Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện tốt quy định về kê biên tài sản thi hành án dân sự trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 105 - 118)

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KÊ

3.2.3. Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện tốt quy định về kê biên tài sản thi hành án dân sự trong

Sau khi đã hoàn thiện các chế định về kê biên tài sản THADS, đã góp phần tạo được hành lang pháp lý cơ bản đảm bảo cho công tác này được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất và đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, để hoạt động nghiệp vụ về kê biên tài sản thực sự đạt hiệu quả thì phải cần có các biện pháp bảo đảm như yếu tố con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị, trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp với Cơ quan Thi hành án dân sự, công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện trong kê biên tài sản THADS.

3.2.3.1. Về công tác cán bộ

Chủ thể trực tiếp áp dụng các hình thức kê biên tài sản THADS, thực hiện các trình tự, thủ tục trong khi kê biên đó là các Chấp hành viên của Cơ quan THADS.

Để thực hiện nhiệm vụ này được chính xác, đúng pháp luật, đúng thời điểm thì đòi hỏi những cán bộ của Cơ quan THADS phải có trình độ hiểu biết, năng lực chuyên môn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ; phải có phẩm chất chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trong sáng; phải có tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nhiệm vụ, vì quyền lợi hợp pháp của công dân.

Thứ nhất, phải có trình độ chuyên môn

Đây là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất bởi vì: trong thực tế các vụ việc phải tiến hành cưỡng chế rất đa dạng và phức tạp; người phải thi hành án trong trường hợp này luôn tìm mọi biện pháp, thủ đoạn để giấu, tẩu tán tài sản, cố tình chống đối đến cùng để nhằm trốn tránh nghĩa vụ phải thi hành án.

Do vậy, người cán bộ của Cơ quan Thi hành án dân sự phải có trình độ chuyên môn vững mới đánh giá được hết những tình huống phát sinh trong thực tiễn để xác định được tài sản có phải thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hay không; sau đó quyết định áp dụng biện pháp kê biên hay không kê biên; kê biên vào thời điểm nào; tài sản nào được kê biên, tài sản nào không được kê biên; giới hạn giá trị khi kê biên tài sản. Trong thực tiễn, nhiều trường hợp Chấp hành viên do trình độ chuyên môn kém nên đã xác định sai đối tượng phải thi hành án; kê biên tài sản không được kê biên…

dẫn đến hậu quả nghiêm trọng buộc phải xử lý hình sự.

Thứ hai, chủ thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản THADS phải có đạo đức nghề nghiệp; bản lĩnh vững vàng trong khi thi hành công vụ.

Người cán bộ Cơ quan Thi hành án dân sự phải có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. Đây cũng là điều kiện quan trọng để đảm bảo việc kê biên tài sản THADS đúng pháp luật. Nếu trình độ chuyên môn là điều kiện cần thì đạo đức nghề nghiệp là điều kiện đủ. Hai điều kiện này bổ sung cho nhau, hỗ

trợ nhau tạo nền tảng giúp cho người cán bộ của Cơ quan Thi hành án dân sự tiến hành biện pháp kê biên tài sản được chính xác, đúng pháp luật. Muốn vậy, người cán bộ Cơ quan Thi hành án dân sự phải làm việc hết sức nghiêm túc, thận trọng, nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công việc, phải có ý thức tuân thủ pháp luật, gương mẫu chấp hành pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp và trong cuộc sống.

Ngoài những phẩm chất trên, người cán bộ Thi hành án dân sự phải là người có bản lĩnh kiên cường, dũng cảm. Trong các cuộc cưỡng chế kê biên tài sản thì đa phần các đương sự không đồng tình, một số trường hợp chống đối quyết liệt, sử dụng vũ khí, công cụ phương tiện nguy hiểm. Do đó, nếu người cán bộ Thi hành án dân sự không có những phẩm chất trên, bình tĩnh, sáng suốt xử lý mọi tình huống trong buổi kê biên tài sản thì sẽ không hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ ba, cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ.

Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ thi hành án dân sự là những nhân tố quan trọng để đảm bảo việc kê biên tài sản THADS được đúng pháp luật, nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì chưa có thể có điều kiện tốt để phát huy được trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của mình mà phải có hệ thống pháp luật về kê biên tài sản THADS đồng bộ và hoàn chỉnh

Trong thời gian qua, nhất là khi có Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật được ban hành, công tác cán bộ luôn được xác định là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định lớn trong hiệu quả công của công tác thi hành án dân sự. Theo số liệu của Tổng cục THADS thì tính đến tháng 12/2011 cả nước đã có 8.752 biên chế, trong đó có 3.022 Chấp hành viên (1.948 Chấp hành viên sơ cấp, 402 Chấp hành viên trung cấp, số còn lại đang rà soát để xếp, bổ nhiệm vào ngạch theo quy định). Công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Chấp hành viên và cán bộ làm công tác THADS đã luôn được duy trì và tiếp tục nâng cao thực hiện

có hiệu quả để đáp ứng kịp thời với yêu cầu ngày càng cao của công tác THADS. Đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự được tăng cường, có sự phát triển quan trọng về cả số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Do đó, công tác THADS trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực và từng bước đi vào nề nếp, bài bản.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã được nhìn nhận, thì đội ngũ cán bộ, Chấp hành viên của Cơ quan THADS cũng còn những hạn chế, trước hết về công tác hoàn thiện thể chế về tổ chức, cán bộ THADS tuy đã được quan tâm chú trọng nhưng việc tổ chức thực hiện vẫn còn chậm so với yêu cầu; một số lĩnh vực công tác cán bộ như tuyển dụng, bổ nhiệm... vẫn chưa có quy định cụ thể để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống; vị trí việc làm, cơ cấu cán bộ thi hành án dân sự chưa được làm rõ để làm cơ sở khoa học cho việc phân bổ biên chế và thực hiện các công tác cán bộ khác; còn sự bị động, hẫng hụt giữa các thế hệ cán bộ; cán bộ, công chức làm công tác THADS còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, nhất là ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; chất lượng đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự chưa ngang tầm nhiệm vụ, tỷ lệ cán bộ thi hành án dân sự có trình độ dưới đại học còn cao; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa kịp thời, toàn diện, chưa có quy hoạch, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự, nhất là đối với cán bộ thi hành án dân sự địa phương. Học viện tư pháp là cơ quan chuyên môn đào tạo nghiệp vụ Chấp hành viên vẫn còn đang ở giai đoạn vừa đào tạo, vừa rút kinh nghiệm, chưa có kế hoạch đào tạo dài hạn, vững chắc; Một bộ phận cán bộ thi hành án dân sự chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức nên đã để xảy ra tiêu cực, vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự; chưa có ý thức tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Như vậy, muốn công tác THADS nói chung và kê biên tài sản THADS nói riêng đạt hiệu quả cao, thì một yêu cầu tất yếu, cấp thiết đòi hỏi phải xây

dựng một đội ngũ cán bộ, Chấp hành viên THADS trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với yêu cầu của nhiệm vụ đề ra. Trước hết phải có biện pháp để khắc phục những hạn chế đã nêu trên, tiếp tục củng cố, hoàn thiện hơn về công tác tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ cả về chuyên môn nghiệp vụ, về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp; nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị bổ sung chế độ, chính sách đãi ngộ tương xứng với đặc thù nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, Chấp hành viên THADS để bảo đảm động viên cán bộ vượt qua khó khăn và yên tâm công tác;

tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm của cán bộ, Chấp hành viên THADS, xử lý kịp thời và nghiêm minh các trường hợp vi phạm, phát hiện, nhân rộng các tấm gương điển hình về đạo đức cách mạng và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

3.2.3.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Một điều kiện để đảm bảo cho công tác kê biên tài sản THADS đạt hiệu quả đó là về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn đặc thù này.

Kê biên tài sản là một biện pháp cưỡng chế, tức là dùng sức mạnh của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ bắt buộc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Người phải thi hành án và những người liên quan có thể chống đối quyết liệt, dùng mọi biện pháp, thủ đoạn để nhằm kéo dài thời gian, mong muốn cuộc cưỡng chế không thành. Do đó, Cơ quan THADS phải được trang bị những cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, phù hợp để bảo vệ cán bộ, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu đề ra của buổi cưỡng chế, có như vậy mới đảm bảo cho cuộc cưỡng chế kê biên tài sản được thành công, an toàn, hiệu quả.

Thời gian vừa qua, Cơ quan THADS đã được các Bộ ngành có thẩm quyền tham mưu cho Chính phủ quyết định trang cấp một số tài sản đặc thù trong cơ quan thi hành án dân sự như: xe ô tô bán tải chuyên dụng xe máy, phương tiện, công cụ hỗ trợ thi hành án (máy ảnh, máy ghi âm, loa pin cầm tay, gậy điện; xây dựng kho vật chứng… Để tăng cường hơn nữa các biện

pháp để thực hiện tốt các quy định về kê biên tài sản THADS thì cần phải tiếp tục đầu tư đúng tầm, đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn nữa trong chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.3.3. Về quy định trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kê biên tài sản thi hành án dân sự

Một trong những điều kiện đảm bảo quan trọng có tính quyết định sự thành công trong kê biên tài sản THADS đó là sự phối kết hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong mỗi một vụ việc kê biên cụ thể. Phối hợp, tạo điều kiện cho Cơ quan THADS từ khâu xác minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người phải thi hành án (Chính quyền địa phương, các cơ quan theo dõi về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, cơ quan Công an…), quyết định áp dụng biện pháp kê biên, lên kế hoạch kê biên (cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Ban chỉ đạo THADS…) và cưỡng chế đến khâu thẩm định giá, định giá, bán đấu giá tài sản (Tổ chức thẩm định giá, Trung tâm bán đấu giá tài sản)… Nếu Cơ quan THADS không nhận được sự ủng hộ, phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, phối hợp thì sẽ không hoàn thành nhiệm vụ.

Luật THADS đã dành một chương quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong công tác thi hành án dân sự là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt mối quan hệ trong công tác thi hành án dân sự. Các vụ việc phải áp dụng biện pháp kê biên tài sản thường là những vụ việc có tính chất phức tạp cần được sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan, có những vụ Cơ quan THADS phải báo cáo Ban chỉ

đạo thi hành án dân sự cùng cấp và được Cấp ủy, Chính quyền địa phương đã quan tâm sát sao chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong chỉ đạo và tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Cơ quan Công an có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả trong công tác cưỡng

chế kê biên tài sản. Luật THADS quy định theo hướng nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự chủ động, tích cức của Cơ quan Công an. Ví dụ, trong việc phối hợp cưỡng chế thi hành, sau khi nhận được kế hoạch cưỡng chế kê biên do Chấp hành viên lập, Cơ quan Công an cùng cấp căn cứ vào kế hoạch cưỡng chế của Cơ quan Thi hành án dân sự, có trách nhiệm lập kế hoạch bảo vệ cưỡng chế, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, hành vi cản trở, chống đối, tạm giữ người chống đối, khởi tố hình sự khi có dấu hiệu tội phạm…

Thực tế, tại một số địa phương đã xây dựng được Quy chế phối hợp giữa các cơ quan nội chính (Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án dân sự), đây cũng là một điểm tốt trong công tác phối hợp liên ngành cần phải được xây dựng nhân rộng trong cả nước.

Tuy nhiên, quan hệ phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác kê biên tài sản THADS có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, chưa chặt chẽ (ví dụ như vụ cưỡng chế quyền sử dụng đất ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người phải thi hành án là ông Nguyễn Khắc Đương. Do Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên chưa có sự phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh Hưng Yên và các Cơ quan chuyên môn của tỉnh trong việc lên kế hoạch cưỡng chế. Do đó, khi ông Đương chống đối đến cùng bằng việc ném lựu đạn vào lực lượng cưỡng chế và cho nổ bình ga công nghiệp tại gian nhà thờ dòng họ Nguyễn, trong khi xe chữa cháy không vào được ngõ hẹp để tiếp cận tại hiện trường gian nhà thờ, dẫn đến cháy toàn bộ ngôi nhà thờ và cái chết của ông Nguyễn Khắc Đương); có nơi Cơ quan THADS chưa tranh thủ được sự quan tâm của Cấp Ủy Đảng và Chính quyền địa phương. Do đó, cần phải có quy định trách nhiệm phối hợp; biện pháp tăng cường hơn nữa công tác phối hợp liên ngành, phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, tổ chức, cá nhân trong kê biên tài sản THADS; tranh thủ sự quan tâm của Cấp Ủy, Chính quyền địa phương trong khi kê biên tài sản THADS.

3.2.3.4. Công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kê biên tài

sản thi hành án dân sự

Một điều kiện để đảm bảo cho công tác kê biên tài sản THADS đạt hiệu quả đó là công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện

Trong công tác chỉ đạo về kê biên tài sản THADS thì có chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, chỉ đạo trong công tác phối hợp khi tiến hành xác minh, định giá, bán đấu giá tài sản.

Đối với chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện ở các hình thức như: xin ý kiến thỉnh thị cấp trên trực tiếp, chỉ đạo nghiệp vụ trong toàn ngành về kê biên tài sản THADS. Đối với việc xin ý kiến thỉnh thị nghiệp vụ, khi gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hay những khó khăn khi thực hiện trong thực tiễn thì Chấp hành viên người trực tiếp được phân công tổ chức thi hành vụ việc xin ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự trực tiếp, nếu không giải quyết được thì xin ý kiến bằng văn bản đối với cấp trên. Khi nhận được những văn bản xin ý kiến về nghiệp vụ thì người có thẩm quyền giải quyết phải kịp thời nghiên cứu và giải đáp, chỉ đạo nghiệp vụ. Có như vậy công tác kê biên tài sản mới được thực hiện chính xác, kịp thời. Đối với Cơ quan Trung ương quản lý toàn ngành Thi hành án dân sự (Tổng cục Thi hành án dân sự) thì phải kịp thời có văn bản hướng dẫn những vướng mắc mang tính hệ thống, xảy ra tại nhiều địa phương, triển khai tập huấn về pháp luật, kỹ năng khi thực hiện biện pháp kê biên tài sản, từ đó tạo sự thống nhất, dễ thực hiện trong toàn quốc.

Đối với chỉ đạo trong sự phối hợp của các Cơ quan hữu quan liên quan đến kê biên tài sản. Sự chỉ đạo về đường lối của Đảng, Ban chỉ đạo Thi hành án các cấp đối với nội dung vụ việc riêng lẻ, sự phối hợp của các cơ quan cùng cấp trong việc xác minh, kê biên, định giá, bán đấu giá…

Muốn công tác kê biên tài sản THADS đạt được hiệu quả thì một yếu tố không kém phần quan trọng cần phải quan tâm và thực hiện nghiêm túc, đó là công tác kiểm tra việc thực hiện biện pháp này. Kiểm tra của Thủ trưởng Cơ quan THADS, của cấp trên trực tiếp, giám sát của Hội đồng nhân dân, của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam (Trang 105 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w