 Nitrate

Cực Tiểu vết vết vết vết Cực Đại 280 319 516 476 Phosphate

Cực Tiểu vết vết vết vết Cực Đại 42.8 51.2 65.1 87 Silicate

Cực Tiểu 3 3 3 3

Cực Đại 691 199 3023 3153 - Lớp nước mặt từ bề mặt biển xuống đến bề mặt tầng gián đoạn sự phân bố của hàm lượng các muối dinh dưỡng trong tầng nước này không đồng đều;

- Lớp nước bên dưới luôn luôn có hàm lượng các muối dinh dưỡng cao hơn hẳn so với tầng nước mặt và tăng dần theo độ sâu. Xu thế này thể hiện rất rõ trong các đợt khảo sát được tiến hành vào tháng 7.

(Phạm Văn Thơm, 1997; Phạm Văn Thơm và nnk., 2002).

Bề mặt phân chia hai lớp nước nằm ở độ sâu thay đổi theo từng đợt khảo sát và trong mỗi đợt khảo sát độ sâu này cũng thay đổi từ trạm này sang trạm khác: Trong các đợt khảo sát tháng 3 - 4, tầng gián đoạn nằm ở độ sâu thay đổi từ khoảng 40m đến khoảng 70m; còn trong các đợt khảo sát tháng 7, tầng gián đoạn nằm ở độ sâu thay đổi từ khoảng 40m đến khoảng 60m;

Kết quả thống kê ở bảng 2.3 cho thấy vào thời kỳ tháng 7 hàm lượng các muối dinh dưỡng trong lớp ưu quang cao hơn thời kỳ tháng 3-4.

Bảng 2.3: Phạm vi dao động và giá trị trung bình của hàm lượng muối dinh dưỡng trong lớp ưu quang

Chuyến

khảo sát Giá trị Nitrate Phosphate Silicate Tháng 7/2003 TB 15.9 4.9 84.8

CT 0.0 0.1 6.9

CĐ 45.3 10.9 238.1 Tháng 7/2003 TB 16.3 4.2 34.3

CT 0.0 0.0 9.4

CĐ 60.1 11.6 99.3 TB 2 đợt tháng 7 TB 16.1 4.5 64.5

CT 0.0 0.0 6.9

CĐ 60.1 11.6 99.3 Tháng 4/2004 TB 2.5 1.4 46.2

CT 0.0 0.0 13.9

CĐ 12.8 7.1 169.0 Tháng 3/2005 TB 2.1 2.8 72.0

CT 0.0 0.0 46.4

CĐ 11.8 7.3 92.5 TB 2 đợt tháng 3-4 TB 2.3 2.1 59.1

CT 0.0 0.0 13.9

CĐ 12.8 7.3 169.0 Về sự phân bố theo mặt rộng khu vực có lớp ưu quang giàu dinh dưỡng

phân bố rải rác hoặc có phạm vi hẹp trong thời kỳ tháng 3-4, đặc biệt vào tháng 4 năm 2003 nơi có LƯQ giàu dinh dưỡng chỉ tạo thành những vệt nhỏ, phần lớn chúng được gặp ở vùng biển khơi. Ngược lại, vào thời kỳ tháng 7 lớp này tập trung

trong một khu vực rộng lớn bao trùm hầu hết vùng biển Nam Trung Bộ. Riêng trong đợt khảo sát tháng 7 năm 2004 vùng nước nông ven bờ Hàm Tân-Vũng Tàu cũng khá giàu dinh dưỡng nhưng có lẽ nơi này chịu ảnh hưởng của vật chất từ lục địa hơn là từ hoạt động nước trồi. Đây là vấn đề cần được xem xét thêm.

Việc xác định được khu vực có lớp ưu quang tương đối phong phú muối dinh dưỡng; nói cách khác đó là khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng của sự xâm nhập nước từ LNSGDD (hiện tượng nước trồi) là có thể được căn cứ trên các số liệu phân tích các mẫu qua mặt cắt của các chuyến khảo sát. Sự xâm nhập này thường xảy ra ở các trạm có độ sâu khoảng 100m, tuy nhiên, ở những nơi có độ dốc của đáy biển lớn, đôi khi hiện tượng này trải rộng ra đến các trạm có độ sâu 1000 - 2000m.

Một phần của tài liệu hiện tượng nước trồi trong vùng biển việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)