Các nguyên tắc thực hiện biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Một phần của tài liệu De tai giáo dục kỷ luật tích cực (Trang 26 - 30)

Nguyên tắc này đòi hỏi, trong công tác giáo dục mọi hành động và biện pháp kỷ luật mà giáo viên áp dụng là nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho HSSV, để các em có thể phát huy tốt nhất tiềm năng của mình trong học tập và rèn luyện.

1.6.2. Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh

Nội dung nguyên tắc này thể hiện, các biện pháp tác động giáo dục phải tập trung vào hành vi của HSSV chứ không phải để phê phán con người, nhân cách học sinh.

1.6.3. Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau

Nguyên tắc này về bản chất là mọi cách thức kỷ luật khi áp dụng cho dù HSSV có muốn hay không mà buộc phải làm theo cũng nên trao đổi trước, vận động học sinh hiểu để tạo sự đồng thuận, đồng ý trước khi áp dụng thì sẽ mang lại hiệu quả cao khi áp dụng.

1.6.4. Phù hợp với đặc điểm phát triển lứa tuổi của học sinh

Mỗi HSSV đều trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Bằng cách tìm hiểu về đặc điểm phát triển của lứa tuổi HSSV đang đối mặt, cân nhắc kỹ các vấn đề như trình độ nhận thức, tính cách, đời sống tình cảm, các kỹ năng xã hội… nhà giáo dục mới lựa chọn các biện pháp, cách thức tác động giáo dục phù hợp với các đặc điểm của từng HSSV mới mang lại hiệu quả giáo dục.

1.7. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi sinh viên

Các chuyên gia Tâm lý học cho rằng lứa tuổi SV là từ 18 đến 25 tuổi trùng hợp với giai đoạn tuổi thanh niên. Sự phát triển của cơ thể trong giai đoạn này cơ bản đã hoàn thành và ổn định sau những biến đổi sâu sắc của tuổi dậy thì. Trọng

lượng não ở lứa tuổi này đạt ở trọng lượng tối đa (khoảng 1.400g) và chứa khoảng 100 tỉ nơron. Ở lứa tuổi SV còn có những yếu tố bẩm sinh, di truyền đã được biến đổi dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và giáo dục. Theo quan điểm xã hội học thì tình trạng chuyển tiếp là nét đặc trưng cơ bản quan trọng nhất của tuổi SV, được thể hiện ở mức độ xã hội, ở kế hoạch chuẩn bị tham gia vào một phạm vi cơ bản của đời sống, cộng đồng xã hội nào đó. Ở bình diện nhân cách thì đó là giai đoạn quá độ của việc hình thành nhân cách mà cận dưới của nó là sự chín muồi về sinh lý và cận trên là có nghề nghiệp ổn định và bắt đầu bước vào một phạm vi hoạt động lao động. Về góc độ ý thức, là quá trình hình thành thế giới quan, nắm vững các giá trị và các tiêu chuẩn về ý thức nghề nghiệp.

Theo tác giả Vũ Thị Nho, đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thanh niên, SV có một số đặc điểm sau:

Đặc điểm ý thức của SV: Một trong những nét đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của SV là sự phát triển tự ý thức. Đó là sự đánh giá toàn diện về chính bản thân mình và vị trí của mình trong cuộc sống. Qua quá trình tự ý thức, cá nhân điều chỉnh hành vi và cử chỉ của mình, đó là điều kiện phát triển nhân cách, xây dựng tương lai và tổ chức toàn bộ thế giới nội tâm của bản thân. Do đó, hiệu quả giáo dục không chỉ phụ thuộc vào khí chất, năng lực, tính cách, động cơ mà còn phụ thuộc vào đặc điểm tự ý thức của nhân cách theo yêu cầu của xã hội. Tự ý thức được hình thành trong quá trình xã hội hóa và liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức của SV. Khi học ở trường đại học, việc xây dựng viễn cảnh tương lai của bản thân có ảnh hưởng đến tự ý thức của họ trước hết là ảnh hưởng đến tính tích cực cá nhân. Một trong những thành phần có ý nghĩa nhất tạo nên sự phát triển tự ý thức của SV là năng lực tự đánh giá, tự hoàn thiện bản thân. Tự đánh giá của nhân cách thể hiện ở thái độ đối với bản thân và kết quả sự biểu hiện các thuộc tính nhân cách và năng lực trong hoạt động, giao tiếp và tự giáo dục. Tự đánh giá là kết quả bên ngoài hình thành nên lòng tự trọng của cá nhân. Lòng tự trọng, tự tin phản ánh trạng thái tâm lý đạo đức của con người và tạo nên thái độ tốt đối với bản thân.

Trong thời kỳ học tập tại các trường đại học, cao đẳng, SV bắt đầu cuộc sống lao động trí óc, học tập căng thẳng, thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người là nhận thức về thế giới xung quanh. Cùng với sự phát triển về ý thức trong quá trình học tập thì các chức năng tâm lý cũng được phát triển như tư duy, trí nhớ, chú ý... Học tập và giao tiếp là hai hoạt động tích cực biểu hiện trong nhân cách SV như chủ thể của lao động và giao tiếp có ý nghĩa nhất trong cấu trúc tự đánh giá nhân cách.

Định hướng giá trị của SV: Là phương thức SV sử dụng để phân biệt các sự vật hiện tượng theo ý nghĩa của chúng với bản thân, từ đó, hình thành nội dung cơ bản của xu hướng và động cơ hoạt động của SV. Để định hướng giá trị cho bản thân, SV lựa chọn 5 đặc điểm nổi bật của nhân cách con người hiện nay:

- Có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả.

- Năng động, nhanh thích nghi với hoàn cảnh.

- Sử dụng thành thạo ngoại ngữ.

- Dám nghĩ, dám chấp nhận mạo hiểm - Biết xây dựng cuộc sống gia đình.

Định hướng giá trị nghề nghiệp của SV: SV lựa chọn những nghề nghiệp có thu nhập cao, phù hợp với trình độ và sức khỏe, hứng thú và sở thích; có điều kiện chăm lo cuộc sống gia đình; có điều kiện phát triển năng lực; được xã hội tôn trọng;

đảm bảo yên tâm suốt đời; giúp ích cho nhiều người và có điều kiện tiếp tục học tập suốt đời.

Kết luận chương 1

Qua quá trình nghiên cứu lý luận, bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết chúng tôi đã xây dựng được hệ thống lý luận chung cho đề tài nghiên cứu.

Hệ thống lý luận được xây dựng có sự chọn lọc, mang tính khoa học làm công cụ cho việc nghiên cứu nội dung chính của đề tài, cụ thể:

- Đề tài đã lược hóa và làm sáng tỏ các khái niệm công cụ có liên quan như biện pháp, biện pháp giáo dục, biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực… Cách tiếp cận

các khái niệm như vậy đảm bảo sự logic vấn đề và bộc lộ rõ bản chất từng khái niệm được nêu.

- Đề tài cũng làm rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Lợi ích mà nó mang lại cho người học, giáo viên, nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Những lý luận đó cho thấy việc áp dụng giáo dục kỷ luật tích cực là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi nhà trường và mỗi giáo viên, nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm - Người trực tiếp quản lý nhóm lớp học sinh.

- Trong lý luận, đã phân tích và đưa ra các phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Trong mỗi phương pháp lại bao gồm nhiều biện pháp cụ thể, trong mỗi biện pháp lại bao gồm nhiều kỹ thuật thực hiện và giải quyết vấn đề.

Chương 2

Một phần của tài liệu De tai giáo dục kỷ luật tích cực (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w