THỰC HÀNH – SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ

Một phần của tài liệu HD CKTKN CN6 (8 6 09) (1) (Trang 38 - 41)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT CỦA MỤC TIÊU 1. Kỹ năng:

- Phân chia được khu vực, lựa chọn, bố trí, sắp xếp đồ đạc trong gia đình hợp lí, phù hợp với đặc điểm, tập quán sinh hoạt của vùng miền.

- Sắp xếp được đồ đạc, nơi học tập, ngủ trong phòng ở của bản thân hợp lý . 2. Thái độ: Có ý thức tự sắp xếp phòng ở hợp lí.

II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆNNG D N TH C HI NẪN THỰC HIỆN ỰC HIỆN ỆN MỤC TIÊU, NỘI DUNG

SÁCH GIÁO KHOA HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Nội dung

- Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở hoặc nơi học tập.

- Thực hành sắp xếp nhà ở hoặc nơi học tập trên mô hình.

Các nội dung giảng dạy:

- Chuẩn bị mô phỏng trên giấy nhà ở hoặc nơi học tập:

+ Chiều dài, rộng, diện tích;

+ Kích thước các đồ dùng + Vị trí các đồ dùng;

- Thực hành sắp xếp trên mô hình.

2. Mục tiêu

- Sắp xếp được đồ dùng trong nhà ở hoặc nơi học tập của bản thân.

- Quan sát, bố trí, sắp xếp được vị trí đồ đạc trong gia đình hoặc nơi học tập hợp lí.

- Bố trí được đồ dùng trong nhà ở hoặc nơi học tập theo dự kiến;

- Thực hành sắp xếp được đồ dùng trong gia đình hoặc nơi ở đúng dự kiến, đảm bảo tính hợp lý khi sử dụng.

- Vận dụng được vào thực tế nơi ở.

3. Sử dụng thiết bị dạy học Sử dụng mô hình để thực hành

GV làm thực hành mẫu, yêu cầu HS tham gia tìm hiểu kiến thức qua mô hình, mẫu vật hoặc cho HS vẽ trên giấy.

4. Yêu cầu học tập - HS tìm hiểu nơi ở và đồ đạc trong gia đình hoặc nơi học tập;

- Vận dụng kiến thức đề ra phương án sắp xếp bố trí các đồ dùng hợp lý.

5. Kiểm tra, đánh giá

Căn cứ vào mục tiêu thực hành để đề ra các phương án kiểm tra thực hành.

Yêu cầu:

- GV chuẩn bị nhiều phương án bố trí sắp xếp đồ đạc trên giấy và yêu cầu HS đáng giá, nhận xét sự hợp lý, không hợp lý, cần thay đổi như thế nào?...

- Yêu cầu HS liên hệ với thực tế gia đình, nơi ở để sắp xếp đồ đạc.

Bài 10

GIỮ GÌN NHÀ Ở NGĂN NẮP, SẠCH SẼ

II. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT CỦA MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm nhà ở sạch sẽ và tác dụng của việc ngăn nắp sạch sẽ đối với sức khỏe còn người.

- Biết cách thực hiện ngăn nắp, giữ vệ sinh cho nơi ở.

2. Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức được học để giữ nhà ở ngăn nắp, sách sẽ.

3. Thái độ: Có thói quen sống, làm việc ngăn nắp, sạch sẽ.

II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆNNG D N TH C HI NẪN THỰC HIỆN ỰC HIỆN ỆN

MỤC TIÊU, NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Nội dung

- Nhà ở ngăn nắp, sạch sẽ.

- Giữa gìn nhà ở ngăn nắp, sạch sẽ.

Các nội dung giảng dạy:

- Khái niệm về nhà ở sạch sẽ;

- Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:

+ Lý do phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp;

+ Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

2. Mục tiêu

Hiểu được khái niệm nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và công việc vệ sinh để nhà ở sạch sẽ.

- Giải thích được khái niệm nhà ở ngăn nắp, sạch sẽ.

- Phân tích được tầm quan trọng và cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:

+ Tạo thói quen ngăn nắp, sạch sẽ;

+ Các côngviệc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp;

+ Hình thành và giáo dục HS có thói quen sống, làm việc ngăn nắp, sạch sẽ.

- Vận dụng kiến thức được học liên hệ với thực tế để giữ gìn nhà ở, nơi học tập ngăn nắp, sạch sẽ đảm bảo vệ sinh góp phần bảo vệ sức khỏe.

3. Sử dụng thiết bị dạy học - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK để tìm hiểu bài giảng.

- Liên hệ với thực tế gia đình hoặc có tình huống giả định để thực hiện bài giảng.

4. Yêu cầu học tập - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm

nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp;

- Tìm hiểu căn cứ để giải thích được lý do phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp;

- Tìm hiểu các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:

+ Tạo nếp sống, thói quen ở sạch sẽ, ngăn nắp;

+ Giữ gìn về sinh và dọn vệ sinh thường xuyên.

5. Kiểm tra, đánh giá Yêu cầu:

- Liên hệ đánh giá nhận xét nơi ở theo tập quán, vùng, miền.

- Đặt hệ thóng câu hỏi liên hệ thực tế để dẫn dắt đến khái niệm.

- Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo tình huống bố trí, sắp xếp đảm bảo ngăn nắp, sạch sẽ nhà ở.

Bài 11

Một phần của tài liệu HD CKTKN CN6 (8 6 09) (1) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w