Hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến quy định kê biên tài sản thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 101 - 105)

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KÊ

3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến quy định kê biên tài sản thi hành án dân sự

Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định về kê biên tài sản THADS trong Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, một số quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan đến kê biên tài sản THADS như Bộ Luật dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở… cũng cần được nghiên cứu, rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, tăng cường hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Có thể nêu một số kiến nghị như sau:

Như tác giả đã phân tích trong phần đánh giá thực trạng thi hành quy định kê biên tài sản THADS hiện nay, quy định của pháp luật về thi hành án dân sự (Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC) có nội dung chưa phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Nhà ở năm 2005 liên quan đến việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khi kê biên tài sản đảm bảo thi hành án. Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định không có sự phân biệt việc bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho là hợp pháp hay không hợp pháp mà chỉ căn cứ vào thời điểm thực hiện giao dịch là kể từ khi có bản án, quyết định sơ thẩm.

Hiện nay, pháp luật về THADS không qui định cơ quan thi hành án, Chấp hành viên có quyền hủy bỏ hoặc yêu cầu Tòa án hủy bỏ giao dịch đã có hiệu lực giữa người phải thi hành án và người khác được thực hiện sau khi có bản án sơ thẩm.

Một số ý kiến cho rằng, căn cứ theo hướng dẫn của Thông tư 14, khi có cơ sở xác định người phải THA đã thực hiện giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản cho người khác kể từ khi có bản án, quyết định sơ thẩm thì vẫn tiến hành cưỡng chế kê biên tài sản. Tuy nhiên khi đã kê biên, thì cũng chưa thể xử lý tài sản để thi hành án được, vì gặp phải những vướng mắc như đã phân tích nêu trên. Ngược lại, một số ý kiến khác thì cho rằng chỉ căn cứ theo hướng dẫn trên thì chưa đủ cơ sở để kê biên xử lý tài sản.

Một số ý kiến cho rằng cần quy định thẩm quyền cho Chấp hành viên hoặc Tòa án hủy bỏ giao dịch của người phải thi hành án thực hiện kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm. Tuy nhiên, theo tác giả thì việc quy định thẩm quyền đó là điều không khả thi. Vì để hủy bỏ hay công nhận một giao dịch dân sự thì phải căn cứ vào Bộ luật dân sự và các luật có liên quan như Luật nhà ở, Luật đất đai, Luật công chứng …Theo quy định của pháp luật hiện nay, một giao dịch dân sự hợp pháp đã có hiệu lực thì không có căn cứ

pháp lý để hủy bỏ nó trừ trường hợp có căn cứ cho thấy giao dịch đó thuộc một trong các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu.

Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Một trong những sửa đổi, bổ sung quan trọng, có ý nghĩa đối với công tác thi hành án dân sự đó là Luật đã sửa đổi một số quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong các vụ việc, vụ án về dân sự, theo đó thì một số tranh chấp, yêu cầu trong lĩnh vực thi hành án dân sự sẽ được Tòa án thụ lý giải quyết.

Cụ thể: Tại khoản 10, 11 Điều 25 quy địnhnhững tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa ánđược sửa đổi, bổ sung như sau:

10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Khoản 7 Điều 26 quy địnhnhững yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa ánđược sửa đổi, bổ sung như sau:

7. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”.

Như vậy, kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực thì việc khởi kiện, thì những yêu cầu và tranh chấp trên sẽ được Tòa án thụ lý giải quyết.

Tuy nhiên, đây chưa phải là điều kiện đủ để tháo gỡ vướng mắc vì vấn đề quan trọng nhất là cần có một căn cứ pháp lý rõ ràngđể hủy bỏ giao dịch (kể cả giao dịch hợp pháp và giao dịch không hợp pháp phát sinh từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm) giữa người phải thi hành án với người khác,nếu giao dịch đó không nhằm mục đích để thi hành án. Có như vậy thì Chấp hành viên mới có cơ sở để tiến hành kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án.

Do đó, theo tác giả để giải quyết vấn đề trên, thì cần phải sửa đổi, bổ

sung Bộ luật dân sự theo hướng bổ sung thêm căn cứ “Giao dịch dân sự vô hiệu do người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng chưa thi hành xong”. Điều luật có thể được quy định như sau:

Giao dịch dân sự của người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng chưa thi hành xong, thực hiện kể từ khi có bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án mà không phải để thi hành phần nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên, thì trong thời hiệu yêu cầu thi hành án hoặc trong quá trình giải quyết việc thi hành án, chấp hành viên, người được thi hành án hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch đó vô hiệu.

Về ý nghĩa thực tiễn, điều luật bổ sung này sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, hạn chế việc tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án bằng các giao dịch dân sự và điều quan trọng là nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người được thi hành án.

Ngoài ra, để Chấp hành viên thực hiện được quyền yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự nêu trong trường hợp trên là vô hiệu, Bộ luật Tố tụng dân sự cần được bổ sung quy định về thẩm quyền khởi kiện của Chấp hành viên và thẩm quyền thụ lý giải quyết của Tòa án đối với yêu cầu của Chấp hành viên trong trường hợp này.

Đối với việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở và đất ở thì cần quy định thống nhất, cụ thể theo tác giả thì nên quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà thống nhất với chuyển quyền sở dụng đất ở tại thời điểm đi đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Bởi vì, khi một hợp đồng giao dịch chuyển quyền sở hữu nhà được thực hiện có công chứng, chứng thực tức là công nhận một giao dịch hợp pháp về phía đương sự (hợp đồng có thực, được thực hiện tự nguyện không bị cưỡng ép, đe dọa, lừa dối…). Tuy nhiên, để sự thỏa thuận tự nguyện của các đương sự được Nhà nước công nhận và có sự quản lý hợp pháp thì cần phải có cơ quan chuyên môn, chuyên ngành đăng

ký và ghi nhận thì sự tự nguyện, ý chí của các bên đương sự mới được công nhận chính thức, hợp pháp và được bảo hộ về pháp luật.

Tóm lại, để tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ để tăng cường hiệu quả của việc thực hiện quy định kê biên tài sản THADS, tác giả kiến nghị hoàn thiện các Văn bản quy phạm pháp luật liên quan, cụ thể:

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011, cần bổ sung các quy định về tư cách khởi kiện, việc thụ lý và giải quyết việc xác định hợp đồng dân sự được xác lập sau khi có bản án, quyết định của Tòa án giữa người phải thi hành án và người liên quan là vô hiệu

- Bộ luật dân sự năm 2005 cần quy định bổ sung trường hợp Giao dịch dân sự vô hiệu do người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng chưa thi hành xong.

- Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2003, Luật Nhà ở năm 2005 cần sửa đổi thống nhất quy định về xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất thống nhất kể từ thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu (đối với nhà ở) và quyền sử dụng (đối với quyền sử dụng đất) để làm căn cứ xác định để kê biên tài sản THADS.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w