CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC
2. Phân bố mật độ tế bào thực vật phù du
Phân bố của tế bào TVPD theo không gian ở các độ sâu khác nhau được giới thiệu trong hình 3.3. Ở tầng 5 mét, mật độ tế bào phân bố đều và cao ở phía bắc của khu vực nghiên cứu bao gồm các mặt cắt từ 1-4, trong khi đó ở tầng 40 mét và 60 mét mật độ tế bào phân bố cao đồng đều ở hầu hết các mặt cắt. Ở độ sâu 100 mét mật độ tế bào thấp nhất < 250 tb/l (Hình 3.4). Quan sát của chúng tôi phù hợp với các công trình đã công bố trong vùng khơi Biển Đông.
Mật độ tế bào dao động lớn ở các mặt cắt nghiên cứu. Trong đợt khảo sát VG3 (7/2003), mật độ trung bình cao nhất ở các trạm thả trôi (trạm D), trạm D3 có mật độ trung bình của toàn cột nước là > 12,5 x 103 TB/L và trung bình của 6 trạm thả trôi là 7,7 x 103 tb/l, không có sự khác nhau nhiều giữa các trạm trôi phía nam và phía bắc khu vực nghiên cứu. Mặt cắt 2 và 5 có mật độ tế bào cao nhất >2,5 x 103 tb/l. Mật độ tế bào có xu thế chung cao ở các trạm ven bờ trong cột nước từ 0-50 mét.
Các trạm ven bờ trong hệ thống sông Cửu Long (71, 81, 91 và 101) có mật độ cao hơn, trung bình 4,8 x 103 tb/l.
2.2. Đợt khảo sát VG4 tháng 4/2004
Đợt khảo sát rơi vào thời kỳ chuyển tiếp của 2 đợt gió mùa, mật độ tế bào có xu thế thấp trong toàn khu vực nghiên cứu.
Mật độ tế bào khác nhau rõ ràng theo không gian cũng như theo độ sâu, mật độ tế bào cao ở độ sâu 5 mét tại khu vực ven bờ về phía nam vịnh Phan Rí (Hình 3.4), trong khi đó ở độ sâu 60 mét, mật độ tế bào lại tập trung ngay phần tâm của
mặt cắt 4 (Hình 3.5 và 3.6). Biến đổi của mật độ tế bào TVPD thấp và không rõ nét ở cả 2 độ sâu 40 và 100 mét.
Hình 3.3: Phân bố theo không gian của mật độ tế bào (tb/ml) tại các độ sâu khác nhau ở vùng biển Nam Trung Bộ, chuyến khảo sát VG3, tháng 7/2003
Hình 3.4: Phân bố thẳng đứng của mật độ tế bào (tb/ml) tại các mặt cắt và độ sâu khác nhau ở vùng biển Nam Trung Bộ, chuyến khảo sát VG3, tháng 7/2003
Nha
Phan
Tuy Hòa
Phan Rí Phan
Vũng Tàu
Hình 3.5: Phân bố theo không gian của mật độ tế bào (tb/ml) tại các độ sâu khác nhau ở vùng biển Nam Trung Bộ, chuyến khảo sát VG4, tháng 4/2004
Nha Trang Tuy Hòa
Phan Rí Phan Rang
Hình 3.6: Phân bố thẳng đứng của mật độ tế bào (tb/ml) tại các mặt cắt và độ sâu khác nhau ở vùng biển Nam Trung Bộ, chuyến khảo sát VG4, tháng 4/2004
Tương tự với các kết quả trong đợt khảo sát VG3, mật độ tế bào cao ở các trạm ven bờ ở độ sâu 0-50 mét trong hầu hết các mặt cắt, ngoại trừ mặt cắt 2 và 5, TVPD phong phú cho đến độ sâu 80-100 mét (Hình 3.6). Mật độ tế bào của mặt cắt 2 cao nhất và gần như phân bố đồng bộ từ 0-100 mét, trong khi ở mặt cắt 3 và 4, mật độ tế bào dường như hình thành một dị biệt với giá trị đạt gần 20 x 103 tb/l ngay phần trung tâm của mặt cắt ở độ sâu 40-70 mét. Các nghiên cứu về động lực của Võ Văn Lành (1996) cho thấy có sự hình thành và tồn tại một xoáy thuận trong khu vực nước trồi vịnh Phan Rí, có thể chính điều kiện này cùng với các điều kiện vật lý khác là nguyên nhân dẫn đến sự dị thường về mật độ tế bào ở mặt cắt 3 và 4 như đã nêu trên.
Hình 3.7: Phân bố theo không gian của mật độ tế bào (tb/ml) tại các độ sâu khác nhau ở vùng biển Nam Trung Bộ, chuyến khảo sát VG7, tháng 7/2004
Nha Phan Rang Phan Rí PhanThiết Vũng Tàu
Mật độ tế bào có phân bố đồng nhất ở các lớp độ sâu khác nhau (Hình 3.7), tại tầng 5 mét, mật độ tế bào tập trung ở phần phía nam (Phan Thiết – Vũng Tàu) của khu vực nghiên cứu, cao nhất > 10,0 x 103 tb/l. Ở các tầng 10- 30 mét, mật độ tế bào có cùng xu thế biến đổi, cao ở tất cả các mặt cắt tại các trạm ven bờ và giảm dần ra khơi, dù vậy cũng có thể ghi nhận có sự hình thành 2 khu sinh vật lượng cao (4-6 10,0 x 103 tb/l) ở phía bắc (Khánh Hòa) và phía nam (Phan Thiết – Vũng Tàu). Mật độ tế bào cũng giảm dần từ vĩ độ bắc xuống nam ở 2 tầng nước 40 và 60 mét. Trong khi đó ở tầng nước > 80 mét, mật độ tế bào không đáng kể (< 0,5 10,0 x 103 tb/l), phân bố đồng đều trong phạm vi nghiên cứu.
Phân bố mật độ tế bào ở các mặt cắt từ 2-6 không khác nhau (Hình 3.8), tập trung ở các trạm ven bờ tại các lớp nước từ 0 đến 50 mét. Ở mặt cắt Vũng Tàu, các trạm có độ sâu thấp, mật độ tế bào khá cao > 10 x 103 tb/l. Sự biến đổi mật độ tế bào trong chuyến khảo sát này có cùng xu thế với chuyến khảo sát VG3. Gió mùa là một đặc trưng góp phần tạo nên nét đặc trưng về phân bố của mật độ TVPD.
Hai chuyến khảo sát VG3 và VG7 được thực hiện trong thời kỳ thịnh hành của gió mùa Tây Nam, cũng chính là thời kỳ hoạt động mạnh nhất của nước trồi (Võ Văn Lành và cs.), mật độ tế bào thường cao trong vùng vĩ độ bắc 10-11o (từ Phan Thiết đến Phan Rí), những kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải (1997b). Từ ảnh vệ tinh (Hình 3.9) cho thấy phân bố của chlorophyll của vùng nghiên cứu trong các tháng 6-9/2002 gần như có cùng xu thế với phân bố mật độ TVPD của 2 chuyến khảo sát VG3 và VG7 trong cùng mùa khảo sát. Hiện tượng nở hoa ven bờ của TVPD trong thời kỳ gió mùa Tây Nam được đề cập trong các công trình của Đoàn Như Hải và cs. (2003) và Tang và cs. (2004). Các kết quả phân tích ảnh vệ tinh của Tang và cs. (2004) cho thấy hàm lượng cao của chlorophyll-a phản ánh phần nào mật độ cao của TVPD trong vùng nghiên cứu vào thời kỳ gió mùa Tây Nam.
Hình 3.8: Phân bố thẳng đứng của mật độ tế bào (TB/ml) tại các mặt cắt và độ sâu khác nhau ở vùng biển Nam Trung Bộ, chuyến khảo sát VG7, tháng 4/2004.
Hình 3.9: Sự biến đổi của Chlorophyll-a trong thời kỳ gió mùa Tây Nam từ tháng 6-7/2002 đến thời kỳ chuyển tiếp gió mùa trong tháng 9/2002. Thực vật phù du tập trung ven bờ
Phan Rí đến Phan Thiết (theo Tang và cs. 2004)