Nguyên nhân ảnh hưởng đến biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn

Một phần của tài liệu De tai giáo dục kỷ luật tích cực (Trang 50 - 56)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC

2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn

Trên cơ sở đánh giá thực trạng về nhận thức, biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên đều cho chúng ta một kết quả là: Việc áp dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực là điều rất cần thiết song nhận định khả năng áp dụng và tính hiệu quả thì lại không nhất quán. Ý thức tổ chức kỷ luật của SV còn nhiều biểu hiện chưa tốt, mức độ vi phạm còn khá phổ biến. Giảng viên, giáo viên chủ nhiệm đã áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực song mới chỉ ở mức trung bình, thậm chí còn thấp so với yêu cầu thực tiễn. Hiệu quả giáo dục chưa đạt được đúng như bản thân các biện pháp sử dụng có và mong muốn của giảng viên. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những rào cản, kìm hãm hiệu quả của những biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực được sử dụng.

Để phân tích rõ vấn đề này, chúng tôi đã khảo sát các đối tượng, trên cơ sở tổng hợp kết quả chung thu được như sau:

Bảng 2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn

Stt Các nguyên nhân

Nhận định

ĐTB Thứ

bậc Rất ảnh

hưởng Ít ảnh

hưởng Không ảnh hưởng

SL % SL % SL %

1 Sự biến đổi tâm sinh lý của sinh

viên 223 74.3 58 19.3 19 6.3 2.68 8

2 Tác động của nền kinh tế thị

trường 200 66.7 74 24.7 26 8.7 2.58 9

3 Công tác quản lý, giáo dục nhà

trường 252 84.0 34 11.3 14 4.7 2.79 4

4 Tính thiết thực của nội dung

giáo dục 235 78.3 56 18.7 9 3.0 2.75 5

5 Sự gương mẫu của giảng viên,

giáo viên chủ nhiệm 247 82.3 46 15.3 7 2.3 2.80 3

6 Sự quan tâm của các tổ chức

đoàn thể 237 79.0 50 16.7 13 4.3 2.75 5

7 Áp lực công việc và khó khăn

của đời sống 236 78.7 49 16.3 15 5.0 2.74 6

8 Sự điều hành pháp luật 229 76.3 48 16.0 23 7.7 2.69 7

9 Phương pháp giáo dục của giáo

viên chủ nhiệm 260 86.7 32 10.7 8 2.7 2.84 2

10 Tự ý thức, tự giáo dục của sinh

viên 276 92.0 20 6.7 4 1.3 2.91 1

11 Kết hợp gia đình - nhà trường - xã hội trong quản lý giáo, dục sinh viên

230 76.7 36 12.0 34 11.3 2.65 10

Để đảm bảo tính trung thực và chính xác khi thu thập thông tin ở bảng 2.4 chúng tôi lồng ghép các nguyên nhân khách quan và chủ quan khi điều tra.

Nguyên nhân chủ quan bao gồm: Sự biến đổi tâm sinh lý của sinh viên; Quản lý, giáo dục nhà trường còn thiếu sót; Tính hiết thực của nội dung giáo dục; Giảng viên, giáo viên chủ nhiệm chưa gương mẫu; Áp lực công việc và đời sống còn khó khăn; Một bộ phận thầy cô chưa quan tâm giáo dục kỷ luật tích cực; Tự ý thức,tự giáo dục của sinh viên chưa cao.

Nguyên nhân khách quan bao gồm: Tác động của nền kinh tế thị trường;

Nhiều tổ chức đoàn thể chưa quan tâm; Điều hành pháp luật chưa nghiêm; Kết hợp gia đình - nhà trường - xã hội thiếu chặt chẽ.

Nhìn vào kết quả tổng hợp số liệu chúng ta thấy rằng: Tất cả các nguyên nhân được khảo sát đều có ý kiến nhận định với điểm trung bình trong khoảng từ 2.41- 3.0, thuộc mức độ nhận định ảnh hưởng cao. Ý kiến đánh giá của các đối tượng khá thống nhất và tương đồng nhau (phụ lục 2), tỷ lệ cho rằng không ảnh hưởng vẫn còn song rất ít.

Nguyên nhân chủ quan hàng đầu được nhận định rất ảnh hưởng đến các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, kìm hãm tính hiệu quả của những tác động là do tự ý thức, tự giáo dục của SV chưa cao, với mức độ nhận định rất ảnh hưởng là 276/300 ý kiến, chiếm tỷ lệ 92.0%, điểm trung bình là 2.91, xếp thứ nhất. Bản thân SV cũng nhận định tiêu chí này rất cao, thậm chí hơn hẳn các khách thể khác với mức rất ảnh hưởng là 221/240 ý kiến, chiếm 92.1%. Điều này phản ánh đúng quy luật khách quan và chủ quan trong giáo dục, đặc biệt với bậc đại học, vai trò chủ động, tích cực, sự tự ý thức và tự rèn luyện của sinh viên càng là nhân tố quan trọng quy định đến chất lượng hiệu quả đào tạo.

Nguyên nhân rất ảnh hưởng tiếp theo là một bộ phận thầy cô chưa quan tâm giáo dục kỷ luật tích cực, với mức rất ảnh hưởng được nhận định là 260/300 ý kiến, chiếm 86.7%, điểm trung bình là 2.84, xếp thứ hai. Kết quả này phản ánh đúng thực trạng phần 2.2, thực trạng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho SV trường CĐSP Lạng Sơn. Sự chưa quan tâm đúng mực này được chia ra theo hai chiều hướng: Một là buông lỏng, không quan tâm đến công tác quản lý, giáo dục sinh viên. Hai là quá nghiêm khắc, nguyên tắc và máy móc, lạm dụng sức mạnh của sự trừng phạt khi giải quyết các vấn đề trong giáo dục SV.

Ngoài ra, các nguyên nhân được nhận định rất ảnh hưởng với mức độ cao đó là: Giảng viên, giáo viên chủ nhiệm chưa gương mẫu chiếm 82.3%, điểm trung

bình là 2.80, xếp thứ ba. Quản lý, giáo dục nhà trường còn thiếu sót 252/300, chiếm 84.0%, điểm trung bình là 2.79, xếp thứ tư.

Nguyên nhân được nhận định ảnh hưởng thấp nhất đó là: Kết hợp gia đình – nhà trường – xã hội thiếu chặt chẽ với tỷ lệ đánh giá rất ảnh hưởng 230/300 ý kiến, chiếm 76.7%, điểm trung bình là 2.65, xếp thứ mười. Tác động của nền kinh tế thị trường số lượng đánh giá rất ảnh hưởng 200/300, chiếm 66.7%, điểm trung bình là 2.85, xếp thứ chín. Các nguyên nhân được nhận định mức ảnh hưởng thấp hơn này đề thuộc nhóm các nguyên nhân khách quan.

Để thấy rõ mức độ, tính chất ảnh hưởng của các nguyên nhân được hỏi và sự khác biệt giữa các nguyên nhân trên, từ kết quả phân tích số liệu chúng ta có biểu đồ biểu diễn như sau:

Biểu đồ 2.4. So sánh mức độ nguyên nhân ảnh hưởng đến biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn

Nhìn vào biểu đồ chúng ta nhận thấy mức độ rất ảnh hưởng của các nguyên nhân đến hiệu quả của biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực chiếm ưu thế hoàn toàn.

Phân tích nguyên nhân này khẳng định cho chúng ta thấy sâu xa hơn lý do vì sao

mặc dù giảng viên, giáo viên chủ nhiệm đã áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực mà mức độ hành vi vi phạm ý thức tổ chức kỷ luật của SV vẫn còn phổ biến, những hành vi ý thức tích cực còn chưa đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn nhau.

Từ những số liệu và sự phân tích trên, chúng tôi đi đến kết luận:

- Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, và được các khách thể nhận định với sự tương đồng cao.

Những nguyên nhân này là rào cản trên con đường tiếp cận mục đích, mục tiêu giáo dục, làm cho kết quả mong đợi của nhà trường, của xã hội, của đội ngũ giảng viên, giáo viên chủ nhiệm và chính bản thân SV còn những hạn chế.

- Trong số các nguyên nhân trên thì tự ý thức, tự giáo dục của SV chưa cao, một bộ phận giảng viên chưa quan tâm đến biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, quản lý giáo dục nhà trường còn thiếu sót là những nguyên nhân then chốt. Đây cũng chính là ba chủ thể có mối tương tác thống nhất chặt chẽ với nhau: Quản lý là khâu điều hành, chỉ đạo - giảng viên là khâu tổ chức thực hiện - SV là chủ thể thực thi để hướng tới hoàn thiện chính bản thân.

- Các nguyên nhân chủ quan vẫn là các yếu tố ảnh hưởng tập trung và lớn nhất đến việc áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Do đó, muốn thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực có hiệu quả thì khi giải quyết các nguyên nhân này đòi hỏi phải có sự đồng bộ và nhất quán. Đặc biệt phải chú ý đến các nguyên nhân chủ quan.

Kết luận chương 2

Từ việc điều tra khảo sát, phân tích và xử lý số liệu, phỏng vấn và lấy ý kiến các khách thể về thực trạng công tác giáo dục kỷ luật tích cực cho SV trường CĐSP Lạng Sơn, chúng tôi kết luận.

- Về nhận thức: đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm và sinh viên nhà trường có nhận thức rất cao về việc cần thiết áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo của nhà trường, tạo điều kiện cho sinh viên học tập phấn đấu vươn lên.

- Về thực trạng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho sinh viên trong nhà trường: Trong công tác giáo dục, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm đã lựa chọn và vận dụng nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, song mức độ sử dụng chưa nhiều, mới ở mức trung bình. Thậm chí các biện pháp thiếu tính tích cực vẫn được giảng viên và giáo viên chủ nhiệm sử dụng với tần suất khá phổ biến. Đây là một vấn đề cần có sự điều chỉnh để khắc phục.

- Về thực trạng ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn:

Những biểu hiện vi phạm ý thức tổ chức kỷ luật còn diễn ra khá phổ biến, với tính chất hành vi ngày càng tăng. Các hành vi ý thức tổ chức kỷ luật tốt cũng mới chỉ đạt ở mức trung bình đòi hỏi phải có những đổi mới trong quản lý, biện pháp giáo dục để khắc phục và nâng cao chất lương hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục hiện nay và tương lai.

- Về các nguyên nhân ảnh hưởng: Có nhiều nguyên nhân tác động làm giảm tính hiệu quả của các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Nguyên nhân then chốt và chủ yếu vẫn là ở khâu quản lý giáo dục, tự ý thức tự giáo dục của sinh viên và sự gương mẫu, tâm huyết của đội ngũ giảng viên, giáo viên chủ nhiệm nhà trường.

- Việc lựa chọn và áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực vào quá trình đào tạo của nhà trường là một yêu cầu tất yếu vừa mang tính khách quan lại mang tính chủ quan sâu sắc, thiết thực. Vấn đề này cần có sự đầu tư thời gian và công sức, được tiến hành một cách bài bản, chuyên biệt mới mang lại hiệu quả như mong muốn.

Chương 3

Một phần của tài liệu De tai giáo dục kỷ luật tích cực (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w