Thực trạng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm trường CĐSP Lạng Sơn

Một phần của tài liệu De tai giáo dục kỷ luật tích cực (Trang 36 - 43)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC

2.2. Thực trạng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm trường CĐSP Lạng Sơn

2.2.1. Thực trạng các biện pháp giáo dục kỷ luật thiếu tích cực của cán bộ giảng viên, giáo viên chủ nhiệm trường CĐSP Lạng Sơn

Để đánh giá mức độ và tính chất của các biện pháp tác động giáo dục chưa tích cực của đội ngũ giảng viên, giáo viên chủ nhiệm nhà trường, chúng tôi đã lập phiếu điều tra và khảo sát trên các đối tượng. Qua thu thập, phân tích, xử lý số liệu bằng các công thức toán học, kết quả tổng hợp thu được như sau:

Bảng 2.2.1. Thực trạng các biện pháp giáo dục kỷ luật thiếu tích cực của cán bộ giảng viên, giáo viên chủ nhiệm trường CĐSP Lạng Sơn

Stt Biện pháp giáo dục

Mức độ sử dụng

ĐT B

Thứ bậc Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Bỏ qua khuyết điểm của sinh

viên coi như không biết 59 19.7 110 36.7 131 43.7 1.76 5 2 Trừng phạt bằng cách đánh vào

kinh tế, nộp tiền khi vi phạm 20 6.7 38 12.7 242 80.7 1.26 7 3 Bắt viết kiểm điểm và đưa ra trước

tập thể phê bình gay gắt. 134 44.7 63 21.0 103 34.3 2.10 2 4 Trừng phạt bằng đòn roi với sinh

viên vi phạm 0 0.0 0 0.0 300 100 1.00 8

5

Khai trừ ra tập thể lớp và không cho tham gia các hoạt động của tập thể

58 19.3 76 25.3 166 55.3 1.64 6

6 Đưa ngay lên khoa và hội đồng

kỷ luật của nhà trường 111 37.0 111 37.0 78 26.0 2.11 1

7 Hạ điểm học tập của SV 99 33.0 65 21.7 136 45.3 1.88 3

8

Báo cho phụ huynh sinh viên để phản ánh và yêu cầu gia đình lên

giải quyết 61 20.3 114 38.0 125 41.7 1.79 4

Qua kết quả trên cho thấy: Trong công tác giáo dục HSSV của nhà trường hiện nay, đội ngũ giảng viên và giáo viên chủ nhiệm vẫn còn sử dụng khá phổ biến các biện pháp giáo dục kỷ luật thiếu tích cực, mang tính trừng phạt đối với SV. Đặc

biệt là các biện pháp như: Đưa ngay lên khoa và hội đồng kỷ luật của nhà trường là 111/300, chiếm 37.0%, điểm trung bình 2.11, xếp thứ nhất; Bắt viết kiểm điểm và đưa ra trước tập thể phê bình gay gắt, điểm trung bình 2.10, xếp thứ hai. Hạ điểm học tập của sinh viên là 99/300, chiếm 33.0%, điểm trung bình 1.88, xếp thứ ba; Bỏ qua khuyết điểm của sinh viên coi như không biết là 59/300, chiếm 19.7%, điểm trung bình 1.76, xếp thứ năm. Như vậy, các biện pháp giáo dục kỷ luật thiếu tích cực mà giảng viên, giáo viên chủ nhiệm nhà trường thường xuyên sử dụng được chia ra theo hai chiều hướng đối lập nhau:

Một bộ phận thì quá nghiêm khắc, dùng sức mạnh của kỷ luật để giáo dục SV. Các biện pháp này ít nhiều mang lại hiệu quả trong việc cấm đoán đối với hành vi sai phạm của SV nhưng để lại hậu quả tiêu cực trong suy nghĩ, sự phản ứng, thậm chí ảnh hưởng đến nhân phẩm và danh dự của SV.

Một bộ phận thì lại buông lỏng, quá dễ dãi trong giáo dục SV, bỏ qua các sai phạm, coi như không biết. Cách làm này nhìn bề ngoài có vẻ nhận được sự đồng thuận của SV nhưng ẩn sâu bên trong là sự dung túng cho các sai phạm của SV với mức độ và tính chất ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các biện pháp thiếu tích cực được hỏi đều được giảng viên và giáo viên chủ nhiệm sử dụng, có những biện pháp mức độ không bao giờ sử dụng cao, thậm chí rất cao như: Trừng phạt bằng đòn roi với SV vi phạm tỷ lệ 300/300, chiếm 100%, điểm trung bình 1.0, xếp thứ tám; Trừng phạt bằng cách đánh vào kinh tế, nộp tiền khi vi phạm tỷ lệ 242/300, chiếm 80.7%, điểm trung bình 1.26, xếp thứ bảy. Khi trao đổi với giảng viên và giáo viên chủ nhiệm về vấn đề này, các đồng chí đều thống nhất quan điểm: SV là thế hệ đã trưởng thành, việc lạm dụng roi vọt không chỉ là phản giáo dục mà còn có thể gây nên những xung đột, mâu thuẫn thậm chí là phản kháng từ phía SV, một điều tuyệt đối nên tránh khi hành sử trong giáo dục ở bậc đại học. Một số giảng viên, giáo viên chủ nhiệm cũng chia sẻ, phần lớn SV đang học ở nhà trường là có hoàn cảnh khó khăn, nếu trừng

phạt bằng kinh tế thì các em lấy tiền đâu để nộp. Những cách làm và suy nghĩ đó của giảng viên là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn.

Để so sánh mức độ đánh giá và sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật thiếu tích cực của đội ngũ giảng viên, giáo viên chủ nhiệm nhà trường, chúng ta có thể so sánh bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2.1. So sánh thực trạng các biện pháp giáo dục kỷ luật thiếu tích cực của cán bộ giảng viên, giáo viên chủ nhiệm trường CĐSP Lạng Sơn

Từ biểu đồ và kết quả phân tích bảng 2.2.a chúng ta thấy: Hầu hết các biện pháp được điều tra đều được đánh giá ở mức điểm từ 1.71 - 2.4, thuộc mức độ trung bình. Nghĩa là có được sử dụng nhưng chỉ là đôi khi, thỉnh thoảng chứ không phải tuyệt đối.

Từ kết quả sử lý số liệu (phụ lục 2) chúng ta nhận thấy, mức độ đánh giá của các khách thể tuy có sự chênh lệch song không nhiều, duy nhất sự khác biệt lớn là ở biện pháp 1: Bỏ qua khuyết điểm của SV coi như không biết thì giảng viên, giáo viên chủ nhiệm và SV đều xếp thứ ba; cán bộ quản lý lại nhận định giảng viên và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên sử dụng nhiều hơn, xếp thứ nhất. Khi trao đổi

làm rõ vấn đề này bằng các phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến các đồng chí cán bộ quản lý, giảng viên và giáo viên chủ nhiệm chúng tôi thấy: Mặc dù có sự dễ dãi, bỏ qua khuyết điểm của SV như kết quả phân tích, song không phải giảng viên, giáo viên chủ nhiệm luôn luôn bao che, nuông chiều SV thái quá. Thực tế cho thấy, có những trường hợp được đưa lên khoa xử lý kỷ luật và đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường, nhưng do số lượng SV của các lớp hiện nay quy mô nhỏ hẹp dần, không muốn có sự biến động sĩ số. Đồng thời cũng xuất phát từ tấm lòng yêu thương muốn tạo điều kiện để các em sửa chữa sai phạm, định hướng lại bản thân và tiếp tục học tập rèn luyện nên việc xin giảm nhẹ hình thức xử lý đối với các em cũng là điều được đồng thuận từ nhiều phía.

Từ kết quả phân tích trên chúng tôi nhận định:

- Các biện pháp giáo dục kỷ luật chưa tích cực vẫn được giảng viên, giáo viên chủ nhiệm sử dụng một cách khá phổ biến ở hầu hết các biện pháp, mức độ và tính chất sử dụng tuy có khác nhau song được phân ra theo hai chiều hướng: Một bộ phận quá nghiêm khắc, nguyên tắc, máy móc. Còn một số lại buông lỏng khâu quản lý, giáo dục sinh viên trong nhà trường.

- Đánh giá mức độ sử dụng chung của các biện pháp thuộc nhóm điểm trung bình. Điều này đặt ra vấn đề cần có sự tư vấn, trợ giúp và bồi dưỡng giúp đội ngũ giảng viên, giáo viên chủ nhiệm nâng cao nhận thức và các kỹ năng để sử dụng hợp lý hơn các biện pháp giáo dục SV. Việc áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nhằm xây dựng môi trường văn hóa, tạo điều kiện cho SV học tập, sửa chữa khuyết điểm và sai phạm, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường nói chung và sự thành công của mỗi giảng viên, giáo viên chủ nhiệm nói riêng.

2.2.2. Thực trạng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm trường CĐSP Lạng Sơn

Để đánh giá xem đội ngũ giảng viên, giáo viên chủ nhiệm đã sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực hay chưa, mức độ và tính chất sử dụng như thế

nào, chúng tôi tiến hành khảo sát trên các đối tượng, kết quả tổng hợp và xử lý chung trên 300 khách thể như sau:

Bảng 2.2.2. Thực trạng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm trường CĐSP Lạng Sơn

Stt Biện pháp giáo dục

Mức độ sử dụng

ĐTB Thứ bậc Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 Tìm hiểu rõ nguyên nhân và đặt mình vào vị trí của sinh viên để đưa ra biện pháp giáo dục

58 19.3 179 59.7 63 21.0 1.98 3

2 Gặp riêng sinh viên để khuyên nhủ mong em sửa chữa khuyết điểm

92 30.7 162 54.0 46 15.3 2.15 1

3

Dùng dư luận tích cực của tập thể để giúp sinh viên nhận thức và sửa chữa hành vi

42 14.0 103 34.3 155 51.7 1.62 7

4 Phát huy vai trò tự quản của tập thể để các em nhắc nhở, giúp nhau cùng tiến bộ

98 32.7 144 48.0 58 19.3 2.13 2

5 Trao đổi với đồng nghiệp có kinh nghiệm để tìm cách giải quyết hợp tình, hợp lý

35 11.7 195 65.0 70 23.3 1.88 4

6

Kết hợp với gia đình, đoàn thanh niên, hội sinh viên đê giáo dục sinh viên vi phạm một cách thiện chí.

30 10.0 130 43.3 140 46.7 1.63 6

7

Tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, hấp dẫn, có ý nghĩa để sinh viên tham gia học tập rèn luyện

37 12.3 125 41.7 138 46.0 1.66 5

8 Trách phạt sinh viên vi phạm một cách công khai, công bằng và thiện chí trước tập thể.

77 25.7 156 52.0 67 22.3 2.03 3

Từ kết quả tổng hợp trên cho thấy: Các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực được giảng viên và giáo viên chủ nhiệm sử dụng ở mức độ Thường xuyên chưa cao như: Kết hợp với gia đình, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên để giáo dục sinh viên vi phạm một cách thiện chí chỉ chiếm 10%; Trao đổi với đồng nghiệp có kinh nghiệm để tìm cách giải quyết hợp tình, hợp lý chỉ chiếm 11.7%... Mức độ Thỉnh thoảng

chiếm tỷ lệ lớn nhất và đặc biệt mức độ không sử dụng vẫn có ở hầu hết các biện pháp, thậm chí có biện pháp tỷ lệ này còn rất cao như: dùng dư luận tích cực của tập thể để giúp SV nhận thức và sửa chữa hành vi chiếm tới 51.7%; Kết hợp với gia đình, đoàn thanh niên, hội SV để giáo dục SV vi phạm một cách thiện chí chiếm 46.7%.

Trong các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực được hỏi thì biện pháp được sử dụng nhiều nhất là: Gặp riêng SV để khuyên nhủ, mong sửa chữa khuyết điểm, điểm trung bình 2.15, xếp thứ nhất; Phát huy vai trò tự quản của tập thể để các em nhắc nhở, giúp nhau cùng tiến bộ, điểm trung bình 2.13, xếp thứ hai. Trong đó các biện pháp ít được sử dụng nhất là: Dùng dư luận tích cực của tập thể để giúp SV nhận thức và sửa chữa hành vi, điểm trung bình 1.62, xếp thứ bảy; Kết hợp với gia đình, đoàn thanh niên, hội SV để giáo dục SV vi phạm một cách thiện chí, điểm trung bình 1.63, xếp thứ sáu; Tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, hấp dẫn, có ý nghĩa để SV tham gia học tập rèn luyện, điểm trung bình 1.66, xếp thứ năm.

Kết quả phân tích số liệu trên các đối tượng khảo sát (phụ lục 2) cho thấy, tất cả các biện pháp được tham hỏi đều có mức độ nhận định chênh lệch nhau, tuy nhiên mức độ biến thiên không cao và có thể tin cậy để nhận định và đánh giá.

Để so sánh mức độ và tính chất sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của giảng viên và giáo viên chủ nhiệm, chúng ta có thể biểu diễn bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2.2. So sánh mức độ thực trạng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm trường CĐSP Lạng Sơn

Từ kết quả bảng số liệu và biểu đồ biểu diễn chúng ta thấy: Có tổng 5/8 biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực có điểm trung bình từ 1.71-2.4, thuộc mức độ trung bình. 3/8 biện pháp có điểm trung bình trong khoảng từ 1- 1.7 thuộc mức độ thấp.

Trong các biện pháp được điều tra thì mức độ Thỉnh thoảng được sử dụng và đánh giá khá tương đồng. Song sự chênh lệch giữa hai mức độ là thường xuyên sử dụng và không bao giờ sử dụng lại có sự phân biệt đáng kể như biện pháp 2 và biện pháp 3; biện pháp 4 và biện pháp 6…

Từ kết quả trên, chúng ta đi đến kết luận:

- Giảng viên và giáo viên chủ nhiệm nhà trường trong công tác giáo dục SV đã lựa chọn và sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Đây là điểm đáng mừng và là cơ sở rất quan trọng để tạo ra những dấu hiệu tích cực trong giáo dục.

Tuy nhiên, mức độ và tính chất sử dụng còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường hiện tại và tương lai.

- Trong các biện pháp tích cực được sử dụng vẫn còn có những biện pháp mức độ sử dụng thấp, thậm chí rất thấp. Mức độ chênh lệch trong việc lựa chọn và sử dụng các biện pháp cũng nảy sinh, đặc biệt là mức độ thường xuyên và không bao giờ sử dụng còn chiếm tỷ lệ cao.

- Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên, giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục là một việc làm rất cần thiết đối với nhà trường hiện nay để nâng cao chất lượng đào tạo. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong đổi mới phương pháp giáo dục là áp dụng sâu, rộng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, đem lại sự toàn diện trong cách hành xử của giảng viên, giáo viên chủ nhiệm đối với SV.

Một phần của tài liệu De tai giáo dục kỷ luật tích cực (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w