Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC
2.3. Thực trạng ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn
2.3.1. Thực trạng mức độ vi phạm ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn và hệ quả của nó
Để làm sáng tỏ những thực trạng về biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của đội ngũ giảng viên và giáo viên chủ nhiệm nhà trường hiện nay, để kiểm chứng kết quả khảo sát, điều tra, làm căn cứ xác đáng hơn cho những nhận định của đề tài.
Chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của các đối tượng khảo sát về mức độ vi phạm ý thức tổ chức kỷ luật của SV, kết quả tổng hợp từ 300 khách thể nghiên cứu như sau:
Bảng 2.3.1. Thực trạng mức độ vi phạm ý thức tổ chức kỷ luật của SV trường CĐSP Lạng Sơn
Stt Tiêu chí biểu hiện vi phạm
Mức độ đánh giá
ĐTB Thứ
bậc Thường
xuyên Thỉnh
thoảng Không bao giờ
SL % SL % SL %
1 Lười biếng và trông chờ 185 61.7 75 25.0 40 13.3 2.48 1
2 Ăn quà vặt, làm việc riêng
trong lớp 107 35.7 138 46.0 55 18.3 2.17 2
3 Đi học muộn, bỏ giờ, bỏ tiết 86 28.7 126 42.0 88 29.3 1.99 3
4 Ghen tỵ với người khác 63 21.0 94 31.3 143 47.7 1.73 6
5 Tự cao tự mãn 39 13.0 101 33.7 160 53.3 1.60 7
6 Thiếu kính trọng thầy cô 21 7.0 41 13.7 238 79.3 1.28 8 7 Ý chí kém,ngại khó khăn 89 29.7 101 33.7 110 36.7 1.93 4 8 Thiếu tự chủ trong cuộc sống 65 21.7 75 25.0 160 53.3 1.68 6 9 Ăn nói thô tục,thiếu tế nhị 76 25.3 87 29.0 137 45.7 1.80 5 10 Không tôn trọng bạn bè 106 35.3 67 22.3 127 42.3 1.93 4 11 Sa đà vào các tệ nạn xã hội 27 9.0 47 15.7 226 75.3 1.34 8
12 Ăn mặc thiếu văn hóa sư
phạm 56 18.7 112 37.3 132 44.0 1.75 6
Từ kết quả tổng hợp chúng ta thấy rằng:
Mức độ vi phạm ý thức tổ chức kỷ luật ở SV còn diễn ra rất phổ biến ở hầu hết các tiêu chí được hỏi. Thậm chí trong đó có tiêu chí mức độ vi phạm thường xuyên rất cao như: Lười biếng và trông chờ, mức thường xuyên là 183/300 ý kiến , chiếm tỷ lệ 61.7%. Điểm trung bình của biểu hiện này là 2.48, thuộc mức độ cao, xếp thứ nhất; Ăn quà vặt, làm việc riêng trong lớp, mức thường xuyên 107/300 ý kiến, chiếm tỷ lệ 35.7%. Điểm trung bình của biểu hiện này là 2.17, thuộc mức độ trung bình, xếp thứ hai...
Trong các tiêu chí được điều tra, thì tiêu chí: Thiếu kính trọng thầy cô giáo, ở mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ nhỏ là 21/300 ý kiến, chiếm 7.0%, mức độ không
bao giờ là 283/300 ý kiến, chiếm tỷ lệ 79.3%, điểm trung bình là 1.28, xếp thứ tám;
Sa đà vào các tệ nạn xã hội, mức thường xuyên 27/300 ý kiến chiếm 9.0%, không bao giờ 226/300 ý kiến, chiếm 75.3%, điểm trung bình là 1.34, thuộc mức độ biểu hiện thấp.
Ngoài một vài tiêu chí được nhận định biểu hiện cao hoặc thấp như trên, phần lớn các tiêu chí còn lại đều có điểm trung bình trong khoảng từ 1.71- 2.4, thuộc mức độ đánh giá biểu hiện trung bình, nghĩa là có biểu hiện vi phạm, nhưng ở mức độ không thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, khách thể là sinh viên sư phạm, những giáo viên tương lai, là người kế cận sự nghiệp giáo dục thì dù mức độ biểu hiện như trên cũng là một thực trạng đáng lo ngại. Nhà trường cần có biện pháp giáo dục hữu hiệu hơn để đưa các em vào nền nếp, nội quy, bồi dưỡng đạo đức nhà giáo mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giáo dục.
Từ kết quả điều tra, để nhận định sự chênh lệch về kết quả giữa các tiêu chí được khảo sát, chúng ta có thể biểu diễn bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3.1. So sánh thực trạng mức độ vi phạm các tiêu chí về ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn
Qua biểu đồ so sánh, chúng ta nhận thấy: Mức độ vi phạm thường xuyên và thỉnh có tổng chung chiếm tỷ lệ cao hơn mức độ không bao giờ vi phạm. Đặc biệt,
khi so sánh mức độ đánh giá của các khách thể điều tra (phụ lục 2) thì có một sự trùng lặp và thống nhất cao của các đối tượng, nhất là thứ bậc các tiêu chí. Tất cả các khách thể cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm và sinh viên đều cho rằng, mức độ vi phạm nhiều nhất là: Lười biếng và trông chờ, xếp thứ nhất, mức độ biểu hiện cao; Ăn quà vặt, làm việc riêng trong lớp, xếp thứ hai; Đi học muộn, bỏ giờ, bỏ tiết, xếp thứ ba; Không tôn trọng bạn bè, xếp thứ tư… Những nhận định và đánh giá đó cho thấy độ tin cậy cao của kết quả điều tra khảo sát.
Từ những phân tích trên, chúng tôi đi đến một số nhận định sau:
- Mức độ vi phạm ý thức tổ chức kỷ luật của SV trường CĐSP Lạng Sơn vẫn khá phổ biến ở hầu hết các tiêu chí được tham hỏi. Nhất là SV còn vi phạm nhiều các khuyết điểm như: Lười biếng trong học tập, ăn quà vặt làm mất vệ sinh lớp học, đi học muốn hoặc trốn học, ý chí kém ngại khó khăn…
- Sự vi phạm ý thức tổ chức kỷ luật như trên sẽ để lại nhiều hậu quả tiêu cực trong giáo dục như: Ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường, làm giảm niềm tin của gia đình và xã hội đối với vai trò của trường CĐSP. Kết quả học tập và rèn luyện của SV thấp, không đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp sau khi ra trường, khó có thể đảm nhiệm vai trò của nhà giáo dục. Việc vi phạm ý thức tổ chức kỷ luật còn để lại những hệ lụy, làm tăng cường những ảnh hưởng tiêu cực, tạo cơ hội cho những thói hư, tật xấu xâm nhập vào nhà trường…
- Để giảm thiểu và triệt tiêu các hành vi vi phạm kỷ luật đó, nhà trường phải tiến hành nhiều biện pháp tác động giáo dục đồng bộ, từ khâu quản lý đến tổ chức thực hiện và kiểm tra - đánh giá SV. Trong đó việc đưa các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực vào nhà trường cần được quan tâm và ưu tiên để chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục ở mỗi SV.
2.3.2. Thực trạng mức độ tích cực trong ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn
Để tìm hiểu mức độ các hành vi tích cực của SV trong ý thức tổ chức kỷ luật, chúng tôi đã thiết kế phiếu hỏi với 10 tiêu chí cơ bản để khảo sát các đối tượng.
Qua điều tra phân tích trên 300 khách thể, kết quả chung thu được như sau:
Bảng 2.3.2. Thực trạng mức độ tích cực trong ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn.
Stt Những biểu hiện tích cực
Mức độ đánh giá
ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu kém
SL % SL % SL % SL %
1 Chăm chỉ, cần cù 30 10 68 22.7 129 43.0 73 24.3 2.18 9
2 Năng động và tích cực 19 6.3 52 17.3 162 54.0 67 22.3 2.08 10 3 Có ý chí vươn lên 56 18.7 79 26.3 116 38.7 49 16.3 2.47 2 4 Khiêm tốn học hỏi 44 14.7 74 24.7 102 34.0 80 26.7 2.27 6 5 Kính trọng thầy cô giáo 144 48.0 115 38.3 22 7.3 19 6.3 3.28 1 6 Thân ái giúp đỡ bạn 37 12.3 70 23.3 113 37.7 80 26.7 2.21 8
7 Quan tâm đến người
khác 55 18.3 78 26.0 97 32.3 70 23.3 2.39 4
8 Tự giác tích cực trong
học tập rèn luyện 42 14.0 50 16.7 141 47.0 67 22.3 2.22 7
9 Ăn mặc, nói năng lịch
sự, lễ phép 64 21.3 73 24.3
73 24.3 90 30.0 2.37 5
10 Sống giản dị, trung thực 64 21.3 72 24.0 103 34.3 61 20.3 2.46 3
Nhìn vào kết quả ở bảng thống kế trên chúng ta nhận thấy: Phần đa các tiêu chí về ý thức tổ chức kỷ luật của SV chỉ nằm ở mức độ biểu hiện trung bình với điểm trung bình trong khoảng từ 1.91-2.6 điểm. Duy nhất một tiêu chí có điểm trung bình là 3.28, thuộc mức độ biểu hiện khá, đó là kính trọng thầy cô giáo, xếp thứ nhất. Không có tiêu chí nào đạt mức độ nhận định đánh giá chung là tốt. Thậm chí còn có nhiều tiêu chí mức độ đánh giá tốt, khá rất ít như: Chăm chỉ, cần cù ở
mức độ tốt chiếm 10%, khá chiếm22.7%, trung bình chiếm 43.0%, yếu kém chiếm 24.3%, điểm trung bình là 2.18, xếp thứ chín; Tiêu chí: Năng động và tích cực ở mức tốt chỉ chiếm 6.3%, khá là 17.3%, trung bình là 54.0% và yếu kém còn 22.3%, điểm trung bình là 2.08, xếp thứ mười hay tiêu chí thân ái giúp đỡ bạn, ở mức tốt chiếm 12.3%, khá chiếm 23.3%, trung bình chiếm 37.7%, yếu kém chiếm 26.7%, điểm trung bình là 2.21, xếp thứ tám. Với điểm trung bình đó cũng cận mức yếu kém.
Mức độ đánh giá giữa các đối tượng về những biểu hiện tốt trong ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên (phụ lục 2) có sự chênh lệch đáng kể, không thống nhất và đồng đều như khi nhận định các hành vi vi phạm ý thức tổ chức kỷ luật như:
Tiêu chí ăn mặc, nói năng lịch sự, tế nhị, cán bộ quản lý nhận định ở thứ bậc 5, còn giảng viên, giáo viên chủ nhiệm và bản thân sinh viên lại nhận định ở thứ bậc 3.
Không chỉ có sự chênh lệch trong kết quả đánh giá mà các đối tượng khảo sát còn có những mâu thuẫn trong kết quả nhận định như: Tiêu chí có ý chí vươn lên được được nhận định ở mức độ khá cao ở tất cả các khách thể khảo sát, với điểm trung bình là 2.47, xếp thứ hai. Trong khi đó, tiêu chí năng động và tích cực lại được nhận định mức thấp nhất, với điểm trung bình là 2.08, xếp thứ mười hay tiêu chí chăm chỉ cần cù có điểm trung bình là 2.18, xếp thứ chín. Để kiểm chứng kết quả này, chúng tôi đã phỏng vấn và trao đổi với các đối tượng thì nhận thấy, các em rất muốn mình có điểm học tập và rèn luyện cao, mong muốn mình vươn lên và thành công trong học tập và sự nghiệp. Tuy nhiên trên con đường thực hiện ước mơ đó, các em còn thiếu nhiều kỹ năng sống như tinh thần vượt khó, sự tự chủ và độc lập, tính quyết đoán và bền bỉ, thay vào đó là sự lười nhác, e ngại tham gia với các hoạt động, tính bị động trong hành vi chiếm ưu thế. Qua thực tiễn là những giảng viên giảng dạy, chúng tôi thấy đây là một thực tế phổ biến ở SV, điều này đòi hỏi phải tạo động lực để thống nhất giữa ý chí và hành động thì sẽ phát triển tích cực những phẩm chất ở các em.
Để so sánh mức độ đánh giá chung giữa các tiêu chí được điều tra, thông quan kết quả số liệu bảng trên, chúng ta có thể biểu diễn bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3.2. So sánh mức độ tích cực trong ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn.
Qua biểu đồ, sự biến thiên giữa các tiêu chí về ý thức tổ chức kỷ luật tích cực của SV với các mức độ tốt, khá, trung bình, yếu kém thể hiện rất rõ nét. Điều này chứng tỏ sự thống nhất trong hành vi, ý thức kỷ luật của SV chưa nhất quán. Mặc dù có những biểu hiện tích cực ở mức trung bình chiếm đa số, mức tốt và khá có một tỷ lệ tương đối, song tính chất của các hành vi còn chênh lệch chưa tạo nên tính toàn vẹn trong sự phát triển phẩm chất nhân cách của sinh viên. So với yêu cầu nghề nghiệp và thực tiễn xã hội đề ra thì đây cũng là bài toán được đặt ra cho nhà trường trong quá trình đào tạo.
Từ những phân tích trên, chúng tôi có thể kết luận:
- Ý thức tổ chức kỷ luật của SV nhìn một cách tổng thể mới chỉ ở mức độ trung bình, mức độ tốt và khá có được biểu hiện ở hầu hết các tiêu chí song với tỷ lệ không cao. Hơn nữa nhiều tiêu chí mức độ biểu hiện yếu kém còn khá cao.
- Sự nhận định của các khách thể điều tra có sự chênh lệch thậm chí mâu thuẫn trong các ý kiến nhận xét, song đều có nguyên nhân và sự lý giải hợp lý, xác đáng, tin cậy. Xét cho cùng những mâu thuẫn đó đều nằm ở phía SV, đó là sự không thống nhất giữa ý thức và hành vi, mong muốn và hành động điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và rèn luyện, đó còn là cơ sở để nảy sinh các hành vi vi phạm ý thức tổ chức kỷ luật như thiếu trung thực trong thi cử, bị động trong cuộc sống…
- Tăng cường công tác quản lý, giáo dục đạo đức nhân cách cho SV, phát huy những hành vi tích cực, để giúp các em rèn luyện đạo đức nhà giáo là một nhiệm vụ quan trọng và bức thiết đối với nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để tạo động lực, khắc phục mâu thuẫn, xây dựng môi trường văn hóa sư phạm lành mạnh để các em học tập, rèn luyện là một hướng đi rất phù hợp đối với nhà trường trong hiện tại và tương lai.