Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty EDH

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 51 - 57)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ EDH

2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty EDH

2.2.2 Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công

2.2.2.2 Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty EDH

Đặng thị Dịu Lớp K43/11.02 52

các khoản phải thu em phân tích hiệu quả từ việc áp dụng chính sách tín dụng của công ty trong công tác quản lý khoản phải thu trong năm 2008.

Sau đây em sẽ phân tích ảnh hưởng của cách thức quản lý đến hiệu quả khoản phải thu

Qua bảng 08 : Cơ cấu các khoản phải thu của Công ty năm 2008

Ta thấy tại thời điểm đầu năm 2008 tổng số các khoản phải thu của công ty chiếm 41.04% trong tổng tài sản lưu động với 30,414,940,267 đồng.

Đến cuối năm các khoản phải thu tăng lên là 135,908,847,008 đồng với tỷ trọng chiếm trong tổng tài sản lưu động là 84.59%. Việc tăng các khoản phải thu là do doanh thu của Công ty tăng lên qua các năm (doanh thu năm 2008 là 241,683,679,477 đồng và tăng 137,565,053,740 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 132.12% đồng nghĩa với khoản tín dụng thương mại cho khách hàng tăng) vì vậy mà các khoản phải thu trong năm cũng tăng lên.

Đi sâu vào các khoản mục chi tiết ta thấy rằng:

- Phải thu của khách hàng:

Phải thu của khách hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu. Đầu năm các khoản phải thu khách hàng là 25,867,617,850 đồng (trong đó nợ quá hạn là 2,069,409,428 đồng) chiếm tỷ trọng 85.05% đến cuối năm là 117,741,565,733 đồng (nợ quá hạn 5,887,078,285 đồng) với tỷ trọng 86.63%.

Như vậy cuối năm các khoản phải thu khách hàng tăng 91,873,947,883 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 355.15%.

Qua tìm hiểu thực tế tại công ty EDH cho thấy sở dĩ khoản phải thu năm 2008 tăng đột biến như vậy là do các nguyên nhân sau:

+ Thứ nhất là do trong kỳ công ty đã tăng được doanh thu từ các hợp đông thương mại gia tăng được khối lượng hàng hoá bán ra, vì thế tăng khoản phải thu của khách hàng là tất yếu vì thông thường khoản phải thu của khách hàng có quan hệ mật thiết với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đặc biệt trong năm 2008 công ty đã chuyển giao cho công ty cổ phần giải pháp

Đặng thị Dịu Lớp K43/11.02 53

năng lượng EDHP - một công ty liên doanh giữa EDH và tổ chức BAP của Mĩ, hàng hoá thiết bị điện dưới hình thức hợp đồng mua bán và cung cấp tín dụng cho EDHP.

+ Thứ hai, do công tác quản lý khoản phải thu còn nhiều bất cập đặc biệt qua chính sách bán chịu của công ty:

 Tiêu chuẩn tín dụng

Việc đánh giá tiêu chuẩn tín dụng thông thường được tiến hành đối với các khách hàng được cấp hạn mức tín dụng và nó ít áp dụng để đánh giá khách hàng mới. Mặc dù vậy việc đánh giá này chỉ căn cứ trên vốn cố định của khách hàng do nhân viên bán hàng phỏng đoán, do vậy việc đưa ra tiêu chuẩn tín dụng của công ty không mấy khắt khe nên doanh thu không ngừng tăng và do đó khoản phải thu tăng.

 Thời hạn bán chịu

Thời hạn bán chịu của công ty là độ dài từ ngày xuất hoá đơn giao hàng đến ngày nhận tiền bán hàng. Công ty chưa có quy định cụ thể về thời gian thanh toán tiền hàng diễn ra bao nhiêu ngày và cũng không tính lãi trên khoản chậm trả do vậy dẫn đến khoản phải thu tăng, khoản phải thu quá hạn tăng lên nhiều.

 Chính sách chiết khấu: Công ty không sử dụng đến chính sách chiết khấu đối với khách hàng thanh toán tiền hàng ngay hoặc trước thời hạn thanh toán nên không khuyến khích được khách hàng thanh toán sớm, họ thường kéo dài thời hạn thanh toán có khi còn quá hạn vì cũng không bị phạt vì thế khoản nợ quá hạn cũng tăng .

- Trả trước cho người bán:

Trả trước cho người bán là một chỉ tiêu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong các khoản phải thu. Đầu năm 2008 trả trước cho người bán là 4,547,322,417 đồng chiếm tỷ trọng 14.95% trong các khoản phải thu. Đến cuối năm 2008 là 3,601,011,275 đồng chiếm tỷ trọng là 2.65%. Như vậy đến cuối năm 2008 các

Đặng thị Dịu Lớp K43/11.02 54

khoản trả trước cho người bán giảm xuống là 946,311,142 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 20.81%.

Trả trước cho người bán là một điều tất yếu do đặc trưng của công ty nhập khẩu hàng hoá từ các nhà cung cấp nước ngoài. Chính vì vậy mà các nhà cung cấp thường yêu cầu có biện pháp bảo đảm thanh toán như trả trước một phần tiền lô hàng, kí quỹ L/C…Đây cũng chính là các khoản mà công ty trả trước cho nhà cung cấp. Khi tăng doanh thu thường kéo tăng khối lượng hàng hoá dịch vụ mua vào, thì khoản phải trả người bán cũng thường tăng lên.

Nhưng đối với trường hợp của công ty EDH thì ngược lại khoản phải trả người bán lại giảm vào cuối năm khi mà doanh thu tăng rất nhiều đó là do trong năm qua một mặt công ty đã tìm thêm được những nhà cung cấp mới nhằm tránh tình trạng quá lệ thuộc vào một số nhà cung cấp nhất định, mặt khác do nhiều nhà cung cấp lại chính là khách hàng của công ty nên có mối quan hệ mật thiết với công ty làm tăng sự tín nhiệm của nhà cung cấp đối với công ty, tin tưởng vào khả năng thanh toán của công ty nên đã giảm được khoản trả trước người bán, tránh ứ đọng vốn và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Các khoản phải thu ngắn hạn khác: Chủ yếu là vốn cổ phần các cổ đông chưa đóng góp hết. Trong năm 2008 mới có khoản này trị giá 14,566,270,000 đồng chiếm tỷ trọng khá lớn 10.72% trong tổng các khoản phải thu. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần có biện pháp đốc thúc các cổ đông đóng góp đủ số vốn này để đưa vào hoạt động kinh doanh.

Nhìn chung trong năm vừa qua công ty quản lí các khoản phải thu còn nhiều bất cập đặc biệt là khoản phải thu của khách hàng, tuy nhiên để có nhận xét chính xác hơn về tình hình quản lí các khoản phải thu của công ty chúng ta sẽ đi sâu xem xét tình hình thu hồi nợ của công ty trong thời gian qua được thể hiện qua bảng 09: Hiệu quả quản lý nợ phải thu của công ty EDH năm 2007, 2008

Đặng thị Dịu Lớp K43/11.02 55

Trong năm 2007 các khoản phải thu quay được 4.84 vòng và đến năm 2008 số vòng quay các khoản phải thu chỉ có 3.05 vòng giảm 1.79 vòng từ đó kéo theo kỳ thu tiền bình quân tăng từ 74.39 ngày (năm 2007) lên 117.98 ngày (năm 2008). Nghĩa là trong năm 2008 trung bình mỗi lần thu nợ công ty phải mất 117.98 ngày mới thu được nợ, tăng 43.58 ngày so với 2007.( kỳ thu tiền bình quân như vậy cũng khá là phù hợp với công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu). Nếu chỉ nhìn đơn thuần vào những con số có thể sẽ kết luận ngay tình hình quản lý nợ phải thu trong năm 2008 là rất kém, nhưng trên thực tế thì không hoàn toàn như vậy, như đã trình bày ở các phần trước, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng mạnh vào những tháng cuối năm kéo theo khoản phải thu của khách hàng cũng tăng, nhưng thời hạn thanh toán các khoản phải thu này lại thường sang đầu năm 2009 dẫn đến tình trạng kỳ thu tiền trung bình tăng lên nhiều trong năm 2008. Do tỷ trọng khoản phải thu là rất cao ở cuối năm 2008 nên công ty cần phải xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, để phát huy hiệu quả thực sự, khuyến khích khách hàng mua hàng và thanh toán nhanh tiền hàng. Nếu để vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng nhiều trong khi phải tăng vay nợ để tiếp tục kinh doanh sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Để phân tích đánh giá sâu hơn về tình hình công nợ của công ty, ta tiến hành so sánh giữa các khoản phải thu và phải trả của doanh nghiệp.

Thực chất đây là sự so sánh giữa số vốn công ty bị chiếm dụng và số vốn Công ty đi chiếm dụng. Nếu công ty quản lý tốt thì công ty sẽ tận dụng được các khoản vốn chiếm dụng để bù đắp cho số vốn bị chiếm dụng.

Qua bảng 10: So sánh các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty năm 2008

Ta thấy rằng đầu năm 2008 các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải trả là 19,868,255,514 đồng, nhưng đến cuối năm 2008 thì các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả là 40,297,760,765 đồng. Đó là do trong

Đặng thị Dịu Lớp K43/11.02 56

năm 2008 tỷ lệ tăng các khoản phải thu (346.85%) lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng các khoản phải trả (90.15%). Điều đó cho thấy số vốn công ty đi chiếm dụng trong kỳ không đủ bù đắp cho số vốn mà công ty bị chiếm dụng. Việc công ty để chiếm dụng vốn quá nhiều như vậy là không tốt (vì chủ yếu ở khoản phải thu từ khách hàng) còn việc công ty chiếm dụng được một lượng vốn không đủ bù đắp cho số vốn bị chiếm dụng thì chưa thể vội kết luận là không tốt vì qua bảng số liệu trên ta thấy chủ yếu nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty là khoản vay ngắn hạn và khoản phải trả người bán, thông thường đây là những nguồn vốn công ty phải trả lãi suất mà đôi khi các nhà cung cấp còn tính lãi suất cho vay cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng. Mặt khác khi sử dụng nguồn vốn này công ty luôn bị áp lực thời hạn thanh toán ngắn dưới một năm và nếu không thanh toán đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty.Vì vậy khi sử dụng nguồn vốn chiếm dụng luôn phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả thực sự đem lại, tránh trường hợp lạm dụng nguồn vốn này trong khi hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp (như trường hợp của công ty năm vừa qua)

Nợ phải trả so với nợ phải thu

=

CK phải trả

x 100%

CK phải thu Tỷ lệ đầu năm

2008 =

50,283,195,781

X 100% = 165.53%

30,414,940,267 Tỷ lệ cuối

năm 2008 =

95,611,086,243

x 100% = 70.35%

135,908,847,008

Qua đó ta có thể thấy công tác quản lý và cân đối giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty là còn chưa hợp lý. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Đặng thị Dịu Lớp K43/11.02 57

Như vậy, công tác quản lí các khoản phải thu của công ty là còn nhiều bất cập, chỉ tiêu phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng quá cao, nợ quá hạn tăng dẫn đến tình trạng phải tăng khoản đi vay ngân hàng để cung cấp khoản tín dụn gkhách hàng làm cho số vòng quay các khoản phải thu giảm ,kỳ thu tiền bình quân tăng. Công ty cần rà soát lại các khoản phải thu kĩ lưỡng hơn nữa, tích cực thu hồi nợ, tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, trang thiết bị với giá cả phải chăng, tích cực thương lượng tạo mối quan hệ tốt với người bán nhằm giảm tối đa các khoản vốn bị chiếm dụng và đưa số vốn này vào sản xuất kinh doanh để đẩy nhanh vòng quay vốn, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Đồng thời chú ý đến vấn đề trả các khoản nợ đi chiếm dụng để đảm bảo uy tín cũng như tránh áp lực về các khoản phải trả ngắn hạn của mình.

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)