Cơ sở của việc quy định kê biên tài sản thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 29 - 32)

Việc pháp luật THADS quy định về kê biên tài sản THADS xuất phát từ những cơ sở lý luận sau đây:

Thứ nhất, từ yêu cầu của việc khôi phục và bảo vệ các quan hệ xã hội hợp pháp bị xâm hại, đảm bảo cho các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh.

Mỗi khi quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu giải quyết, vì vậy đòi hỏi hoạt động xét xử phải kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Đồng thời, các phán quyết của Tòa án phải được thi hành nghiêm chỉnh, triệt để, kịp thời mới bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Trong hoạt động tổ chức thi hành án dân sự, phương châm chủ yếu vẫn là tăng cường công tác vận động giáo dục, thuyết phục, hoà giải để người phải thi hành án tự giác thi hành. Việc vận động, giáo dục, thuyết phục, hoà giải

đưa lại hiệu quả cao trong tổ chức thi hành án.

Tuy nhiên để giữ nghiêm pháp luật, bản án, quyết định của Tòa án được thi hành kịp thời, tăng cường pháp chế XHCN, thì trong thi hành án dân sự không chỉ có sử dụng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, hoà giải. Trong trường hợp đối tượng phải thi hành án cố tình chây ỳ, trốn tránh, thậm chí có thái độ thách thức, biểu hiện chống đối, tẩu tán tài sản, thì dứt khoát phải sử dụng quyền lực Nhà nước, phải áp có biện pháp buộc người phải thi hành án thi hành án, đó là biện pháp cưỡng chế.

Như vậy, khi bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành thì người phải thi hành án có nghĩa vụ tự nguyện thi hành; người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án thi hành án dân sự trong đó có biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản cũng chỉ nhằm mục đích chung nói trên.

Hiệu quả của việc cưỡng chế kê biên tài sản THADS là cơ sở, tiền đề cho sự thành công, hiệu quả của một vụ thi hành án về tài sản khi đương sự không tự nguyện thi hành. Kê biên tài sản THADS có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực các phán quyết dân sự về tài sản của Tòa án; bảo đảm yên dân;

giữ gìn được mối quan hệ đoàn kết; đảm bảo được an ninh trật tự ở địa phương.

Thứ hai, xuất phát từ sự thể hiện quyền lực Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự.

Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một trong sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án, được áp dụng khi người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền, hết thời gian tự nguyện đã được ấn định, có tài sản nhưng không tự nguyện thi hành. Khi được áp dụng sẽ tác động một cách mạnh mẽ, trực tiếp và dẫn đến hậu quả pháp lý là buộc người phải thi hành án phải thực hiện một cách thực tế, đầy đủ nghĩa vụ dân sự của họ và phải chịu mọi chi phí cưỡng chế cũng như hậu quả pháp lý tiêu cực khác. Thể hiện quyền năng của Cơ quan thi hành án, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp

luật, nhằm đảm bảo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, đúng pháp luật; đảm bảo việc thi hành án được nhanh gọn, dứt điểm.

1.1.3.2. Cơ sở thực tiễn

Trong thực tiễn cho thấy, khi có các quan hệ xã hội bị xâm hại được các chủ thể yêu cầu Tòa án giải quyết tức là một bên hoặc cả hai bên chủ thể của các quan hệ xã hội đó không chấp hành đúng quy định pháp luật tương ứng. Khi đã không có ý thức chấp hành đúng thì các chủ thể đó sẽ cố tình và tìm mọi biện pháp để lảng tránh quyền và nghĩa vụ mà pháp luật buộc phải tuân theo. Tòa án, nhân danh Nhà nước tiến hành xét xử và có những phán quyết cụ thể tại các bản án, quyết định. Đến giai đoạn thi hành án dân sự thì thực tiễn tổng kết cho thấy đa số các đương sự không tự nguyện thi hành.

Nguyên nhân không tự nguyện thi hành có thể là do người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án, tuy nhiên, phần nhiều là có điều kiện thi hành nhưng người phải thi hành án cố tình tẩu tán tài sản, kéo dài, chống đối không tự nguyện thi hành án.

Do đó, việc quy định các biện pháp cưỡng chế THADS trong đó có kê biên tài sản là xuất phát từ đòi hỏi của yêu cầu thực tiễn trong hoạt động thi hành án dân sự.

Ngay từ những văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên về pháp luật Thi hành án dân sự, từ Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 đến nay là Luật thi hành án dân sự năm 2008 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đều đã ghi nhận và quy định chế định các biện pháp cưỡng chế tài sản THADS trong đó có kê biên tài sản THADS ngày một hoàn thiện, đầy đủ hơn đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn Thi hành án dân sự đề ra.

Việc quy định các biện pháp cưỡng chế THADS trong đó có kê biên tài sản THADS đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết để Cơ quan Thi hành án dân sự tiến

hành các thủ tục thi hành án một cách linh hoạt, hiệu quả, ngăn chặn tình trạng người phải thi hành án tẩu tán, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng và thậm chí là việc hủy hoại tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

Đồng thời, việc quy định các biện pháp cưỡng chế THADS trong đó có kê biên tài sản THADS cũng đã góp phần nâng nâng cao ý thức, trách nhiệm cũng như thái độ ứng xử của người phải thi hành án trong việc thi hành nghĩa vụ của mình.

Như vậy, từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nêu trên cho thấy kê biên tài sản THADS được quy định trong Pháp luật THADS là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng. Việc áp dụng bảo đảm được hiệu quả hoạt động THADS vừa góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự vừa góp phần giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của đương sự và đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

1.2. CÁC YẾU TỐ VÀ TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP KÊ BIÊN TÀI SẢN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w