1. Kiến thức:
- Biết được nguồn gốc vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha.
- Biết được tính chất của các loại vải trên.
- Hiểu được căn cứ từ nguồn gốc sản xuất các loại vải để phân loại.
2. Kỹ năng: Căn cứ vào nguồn gốc để phân loại được các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
MỤC TIÊU, NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Nội dung Các nội dung giảng dạy:
Nguồn gốc, tính chất của các loại vải.
- Khái quát về phân loại vải.
- Nguồn gốc, tính chất của các loại vải:
+ Vải sợi thiên nhiên;
+ Vải sợi hóa học;
+ Vải sợi pha.
- Thử nghiệm để phân biệt các loại vải.
2. Mục tiêu
- Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải.
- Hiểu được cơ sở để phân loại các loại vải.
- Trình bày được nguồn gốc của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha;
- Trình bày được tính chất và cách phân loại các loại vải;
- Giải thích được cách thử nghiệm để phân biệt các loại vải.
- Đọc thành phần sợi dệt: Vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học và vải sợi pha.
- Hình thành thái độ học tập tích cực, có óc quan sát, quan tâm đến môi trường chung quanh.
3. Sử dụng thiết bị dạy học Thiết bị dạy học là tranh ảnh do các công ty thiết bị sản xuất hoặc do GV vẽ, sưu tầm về các loại vải.
- Sử dụng tranh ảnh về sơ đồ quy trình sản xuất vải sợi hóa học, các tranh trong SGK yêu cầu HS quan sát tìm hiểu nội dung bài học.
- Hướng dẫn quan sát tranh ảnh, mẫu vật là các loại vải trước và sau khi thử nghiệm.
4. Yêu cầu học tập - Tìm hiểu tính chất của các loại vải sợi Vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học và vải sợi pha để có thể tự chọn vải may mặc phù hợp.
- Phân biệt được một số loại vải thông dụng bằng cách nhúng vào nước, vò vải, đốt sợi vải.
- Hình thành thói quen nhận biết mọi việc trên cơ sở khoa học, tìm hiểu nguyên vật liệu tạo nên các loại vải sợi thường dùng 5. Kiểm tra, đánh giá
Căn cứ vào mục tiêu của bài học để đặt câu hỏi phù hợp.
Yêu cầu:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.
- Đặt câu hỏi liên hệ với thực tế để khai thác vốn sống thực tế của HS.
- Khi thảo luận cho HS các nhóm đánh giá kết quả học tập
Bài 2
LỰA CHỌN TRANG PHỤC I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT CỦA MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được chức năng của trang phục để bảo vệ, làm đẹp cho con người;
cách lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, môi trường và thời tiết.
- Hiểu được cơ sở phân loại trang phục.
2. Kỹ năng: Phân loại, chọn được trang phục phù hợp với vó dáng, lứa tuổi, môi trường và điều kiện làm việc, học tập.
3. Thái độ: Có ý thức lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆNNG D N TH C HI NẪN THỰC HIỆN ỰC HIỆN ỆN MỤC TIÊU, NỘI DUNG
SÁCH GIÁO KHOA HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Nội dung
- Trang phục và chức năng của trang phục:
- Lựa chọn trang phục
Các nội dung giảng dạy:
- Khái niệm về trang phục;
- Chức năng của trang phục - Các loại trang phục thông dụng;
- Chọn vải, chọn kiểu may phù hợp với vóc dáng của cơ thể.
- Chọn vải, chọn kiểu may phù hợp với lứa tuổi.
- Chọn đồng phục: đồng phục học sinh, công sở...
2. Mục tiêu
- Hiểu được chức năng, cách lựa chọn và phân biệt được các loại trang phục.
- Hiểu được cách sử dụng trang phục phù hợp.
- Giải thích được khái niệm trang phục;
- Phân tích được chức năng, cơ sở của cách lựa chọn, phân biệt các loại trang phục.
- Vận dụng kiến thức được học vào thực tế để lựa chọn vải, kiểu may, đồng phục phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi.
3. Sử dụng thiết bị dạy học Thiết bị là tranh ảnh do các công ty thiết bị sản xuất hoặc do GV vẽ, sưu tầm mẫu vật là các loại vải với màu sắc, hoa văn khác nhau.
- GV yêu cầu HS sử dụng tranh ảnh về các mẫu trang, các tranh trong SGK để quan sát tìm hiểu nội dung kiến thức của bài học.
- HS sử dụng kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật là các loại vải khác nhau để nhận biết, phân biệt các loại trang phục.
4. Yêu cầu học tập - Tìm hiểu cách chọn vải trên cơ sở màu sắc, hoa văn, tính chất của vải phù hợp với
vóc dáng, lứa tuổi, môi trường và hoạt động.
- Tìm hiẻu cách lựa chọn trang phục, cơ sở để phân biệt các loại trang phục và chức năng của từng loại trang phục.
5. Kiểm tra, đánh giá
Căn cứ vào mục tiêu của bài học để đặt câu hỏi phù hợp.
Yêu cầu:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK, đọc phàn ghi nhớ để khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- Đặt câu hỏi liên hệ với thực tế để khai thác vốn sống thực tế của HS.
- Khi thảo luận cho HS các nhóm về lựa chọn trang phục cho các thành viên trong nhóm, đánh giá kết quả học tập giữa các nhóm qua nhận xét trả lời hoặc báo cáo thảo luận nhóm.
Bài 3