Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn về công tác giáo dục kỷ luật tích cực

Một phần của tài liệu De tai giáo dục kỷ luật tích cực (Trang 30 - 36)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC

2.1. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn về công tác giáo dục kỷ luật tích cực

2.1.1. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn về sự cần thiết và tính hiệu quả khi áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi trên 300 khách thể nghiên cứu, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1.1. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn về sự cần thiết và hiệu quả áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Nhận thức Tiêu chí đánh giá Mức độ

SL %

Sự cần thiết

Rất cần thiết 263 87.7

Bình thường 27 9.0

Không cần thiết 10 3.0

Tính hiệu quả

Rất hiệu quả 199 66.3

Bình thường 59 19.7

Không hiệu quả 42 14.0

* Về sự cần thiết áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

Từ kết quả điều tra chúng ta thấy, phần đa các ý kiến đều cho rằng việc áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực là rất cần thiết, với số khách thể nhận định là 263/300, chiếm 87.7%/. Số lượng khách thể nhận định ở mức bình thường chiếm một tỷ lệ nhỏ, mức độ không cần thiết thì rất ít. Kết quả này phản ánh, đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và ý nghĩa của các biện pháp giáo dục tích cực. Đây là điều rất phù hợp với xu thế đổi mới công tác giáo dục nhân cách người học, theo sự định hướng và tinh thần

chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo hiện nay. Bởi lẽ, do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, do áp lực công việc, do nhận thức còn hạn chế nên trong công tác giáo dục, nhiều khi giáo viên đã sử dụng các biện pháp trừng phạt thể xác và tinh thần đối với người học, điều này để lại hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý, hằn sâu trong tâm hồn học sinh, sinh viên sự tiêu cực, phản giáo dục. Sự hệ lụy này đang là một điều nhức nhối đối với xã hội, gia đình và đối với chính mỗi học sinh, sinh viên. Đặc biệt, mức độ nhận định giữa các đối tượng có sự tương đồng cao, với tỷ lệ chênh lệch không đáng kể, điều này càng chỉ rõ sự nhận thức thống nhất và toàn diện ở các đối tượng. Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý có nhận thức sâu sắc và cao hơn cả, kết quả phân tích số liệu (phụ lục 2).

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: Nhận thức tính cần thiết và tầm quan trọng của việc áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong quá trình đào tạo của trường CĐSP Lạng Sơn của các khách thể điều tra là rất cao, phù hợp với điều kiện thực tế giáo dục hiện nay. Đây là cơ sở rất thuận lợi tạo ra điều kiện thiết thực khi tiến hành đổi mới phương pháp giáo dục ở nhà trường.

* Về hiệu quả áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Qua kết quả tổng hợp và thống kê cho thấy: Mức độ nhận định tính hiệu quả khi áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của các khách thể điều tra không cao và toàn diện như sự cần thiết áp dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Mức độ nhận định rất hiệu quả chỉ có 199/300 khách thể, chiếm 66.3%, mức độ bình thường 19.7%, còn một tỷ lệ đáng kể nhận định mức không hiệu quả chiếm 14.0%.

Để kiểm nghiệm kết quả xử lý số liệu trên, chúng tôi đã phối hợp các phương pháp phỏng vấn, trao đổi với chuyên gia và nghiên cứu sản phẩm hoạt động cho thấy: Số lượng khách thể nhận định bình thường và không hiệu quả còn nhiều là do các khách thể điều tra cho rằng: Vốn kiến thức, kỹ năng để tổ chức tiến hành các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của giảng viên và giáo viên chủ nhiệm nhà trường còn mỏng, chưa được tiếp cận hay tham gia tập huấn một cách bài bản nên

trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục. Hơn nữa, do sự trẻ hóa đội ngũ giảng viên của nhà trường trong những năm gần đây nên số lượng giảng viên trẻ đông, đa phần GV làm giáo viên chủ nhiệm. Mặc dù được đào tạo chuyên biệt và có trình độ song do kinh nghiệm thực tiễn giáo dục còn thiếu và chưa nhuần nhuyễn nên dù có áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực thì kết quả cũng không thể thay đổi tích cực tức thì, đòi hỏi phải có thời gian và sự trải nghiệm để tích lũy.

Để so sánh mức độ đánh giá của các đối tượng khảo sát, qua kết quả phân tích (phụ lục 2) cho thấy: Mức độ nhận thức Rất hiệu quả ở các khách thể điều tra là cán bộ quản lý chiếm tỷ lệ cao nhất (75.0%). Điều này cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường rất kỳ vọng và đặt niềm tin lớn vào đội ngũ giảng viên và giáo viên chủ nhiệm lớp. Điều đó cũng thể hiện mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý để tạo ra uy tín cho nhà trường, khẳng định sứ mạng và sự tồn tại, phát triển của nhà trường đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục hiện nay và tương lai.

Mức độ đánh giá rất hiệu quả thấp nhất lại là các khách thể giảng viên và giáo viên chủ nhiệm. Đây là các chủ thể trực tiếp tham gia vào công tác giáo dục của nhà trường, chiếm 57.5%. Điều này rất phù hợp với các ý kiến và sự phân tích kết quả điều tra như các nguyên nhân đã nêu ở trên. So sánh giữa nhận thức về sự cần thiết và tính hiệu quả của các khách thể điều tra, chúng ta có thể biểu diễn bằng biểu đồ đồ sau:

Biểu đồ 2.1.1. So sánh mức độ nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn về sự cần thiết và tính hiệu quả khi áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Những kết quả phân tích trên, chúng tôi đi đến những kết luận sau:

- Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm và sinh viên về sự cần thiết áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong nhà trường là rất toàn diện. Điều này phù hợp với quy luật phát triển giáo dục, với sự chỉ đạo của ngành và mong muốn của toàn xã hội, của bản thân người học trong quá trình đào tạo.

- Nhận thức về tính hiệu quả khi áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực còn chưa cao, thậm chí nhận định Không hiệu quả vẫn chiếm tỷ lệ tương đối.

Điều này cho thấy, các khách thể điều tra nhận thức và đánh giá đúng khả năng bản thân và thấy rõ những khó khăn vướng mắc khi áp dụng và chuyển đổi sang biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

- Việc triển khai tập huấn và bồi dưỡng về phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho đội ngũ giảng viên, giáo viên chủ nhiệm và sinh viên của nhà trường là một yêu cầu thiết thực hiện nay, để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là

bồi dưỡng và rèn luyện đạo đức nhà giáo cho sinh viên ngay từ khi học tập và rèn luyện trong nhà trường.

2.1.2. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn về các nội dung cần giáo dục cho sinh viên

Để tìm hiểu mức độ nhận thức về các nội dung cần giáo dục cho SV, chúng tôi đã căn cứ vào các tiêu chí trong chuẩn nghề nghiệp và các nội dung giáo dục mới trong nhà trường hiện nay. Kết quả phân tích trên 300 khách thể điều tra như sau:

Bảng 2.1.2. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn về nội dung cần giáo dục cho sinh viên

Stt Nội dung giáo dục

Mức độ đánh giá

ĐTB Thứ Quan trọng Bình bậc

thường

Không quan trọng

SL % SL % SL %

1 Phẩm chất chính trị 289 96.3 11 3.7 0 0.0 2.96 2

2 Pháp luật 273 91.0 23 7.7 4 1.3 2.90 4

3 Giới tính 226 75.3 48 16.0 26 8.7 2.67 7

4 Đạo đức nghề nghiệp 297 99.0 3 1.0 0 0.0 2.99 1

5 Môi trường 248 82.7 41 13.7 11 3.7 2.79 5

6 Lối sống, tác phong 278 92.7 22 7.3 0 0.0 2.93 3

7 Dân số 231 77.0 48 16.0 21 7.0 2.70 6

Từ kết quả tổng hợp trên chúng ta thấy:

Các nội dung cần giáo dục cho SV được các đối tượng khảo sát nhận định đều ở mức độ quan trọng rất cao, có điểm trung bình đều thuộc khoảng từ 2.41- 3.0, thuộc mức độ cao. Trong đó, các nội dung thuộc các tiêu chí trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở được nhận định cao hơn như: Đạo đức nghề nghiệp, có điểm trung bình là 2.99, xếp thứ nhất; Phẩm chất chính trị, có điểm trung bình là 2.96, xếp thứ hai; Lối sống, tác phong, có điểm trung bình là 2.93, xếp thứ 3. Trong các tiêu chí này, mức độ nhận định bình thường rất ít, mức không

quan trọng thì không có đối tượng nào nhận định. Kết quả đó cho thấy, các khách thể điều tra đều có nhận thức rất toàn diện và phù hợp với yêu cầu đặc thù của nhà trường trong đào tạo đội ngũ giáo viên.

Đối với các nội dung giáo dục khác, mặc dù mức nhận đinh quan trọng cao, song mức độ bình thường vẫn còn tỷ lệ tương đối. Mức Không quan trọng vẫn có một tỷ lệ nhỏ nhận định như: Giáo dục giới tính mức độ quan trọng có số lượng 226/300 ý kiến, chiếm 75.3%, bình thường là 48/300, chiếm 16.0%, không quan trọng là 26/300, chiếm 8.7%, có điểm trung bình là 2.67, xếp thứ bảy. Kết quả xử lý số liệu (phụ lục 2) cho thấy, tất cả các mức độ nhận định Không quan trọng đều là ý kiến của các khách thể điều tra là SV của nhà trường. Điều này cho thấy sự nhận thức của SV không toàn diện như các khách thể khác. Từ nhận thức này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tự ý thức, tự giáo dục rèn luyện của các em.

Để so sánh mức độ nhận thức của các khách thể về từng nội dung giáo dục chúng ta có biểu đồ biểu diễn như sau:

Biểu đồ 2.1.2. So sánh mức độ nhận thức của các khách thể về từng nội dung giáo dục.

Từ biểu đồ trên, chúng ta thấy giữa các nội dung cần giáo dục cho SV được các khách thể nhận định có sự chênh lệch nhưng không đáng kể.

Một phần của tài liệu De tai giáo dục kỷ luật tích cực (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w