Khảo nghiệm một số biện pháp

Một phần của tài liệu De tai giáo dục kỷ luật tích cực (Trang 68 - 77)

Chương 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC

3.3. Khảo nghiệm một số biện pháp

Để đánh giá tính hiệu quả và khả năng ứng dụng của các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực vào thực tiễn hoạt động đào tạo của nhà trường, chúng tôi lựa chọn và tiến hành khảo nghiệm hai biện pháp:

- Tăng cường vai trò chủ đạo của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường CĐSP Lạng Sơn.

- Xây dựng và thực hiện chặt chẽ nội quy, quy chế của từng lớp, chi đoàn, chi hội, phát huy vai trò tự quản của SV.

3.3.1. Đối tượng khảo nghiệm

Xuất phát từ việc lựa chọn các biện pháp khảo nghiệm trong đề tài, đối tượng chúng tôi tiến hành tác động và thu thập thông tin, đánh giá sự chuyển biến trong khảo nghiệm bao gồm:

- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường CĐSP Lạng Sơn.

- Sinh viên hệ cao đẳng sư phạm lớp K17C trường CĐSP Lạng Sơn.

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

* Biện pháp 2. Tăng cường vai trò chủ đạo của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường CĐSP Lạng Sơn.

Nội dung: Tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm chuyên đề phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

+ Bài 1: Thực trạng, nguyên nhân và sự cần thiết chấm dứt giáo dục bằng trừng phạt.

+ Bài 2: Khái niệm và sự cần thiết sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

+ Bài 3: Các phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho SV trường CĐSP Lạng Sơn.

* Biện pháp 3: Xây dựng và thực hiện chặt chẽ nội quy, quy chế của từng lớp, chi đoàn, chi hội, phát huy vai trò tự quản của SV.

Nội dung: Tập huấn cho sinh viên chuyên đề kỹ năng xây dựng, duy trì nội quy lớp học.

+ Bài 1: Quy chế đào tạo đối với SV bậc cao đẳng đại học.

+ Bài 2: Kỹ năng xây dựng nội quy và duy trì ý thức kỷ luật lớp học.

3.3.3. Quy trình khảo nghiệm

- Bước 1: Xác định tên chuyên đề, nội dung khảo nghiệm trên các đối tượng.

- Bước 2: Xây dựng nội dung các chuyên đề.

- Bước 3: Tiến hành triển khai tập huấn trên các đối tượng.

- Bước 4: Đo và phân tích kết quả chuyển biến sau tác động.

- Bước 5: Đánh giá và hiệu chỉnh.

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

3.3.4.1. Kết quả khảo nghiệm đối với giáo viên chủ nhiệm

Qua tiến trình tổ chức bồi dưỡng chuyên đề về giáo dục kỷ luật tích cực cho 25 giáo viên chủ nhiệm lớp của nhà trường. Thông qua các bài giảng cơ bản như:

+ Bài 1: Thực trạng, nguyên nhân và sự cần thiết chấm dứt giáo dục bằng trừng phạt.

+ Bài 2: Khái niệm và sự cần thiết sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

+ Bài 3: Các phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho SV trường CĐSP Lạng Sơn.

Kết quả khảo nghiệm được đo bằng hệ thống các câu hỏi, bài tập trải nghiệm, thu thập các ý kiến phản hồi… Chúng tôi nhận thấy:

* Về mặt nhận thức:

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm sau tập huấn đã có nhận thức khá toàn diện và đúng đắn về biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực như:

- Nhận thức đúng đắn thế nào là biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, sự khác biệt giữa kỷ luật tích cực và trừng phạt thân thể người học. Đặc biệt nhiều giáo viên chủ nhiệm nhận ra rằng: trước đây thường hay bỏ qua lỗi lầm của SV cũng như la mắng là biện pháp không tích cực.

- Nhận thức toàn diện về thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến các biện pháp giáo dục thiếu tích cực của người giáo viên. Thấy rõ những lợi ích của việc áp dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với SV, giáo viên, nhà trường, gia đình và xã hội.

- Nắm vững được hệ thống các kiến thức về các phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong công tác quản lý nhóm lớp của người giáo viên chủ nhiệm lớp.

* Về mặt thái độ

- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tích cực tham gia các nội dung tập huấn.

Nhiều đồng chí sau tập huấn đã chủ động xin tài liệu nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm xử lý các tình huống giáo dục SV cụ thể như: Đồng chí Nông Thu Hoài, giảng viên của Khoa Ngoại ngữ, Đồng chí Đặng Thế Anh, giảng viên của Khoa Xã hội...

- Đa phần giáo viên chủ nhiệm tham gia các nội dung tập huấn đều có nhu cầu được bồi dưỡng và tập huấn với quy mô lớn hơn và các đồng chí đều cho rằng, cần áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực vào thực tiễn công tác chủ nhiệm của bản thân.

* Về mặt kỹ năng

Để đo sự chuyển biến về các kỹ năng, chúng tôi đã tiến hành kiểm nghiệm ý kiến trước tập huấn và sau tập huấn với các tiêu chí và kỹ năng trong từng biện pháp ở các mức độ Tốt, Khá, Trung bình, Yếu kém. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.3.4.1.a. Biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của giáo viên chủ nhiệm trường CĐSP Lạng Sơn trước và sau tập huấn

Nhóm biện pháp Biện pháp GDKLTC Mức độ thực hiện Trước TH Sau TH

ĐTB TB ĐTB TB

Biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp học

1 Xây dựng những quy tắc rõ ràng và cụ

thể 1.69  12 2.31 14

2 Khuyến khích động viên tích cực 2.21 9 2.54 6

3 Xử phạt phù hợp và nhất quán 2.18  10 2.46 9

4 Làm gương trong cách cư xử 2.53 1 2.71 1

Biện pháp tìm hiểu những khó khăn của SV

5 Tìm hiểu khó khăn về nhận thức 1.65  13 2.47 8 6 Tìm hiểu khó khăn về giao tiếp và đời

sống tình cảm 1.86  11 2.41 12

7 Tìm hiểu khó khăn về hoàn cảnh sống 2.34  8 2.42 11 8 Tìm hiểu khó khăn về lạm dụng cờ bạc,

rượu và ma túy 1.52  14 2.36 13

Biện pháp xây dựng nội quy lớp học

9 Thực hiện quy trình xây dựng nội quy

lớp học 2.38  6 2.51 7

10 Tổng hợp ý kiến của lớp 2.42  4 2.62 3

11 Đánh giá và phản hồi tích cực 2.39  5 2.43 10 Biện pháp

xây dựng tập thể lớp

12 Giao tiếp với SV 2.51  2 2.63 2

13 Tổ chức các buổi thảo luận chung 2.47  3 2.59 5

14 Giải quyết các xung đột 2.36  7 2.61 4

Điểm trung bình: 2.01 2.51

Nhìn vào kết quả bảng trên chúng ta thấy: Kỹ năng áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở giáo viên chủ nhiệm trước thực nghiệm có điểm trung bình là 2.01, thuộc mức độ Trung bình. Trong đó, trước thực nghiệm còn rất nhiều kỹ năng ở mức thấp có điểm trung bình từ 1- 1.7 như: Tìm hiểu khó khăn về lạm dụng cờ bạc, rượu và ma túy, điểm trung bình là 1.52, xếp thứ 14; Tìm hiểu khó khăn về nhận thức, điểm trung bình là 1.65, xếp thứ 13; Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán, điểm trung bình là 1.69, xếp thứ 12. Trong đó chỉ có một vài kỹ năng đạt mức cao như: làm gương trong cách cư xử, điểm trung bình là 2.53, xếp thứ nhất; Giao tiếp với sinh viên, điểm trung bình là 2.51, xếp thứ hai.

Kết quả sau tác động, điểm trung bình của các biện pháp là 2.51, thuộc mức độ cao. Tuy nhiên, điểm số này cũng mới chỉ thuộc mức vượt qua giới hạn điểm

trung bình. Như vậy, chúng ta thấy là các biện pháp tác động trên đối tượng thực nghiệm đã có sự chuyển biến tích cực. Do đó, biện pháp mà đề tài đưa ra một lần nữa chứng tỏ sự phù hợp với thực tiễn giáo dục của nhà trường và có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.

Để thấy rõ sự chuyển biến về các kỹ năng trong biện pháp giáo dục của đối tượng trước và sau thực nghiệm chúng ta có thể so sánh bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3.4.1.a. So sánh mức độ kỹ năng giáo dục kỷ luật tích cực của giáo viên chủ nhiệm trường CĐSP Lạng Sơn trước và sau tập huấn

Từ những kết quả trên chúng tôi kết luận:

- Sau khi tiến hành tập huấn các chuyên đề giáo dục kỷ luật tích cực, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có nhận thức toàn diện, sâu sắc hơn, hệ thống các kiến thức về giáo dục kỷ luật tích cực được hình thành và củng cố vững chắc.

- Sau tập huấn thái độ của giáo viên chủ nhiệm đã có những chuyển biến tích cực. Giáo viên chủ nhiệm tiếp nhận các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực một cách thiện chí.

- Hệ thống các biện pháp và kỹ năng thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có sự chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, do thời gian tập huấn và tiến hành áp dụng các biện pháp giáo dục tích cực chưa nhiều nên sự chuyển biến còn khiêm tốn. Đây là dấu hiệu thuận lợi và là cơ sở để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tiếp tục thực hành các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực theo hướng phát huy tính tích cực, phù hợp với nguyện vọng của SV và đảm bảo tính kỷ cương của nhà trường.

3.3.4.2. Kết quả khảo nghiệm đối với sinh viên

Để tìm hiểu những chuyển biến sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trên đối tượng SV, chúng tôi đã tập huấn các chuyên đề:

+ Bài 1: Quy chế đào tạo đối với SV bậc cao đẳng đại học

+ Bài 2: Kỹ năng xây dựng nội quy và duy trì ý thức kỷ luật lớp học

Đồng thời trong quá trình trực tiếp giảng dạy, theo dõi tiến trình học tập, rèn luyện của 43 SV lớp K17C kết quả thu được như sau:

- SV củng cố vững chắc hệ thống những kiến thức về nội quy, quy chế đào tạo trong quá trình học tập ở nhà trường, thấy rõ được quyền hạn, nhiệm vụ và những hành vi SV không được làm…

- SV có hệ thống các tri thức về quy trình xây dựng nề nếp, nội quy lớp học, có hiểu biết về cách lựa chọn đội ngũ ban tự quản, cách duy trì nề nếp ý thức tổ chức kỷ luật của tập thể…

- Về ý thức tổ chức kỷ luật của SV lớp K17C trước và sau tập huấn chuyên đề.

Để tìm hiểu ý thức tổ chức của SV sau khi tập huấn các chuyên đề, chúng tôi đã tiến hành quan sát, theo dõi tình hình học tập, rèn luyện của SV lớp K17C trong học kỳ I, thông qua giảng dạy trực tiếp các học phần tại lớp, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm đồng chí Đặng Thế Anh, tiếp xúc với ban cán sự lớp, dự giờ sinh hoạt lớp… Qua quá trình rèn luyện phấn đấu, kết quả điểm rèn luyện học kỳ I năm học 2014- 2015, chúng tôi so sánh với kết quả rèn luyện năm học 2013 - 2014 cho thấy:

Bảng 3.3.4.1.b. Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên lớp K17C trường CĐSP Lạng Sơn trước và sau tập huấn

Kết quả Xuất sắc Tốt Khá TB khá TB YK

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Trước tập huấn

(Năm thứ nhất) 5 11.4 22 50.0 17 38.6 0 0 0 0 0 0

Sau tập huấn (Học kỳ I năm thứ hai)

11 25.6 24 55.9 08 18.5 0 0 0 0 0 0

Qua so sánh đánh giá kết quả rèn luyện trước và sau tập huấn bảng trên cho thấy:

Việc áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực và bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cho SV để duy trì nề nếp, nội quy, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện của SV có kết quả tích cực. Tỷ lệ kết quả rèn luyện xuất sắc, tốt tăng lên, tỷ lệ khá trong rèn luyện giảm xuống.

Qua trực tiếp giảng dạy, theo sát tiến trình hoạt động của lớp chúng tôi nhận thấy, ý thức tổ chức kỷ luật của SV lớp có chuyển biến rõ rệt: Những biểu hiện sự vi phạm nội quy, quy chế như: Bỏ học, nghỉ giờ, trốn tiết, chây lười, ỉ lại… có chiều hướng thuyên giảm đáng kể. Nhường chỗ cho đó là những hành vi tích cực trong ý thức tổ chức kỷ luật tăng lên. Tập thể lớp đoàn kết, có bầu không khí tâm lý lành mạnh, đội ngũ ban cán sự năng động, tích cực, kỹ năng tự quản hình thành và ngày càng hoàn thiện…

Để so sánh kết quả chuyển biến trước và sau tập huấn các chuyên đề cho SV, chúng ta có thể mô phỏng bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3.4.1.b. So sánh kết quả rèn luyện của sinh viên lớp K17C trường CĐSP Lạng Sơn trước và sau tập huấn

Với kết quả chuyển biến sau tập huấn như trên, chúng tôi khẳng định: Việc xây dựng các chuyên đề tập huấn về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện trên khách thể SV đã mang lại hiệu quả thiết thực. Các biện pháp chúng tôi đề xuất trong đề tài là phù hợp, cần thiết và có tính khả thi.

Kết luận chương 3

- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn, bằng những căn cứ xác đáng và độ tin cậy cao, chúng tôi đã đề xuất hệ thống các biện pháp tăng cường, nâng cao công tác giáo dục cho SV nhà trường theo hướng giáo dục kỷ luật tích cực. Các biện pháp này được chúng tôi khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi và cho thấy sự tương quan đồng nhất và chặt chẽ. Những biện pháp đó mang tính phù hợp với thực tiễn công tác đào tạo của nhà trường, đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục cho đội ngũ giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, vì lợi ích của SV, phát huy được tính tự giác, tự rèn luyện của các em trong học tập rèn luyện.

- Để khảo nghiệm các biện pháp được đề xuất, chúng tôi xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiệm và SV. So sánh kết quả trước và sau tập huấn chuyên đề đều cho thấy có sự chuyển biến tích cực. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đã nâng cao nhận thức và kỹ năng sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong quản lý, điều khiển, điều chỉnh và giáo dục toàn diện. SV củng cố vững chắc các kiến thức về nội quy, quy chế đào tạo, hình thành kỹ năng tự quản trong học tập và rèn luyện, kết quả rèn luyện phát triển theo chiều hướng tích cực.

Một phần của tài liệu De tai giáo dục kỷ luật tích cực (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w