Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KÊ
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản trong Luật Thi hành
Qua thời gian thực hiện quy định kê biên tài sản THADS của Luật THADS trong thực tiễn đã phát hiện có nhiều vướng mắc, bất cập xuất phát từ quy định của Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành; nhiều vấn đề của thực tiễn cần pháp luật điều chỉnh nhưng chưa được quy định trong Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đánh giá về quy định kê biên tài sản của Luật THADS trong tổng thể mối quan hệ với hệ thống pháp luật, quy định về kê biên tài sản THADS trong Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành cần hoàn thiện theo hướng:
3.2.1.1. Quy định tại Khoản 3 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự 2008 về vấn đề bảo đảm quyền ưu tiên mua tài sản chung
Như đã phân tích tại phần đánh giá thực trạng thực hiện quy định về kê biên tài sản THADS, do Điều 74 Luật Thi hành án dân sự quy định về kê biên, xử lý tài sản chung, tuy nhiên không quy định cụ thể về điều kiện bán tài sản, cách thức thực hiện quyền ưu tiên mua, bán tài sản chung, Do đó, theo tác giả thì cần quy định việc bán tài sản chung quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự 2008 thực hiện theo Điều 223 Bộ luật dân sự năm 2005 và quy định cụ thể theo hướng trước khi thực hiện việc bán tài sản chung trong thi hành án dân sự, nhất là tài sản cưỡng chế kê biên đảm bảo thi
hành án, nhằm hạn chế khiếu nại, tố cáo và đảm bảo việc bán tài sản chung công khai, đúng pháp luật, Cơ quan thi hành án căn cứ Điều 233 Bộ luật dân sự năm 2005 cần yêu cầu người phải thi hành án, người được thi hành án thống nhất giá bán tài sản chung và các điều kiện khác về bán tài sản để thông báo cho người có tài sản chung với người phải thi hành án thực hiện quyền ưu tiên mua tài sản trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán. Trường hợp các đương sự thống nhất việc bán tài sản cho chủ sở hữu chung theo giá khởi điểm mà không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người thứ ba, thì chủ sở hữu chung được ưu tiên mua tài sản theo giá khởi điểm. Trường hợp các đương sự không thống nhất bán tài sản cho chủ sở hữu chung theo giá khởi điểm hoặc có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người thứ ba, vi phạm pháp luật hoặc hết thời hạn ưu tiên mà không có chủ sở hữu nào mua, thì cơ quan thi hành án tổ chức việc bán đấu giá tài sản theo quy định chung để đảm bảo thi hành án.
3.2.1.2. Quy định tại Khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự về vấn đề định giá tài sản đã kê biên
Tại Khoản 3 Điều 98 quy định những trường hợp Chấp hành viên tiến hành xác định giá tài sản đã kê biên nhưng không quy định trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn cho ý kiến nếu Chấp hành viên yêu cầu tham khảo gây khó khăn trong công tác chuyên môn. Do đó, cần quy định cụ thể trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật, (cụ thể sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2009/
NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS về thủ tục thi hành án dân sự), theo hướng trường hợp cơ quan chuyên môn không có ý kiến theo đề nghị của Chấp hành viên thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan nói trên có ý kiến để Chấp hành viên xác
định giá tài sản kê biên.
3.2.1.3. Quy định tại Điều 99 về quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên
Để đảm bảo bản án, quyết định dân sự của Tòa án được chấp hành, thì trong quá trình tổ chức thi hành án, khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành nhưng không tự nguyện, Cơ quan Thi hành án phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án, đây cũng chính là cách làm cho hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế. Một trong những biện pháp cưỡng chế đó là kê biên tài sản của người phải thi hành án.
Khi Cơ quan Thi hành án dân sự sử dụng quyền lực Nhà nước để tiến hành kê biên một tài sản của người phải thi hành án thì quyền sở hữu của họ đã bị hạn chế, bị tước quyền định đoạt đối với tài sản đó. Tài sản đã bị kê biên phải được xử lý theo quy định của pháp luật và do người có thẩm quyền tiến hành.
Do đó, xét về mặt lý luận, việc quy định quyền yêu cầu định giá lại của đương sự sau khi tài sản đã bị kê biên, định giá là đã tạo điều kiện cho đương sự tham gia vào một phần của việc định đoạt tài sản.
Thực tế cho thấy Luật THADS không có quy định để buộc đương sự khi đưa ra yêu cầu định giá lại tài sản phải có những lý do chính đáng làm căn cứ cho yêu cầu của mình đã dẫn đến tình trạng người phải thi hành án có thể lợi dụng để làm cho quá trình thi hành án kéo dài gây khó khăn và phức tạp cho công tác thi hành án.
Qua quá trình theo dõi tổng kết kết quả công tác thi hành án dân sự cho thấy, ở một số Cơ quan thi hành án dân sự có những vụ việc thi hành án liên quan đến kê biên, bán đấu giá tài sản đã phải tiến hành định giá lại đến lần thứ ba, thứ tư theo yêu cầu của đương sự nhưng vẫn chưa bán được tài sản. Do đó, việc thi hành án trong trường hợp này không được tổ chức thi hành dứt điểm, luôn bị kéo dài dẫn đến tình trạng khiếu nại của cả hai phía đương sự mà chưa có một biện pháp nào để giải quyết triệt để.
Để khắc phục những hạn chế trong quy định về quyền yêu cầu định giá lại của đương sự, theo tác giả, pháp luật thi hành án dân sự (cụ thể sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS về thủ tục thi hành án dân sự), cần phải bổ sung thêm những quy định sau:
Thứ nhất, trong trường hợp các bên đã thỏa thuận được về giá tài sản kê biên, thì không bên nào được quyền yêu cầu định giá lại tài sản.
Thứ hai, buộc đương sự phải nêu ra được các lý do chính đáng khi yêu cầu định giá lại tài sản (cho rằng giá tài sản đã định là thấp dẫn đến ảnh hưởng đến lợi ích cho họ; cho rằng việc định giá tài sản là không khách quan). Đồng thời quy định yêu cầu định giá lại đương sự phải được Cơ quan Thi hành án xem xét, nếu có cơ sở thì mới được chấp nhận.
Thứ ba, đương sự chỉ được yêu cầu định giá lại một lần đối với tài sản bán đấu giá không thành.
3.2.1.4. Quy định về vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại về định giá tài sản kê biên của Tổ chức thẩm định giá
Như đã nêu và phân tích tại phần đánh giá thực trạng thi hành quy định kê biên tài sản THADS hiện nay, các quy định của Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định rõ về thẩm quyền giải quyết khi có khiếu nại về vấn đề này. Thực tế thì khi Chấp hành viên ký hợp đồng thẩm định giá tài sản đã kê biên với Tổ chức thẩm định giá, thì Tổ chức thẩm định giá đã ký hợp đồng chịu trách nhiệm về kết quả đã thẩm định giá của tổ chức mình. Do đó, Pháp luật THADS cần quy định cụ thể đối với những khiếu nại về kết quả thẩm định giá tài sản hoặc hành vi, quyết định của Tổ chức thẩm định giá thì Cơ quan Thi hành án dân sự không thụ lý giải quyết mà thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của Tổ chức thẩm định giá đã định giá tài sản bị kê biên. Nếu đương sự không đồng ý với kết quả thẩm định giá do Tổ chức thẩm định giá đưa ra và yêu cầu định giá lại tài sản kê biên trước khi thông
báo công khai việc bán đấu giá, thì Chấp hành viên tổ chức định giá lại theo quy định.
3.2.1.5. Quy định tại Điều 100, Điều 104 Luật Thi hành án dân sự về vấn đề xử lý tài sản bán đấu giá không thành
Như đã nêu và phân tích tại phần đánh giá thực trạng thi hành quy định kê biên tài sản THADS hiện nay, Luật THADS và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật THADS cũng không quy định rõ là cần có thỏa thuận của các bên đương sự không hay chỉ cần người được thi hành án đồng ý là cơ quan thi hành án thực hiện việc giao tài sản sau khi đã giảm giá dưới mức chi phí cưỡng chế cho người đó để khấu trừ tiền thi hành án.
Trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án đồng ý nhận tài sản bán đấu giá không thành, nhưng người phải thi hành án không đồng ý giao, thì chưa có sở pháp lý để giao tài sản đó cho người được thi hành án.
Do đó, pháp luật thi hành án dân sự cần sửa đổi quy định về bán đấu giá tài sản theo hướng sau khi giảm giá 05 lần mà không có người mua thì giao tài sản kê biên cho người được thi hành án để trừ vào số tiền được thi hành án không cần có sự đồng ý của người phải thi hành án và những người có chung tài sản bị kê biên đó; nếu người được thi hành án không nhận thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án.
3.2.1.6. Quy định về vấn đề cưỡng chế đối với tài sản kê biên là quyền sở hữu trí tuệ
Như đã nêu và phân tích tại phần đánh giá thực trạng thi hành quy định kê biên tài sản THADS hiện nay, cưỡng chế đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ là một nội dung hoàn toàn mới được quy định trong Luật THADS. Hiện nay pháp luật thi hành án dân sự chưa hướng dẫn cụ thể về trình tự thủ tục, phương pháp định giá, bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ, nên trong quá trình tổ chức cưỡng chế đối với đối tượng tại sản này đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến kết quả thực hiện còn rất hạn chế. Vì thế, pháp luật thi
hành án dân sự cần quy định chi tiết, cụ thể hơn về trình tự, thủ tục, phương pháp định giá, bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ.
3.2.1.7. Pháp luật thi hành án dân sự cần quy định bổ sung các vấn đề chưa được điều chỉnh trên thực tiễn
Như đã nêu và phân tích tại phần đánh giá thực trạng thi hành quy định kê biên tài sản THADS hiện nay, pháp luật thi hành án cần quy định những vấn đề cụ thể sau:
- Về việc xử lý tài sản của người phải thi hành gắn liền với quyền sử dụng đất của người khác để đảm bảo thi hành án nếu tài sản đó không thể tách rời đất.
- Về cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án bị kháng nghị, tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc bị hủy để xét xử lại hoặc bị khởi kiện hợp đồng mua đấu giá tài sản.
- Về trường hợp “không có người đăng ký tham gia đấu giá” sau khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá, để tạo cơ sở pháp lý cho Cơ quan thi hành án cũng như tổ chức bán đấu giá tài sản giải quyết trường hợp trên một cách rõ ràng, đúng pháp luật.
- Quy định rõ trình tự thủ tục tiến hành kê biên, xử lý phần vốn góp của người phải thi hành án.