Những quy định cụ thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 49 - 72)

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN

2.1.2. Những quy định cụ thể

Về quy định bảo quản tài sản bị kê biên, Điều 45 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 quy định ba hình thức để bảo quản tài sản kê biên đó là: Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của họ hoặc người đang sử dụng bảo quản; Giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản; Bảo quản tại kho của Cơ quan thi hành án.

Pháp lệnh THADS năm 2004 đã bổ sung một quyền quan trọng, cần thiết cho Chấp hành viên là quyền đưa tài sản về kho của Cơ quan Thi hành án hành án để bảo quản. Quy định này nhằm giải quyết những vướng mắc trong trường hợp tài sản bị kê biên bị người phải thi hành án hoặc người đang sử dụng tài sản cố tình tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, để tránh sự tùy tiện của Chấp hành viên khi đưa tài sản đã kê biên về kho Cơ quan thi hành án trong khi điều kiện bảo quản chưa đảm bảo, góp phần giảm chi phí cưỡng chế thi hành án nếu không cần thiết; Điều 25 Nghị định 173/2004/NĐ-CP quy định về sự ràng buộc cho Chấp hành viên về thứ tự giao tài sản để bảo quản, đó là việc đưa tài sản bị kê biên về bảo quản tại kho của Cơ quan Thi hành án dân sự là hình thức cuối cùng. Cụ thể: tài sản kê biên được giao cho người phải thi hành án, chủ sở hữu hoặc thân thích của người đó bảo quản; nếu tài sản không phải đang do người phải thi hành án, chủ sở hữu bảo quản thì tài sản kê biên được giao cho người đang sử dụng, quản lý tài sản bảo quản; nếu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý tài sản, người thân thích của người phải thi hành án không nhận bảo quản hoặc xét thấy có dấu hiệu tẩu tán, hủy hoại tài sản, cản trở việc thi hành án thì tùy từng trường hợp cụ thể tài sản kê biên được giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản hay bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án.

Việc bảo quản tài sản đã kê biên là vàng bạc, kim khí, đá quý, ngoại tệ cũng có sự sửa đổi. Nếu như Pháp lệnh THADS năm 1993 quy định bảo quản tại kho bạc Nhà nước, thì tại Điều 45 Pháp lệnh THADS năm 2004 và Điều 25 Nghị định 173/2004/NĐ-CP đã phân biệt: trường hợp tài sản thuộc diện tịch thu sung công mà chưa xử lý thì Chấp hành viên phải gửi tài sản này tại Kho bạc Nhà nước cùng cấp theo quy định chung; trường hợp tài sản bị kê biên để đảm bảo thi hành các nghĩa vụ về tài sản thì Chấp hành viên phải làm thủ tục gửi các tài sản này vào Ngân hàng.

Về vấn đề định giá tài sản đã kê biên, được quy định tại Điều 43 Pháp lệnh THADS năm 2004.

Pháp lệnh THADS năm 1993 không có quy định cụ thể về quyền khiếu nại của đương sự trong việc định giá. Pháp lệnh THADS năm 2004 không những đã xác lập quyền khiếu nại mà còn mở rộng diện được khiếu nại bao gồm: người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích liên quan. Theo đó, các khiếu nại về việc định giá tài sản kê biên cũng được giải quyết như một hành vi của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án. Quy định về quyền khiếu nại về giá là điểm mới của Pháp lệnh THADS năm 2004 nhằm đảm bảo quy định một quy trình thi hành án ngày càng chặt chẽ, khách quan, dân chủ.

Trên thực tế, việc định giá qua Hội đồng định giá cũng bộc lộ những bất cập nhất định, đó là nhiều người tham gia vào việc định giá nhưng chỉ một mình Chấp hành viên là người phải chịu trách nhiệm. Trường hợp thiếu sự phối hợp trong việc cử người tham gia hoặc thiếu chuyên môn của chính người được cử cũng ảnh hưởng đến kết quả định giá.

Tham khảo pháp luật của các nước, bên cạnh một số nước không có cơ chế xác định giá khởi điểm mà theo hướng “ giá nào cũng bán” hoặc “ giá của vật tức giá thị trường chấp nhận trả” thì cũng có nhiều nước vẫn xác định giá khởi điểm như Nhật Bản, Liên bang Nga… Pháp luật của các nước này quy định người có thẩm quyền định giá hoặc lựa chọn định giá viên trong trường hợp định giá có khó khăn cho Chấp hành viên bởi việc định giá khởi điểm không phải là giá bán tài sản, giá trị của tài sản chính là giá bán được tài sản, tức giá mà thị trường chấp nhận trả cho tài sản đó. Trường hợp đương sự không nhất trí với giá mà Chấp hành viên đã định thì có quyền yêu cầu định giá lại. Tại thời điểm Pháp lệnh THADS năm 2004 thì chưa đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên vấn đề này đã được khắc phục trong Luật THADS năm 2008 với quy định giao cho Tổ chức Thẩm định giá có chuyên môn trong việc định giá tài sản.

Về căn cứ định giá tài sản, thì khoản 4 Điều 43 Pháp lệnh yêu cầu là

“căn cứ giá thị trường” nhưng pháp luật chưa quy định như thế nào là giá thị

trường, giá do cơ quan nào cung cấp, thông tin về giá nào được chấp nhận. Ví dụ, về giá trị quyền sử dụng đất, có nơi Chấp hành viên tham khảo giá từ Sở Tài nguyên môi trường, có nơi từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, có nơi tham khảo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giá bán trong thời gian gần nhất… mà không có quy định thống nhất về giá. Chỉ riêng về giá của quyền sử dụng đất cũng đã nảy sinh mâu thuẫn giữa pháp luật và thực tế, đó là theo quy định thì “…không được thấp hơn khung giá do Ủy ban nhân dân quy định” và phải “căn cứ vào giá thị trường” trong khi thực tế có trường hợp giá thị trường thấp hơn khung giá do Ủy ban nhân dân quy định.

Về vấn đề bán tài sản đã kê biên, được quy định tại Điều 47 Pháp lệnh THADS năm 2004; Thủ tục bán đấu giá tài sản đã kê biên được quy định tại Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ.

Để đảm bảo sự khách quan trong việc bán tài sản, đồng thời tạo sự chủ động cho Chấp hành viên, Pháp lệnh THADS năm 2004 quy định bổ sung thêm một phương thức mới, hình thức bán không qua thủ tục bán đấu giá do Chấp hành viên tiến hành đối với tài sản kê biên có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 10 triệu đồng và việc bán đấu giá tài sản để thi hành án cũng không chỉ giới hạn ở việc ủy quyền cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá thuộc Sở Tư pháp mà còn có thể do các tổ chức bán đấu giá được thành lập theo quy định của pháp luật tiến hành.

Như vậy, quy định mới đã tạo điều kiện cho Cơ quan Thi hành án có thêm sự lựa chọn, nhất là ở các thành phố lớn, thực hiện việc ủy quyền bán đấu giá tài sản được thuận tiện, nhanh chóng.

Trường hợp tài sản trị giá dưới năm trăm ngàn đồng hoặc tài sản thuộc diện mau hỏng, Chấp hành viên có thể tổ chức bán thông thường trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày kê biên. Quy định này tạo điều kiện cho Chấp hành viên quyền chủ động trong quá trình giải quyết thi hành án. Đối với tài sản tươi sống, mau hỏng, nếu không có ai trả giá cao hơn thì Chấp hành viên có

quyền bán với giá đã định hay giá do các bên đương sự thỏa thuận. Nếu vẫn không bán được thì Chấp hành viên có thể bán với giá thấp hơn giá đã định;

nếu vẫn không bán được thì Chấp hành viên trả lại tài sản đó cho người phải thi hành án. Nếu người phải thi hành án không nhận lại thì Chấp hành viên có quyền tiêu hủy theo quy định tài Điều 36 của Pháp lệnh THADS năm 2004.

Kế thừa quy định của Pháp lệnh THADS năm 1993 về việc người phải thi hành án có quyền chuộc lại tài sản đã kê biên, Điều 47 Pháp lệnh THADS năm 2004 đã có sự sửa đổi một cách cơ bản: thay vì cho phép người phải thi hành án được chuộc lại tài sản kể cả khi tài sản đã được bán đấu giá không cần sự thỏa thuận của người mua được tài sản nếu họ chưa hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu, Điều 47 quy định: quyền chuộc lại tài sản chỉ được thực hiện trước khi tài sản được bán đấu giá một ngày với điều kiện phải nộp đủ tiền thi hành án, bồi hoàn các chi phí thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản và thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án. Quy định này bảo vệ được quyền lợi của người mua được tài sản và khuyến khích việc mua tài sản bán đấu giá để thi hành án.

Về vấn đề xử lý tài sản kê biên không bán được, được quy định tại Điều 48 Pháp lệnh THADS năm 2004.

Trong trường hợp tài sản kê biên không bán được, trong phạm vi mười ngày làm việc kể từ ngày bán đấu giá không thành, Chấp hành viên tổ chức định giá lại theo hướng giảm giá (mỗi lần giảm không quá mười phần trăm) để tiếp tục bán đấu giá. Quy định về mức giảm mang tính thực tế và linh hoạt đã giải quyết được vướng mắc của Pháp lệnh THADS năm 1993.

Nếu sau hai lần giảm giá mà tài sản vẫn không bán được, Chấp hành viên yêu cầu người được thi hành án nhận tài sản theo giá đã giảm để thi hành án. Nếu người được thi hành án không nhận thì Chấp hành viên trả lại tài sản cho người phải thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế khác. Tuy nhiên, trong thực tế đã nảy sinh tình huống Chấp hành viên trả lại tài sản nhưng

người phải thi hành án không nhận lại tài sản, bắt buộc Chấp hành viên phải lưu giữ tại kho của Cơ quan Thi hành án mà không có phương án xử lý.

Tóm lại: Pháp lệnh THADS năm 2004, với các quy định về cưỡng chế THADS trong đó có kê biên tài sản đã được sửa đổi, bổ sung đáp ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; cụ thể hóa các quy định của Bộ luật dân sự về đối tượng nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ dân sự, tạo ra các công cụ hữu hiệu để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự; tôn trọng quyền định đoạt của đương sự, tạo khả năng cao nhất cho các bên lựa chọn phương thức thực hiện nghĩa vụ, kể cả khi bị áp dụng biện pháp cưỡng chế; quy định cụ thể, chi tiết, đầy đủ nhất về căn cứ, thủ tục, điều kiện thay đổi, chấm dứt các biện pháp cưỡng chế để Chấp hành viên thống nhất áp dụng trong khi tác nghiệp và làm căn cứ để các đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

2.2. QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KÊ BIÊN TÀI SẢN TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2008

Pháp lệnh THADS năm 2004 sau gần 5 năm triển khai, thực hiện đã thu được nhiều kết quả quan trọng, nhìn chung, các quy định về thủ tục thi hành án dân sự đã thể hiện được quan điểm cải cách Tư pháp, cải cách hành chính, phù hợp với sự chuyển đổi của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, tháo gỡ kịp thời một số vướng mắc, tồn tại trong công tác thi hành án dân sự, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ được đặt ra thì Pháp lệnh THADS năm 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nhất là quy định về trình tự, thủ tục, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thi hành án…

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Quốc hội khóa XII ngày 14/11/2008 đã biểu quyết thông qua Luật Thi hành án dân sự. Luật THADS đã dành hẳn từ Mục V đến Mục X, chương IV, bao gồm các điều từ Điều 70 đến Điều 141 để quy định về các biện pháp cưỡng chế THADS; trong đó, từ

Mục V, VI, VIII bao gồm các điều: từ Điều 84 đến Điều 106; từ Điều 110 đến Điều 113 để quy định về kê biên tài sản THADS ở Việt Nam. Đây là phần quy định về kê biên tài sản lớn nhất với 27 điều (nhiều hơn gấp hai lần) so với Pháp lệnh THADS năm 2004 cùng về nội dung.

Khi nghiên cứu Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì Luật đã có nhiều quy định mới, bổ sung, sửa đổi một số vấn đề liên quan đến quy định về kê biên tài sản THADS, đó là:

- Quy định mới về thủ tục cưỡng chế kê biên đối với tài sản là quyền sở

hữu trí tuệ.

Cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập nhiều Công ước quốc tế có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Trips), ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ ngày 13/7/2000, và đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO từ ngày 07/01/2007. Một trong các cam kết quan trọng được quy định trong các văn kiện pháp lý quốc tế mà các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ tuân theo đó là vấn đề bảo vệ và thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ. Để thực thi có hiệu quả các cam kết quốc tế, Việt Nam đã từng bước nội luật hóa các quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong các văn kiện pháp lý quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, pháp luật về THADS trước đây lại chưa đề cập cụ thể, rõ ràng về quy trình, thủ tục cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, do đó, khi phải cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, Cơ quan Thi hành án dân sự đã lúng túng và gặp phải không ít khó khăn nhất định. Chính vì vậy, Luật THADS năm 2008 đã quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, Chấp hành viên có quyền ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên.

Kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án là một trong những nội dung mới của Luật thi hành án dân sự được quy định tại Điều 84 Luật thi hành án dân sự. Vì vậy, khi thực hiện việc kê biên quyền sở hữu trí tuệ phải nắm được các đặc thù về quyền sở hữu trí tuệ.

Quyền sở hữu trí tuệ là loại tài sản “vô hình” con người không thể cầm, nắm được và theo Luật sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ được chia làm hai lĩnh vực chính: đó là quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.

Trong đó, quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với các sản phẩm sáng tạo của trí tuệ con người được khai thác trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp có thể trong cả lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Pháp luật Việt Nam ghi nhận đối tượng của sở hữu công nghiệp có thể là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi, xuất xứ hàng hóa...;

quyền tác giả liên quan đến các sáng tác trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật như các tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, khoa học...

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo. Đó là độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức, cho phép họ được sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của một sản phẩm sáng tạo.

Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đó là quyền tác giả các tác phẩm văn học và nghệ thuật bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản; một sáng chế hay giải pháp hữu ích, trong đó sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội còn giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; là bí mật kinh doanh, để được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh, thông tin phải có đủ các điều kiện sau đây: không phải là hiểu biết thông thường; có giá trị thương mại đối với người nắm giữ thông tin đó và đem lại cho chủ sở hữu lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh những

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 49 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w