Bài 26 CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH
D. MỘT SỐ BÀI SOẠN BÁM SÁT CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là nhà ở sạch sẽ, nhà ở ngăn nắp ? + Không có rác
+ Không có bụi
+ Không có nước đọng
+ Không có các côn trùng và sinh vật gây hại cho sức khỏe + Không có mùi hôi thối……
- Nhà ở ngăn nắp :
+ Đồ đạc được xếp thứ tự, gọn gàng + Đồ đạc không vứt bừa bãi…)
- Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp ? (Góp phần làm tăng vẻ đẹp của nhà ở)
3. Giảng bài mới Đặt vấn đề:
Phải làm gì để làm tăng vẻ đẹp của nhà ở ? (Dùng đồ vật trang trí)
GV cho HS kể các đồ vật thường dùng trang trí tại gia đình, và giới hạn lại trong một số vật dụng thông dụng : Tranh ảnh, gương, rèm cửa, mành
Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài
Phương pháp thuyết trình Để làm đẹp cho nơi ở, tùy theo điều kiện và sở thích của mỗi gia đình, người ta thường dùng một số đồ vật vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị trang trí
HS quan sát hình 2.10 SGK và liệt kê các đồ vật dùng trong trang trí nhà ở
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về việc sử dụng tranh ảnh I/ Tranh ảnh:
1.Công dụng : - Lưu giữ kỷ niệm, các sự kiện có ý nghĩa, có giá trị nghệ thuật
- Trang trí tường nhà, tạo cảm giác dễ chịu và vui mắt.
2. Cách chọn tranh ảnh
a. Nội dung tranh Gồm nhiều thể loại : phong cảnh, tĩnh vật, hình chụp, hình ảnh ca sĩ, diễn viên…
Phương pháp nêu vấn đề:
Câu hỏi 1: Tranh ảnh thường dùng để làm gì ? Câu hỏi 2: Hãy kể các loại tranh mà em biết ?
GV dẫn dắt HS nêu ý nghĩa của tranh ảnh.
Câu hỏi 3: Tranh ảnh thường được treo ở nơi nào trong nhà ?
Câu hỏi 4: Ở khu vực sinh hoạt chung nên trang trí những loại tranh nào ?
Câu hỏi 5: Ở khu vực riêng nên trang trí những loại tranh nào ?
GV dẫn dắt HS vào các ý chính khi lựa chọn tranh ảnh
HS trả lời theo yêu cầu của GV
Câu hỏi 1: Ảnh chụp: giữ làm kỷ niệm ; tranh vẽ : dùng trang trí…
Câu hỏi 2: Tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh sơn mài…
Câu hỏi 3: Tranh ảnh thường được treo trên tường nhà.
Câu hỏi 4: Ở khu vực sinh hoạt chung nên trang trí những loại tranh có giá trị nghệ thuật hoặc ảnh gia đình, không treo tranh cá nhân.
Câu hỏi 5: Ở khu vực riêng nên trang trí những loại tranh gia đình, ảnh nghệ sĩ yêu thích
b. Màu sắc của tranh : Cần phù hợp với màu tường và màu đồ đạc
c. Kích thước tranh ảnh :
-Tranh to không nên treo ở khoảng tường nhỏ
-Có thể ghép nhiều tranh nhỏ để treo ở khoảng tường rộng
3.Vị trí treo tranh - Treo ở các khoảng trống của tường, nhưng không quá nhiều - Cách treo : treo ngay ngắn, vừa tầm mắt, không để lộ dây treo
Câu hỏi 6: Tường màu kem, vàng nhạt thì nên chọn màu sắc tranh như thế nào?
Câu hỏi 7: Tường màu xanh, màu sẫm thì nên chọn màu sắc của tranh thế nào ? Câu hỏi 8: Căn phòng hẹp nên treo loại tranh nào để tạo cảm giác rộng rãi ?
Câu hỏi 9 : Theo em, như thế nào là tranh ảnh treo cân xứng với tường ?
GV lưu ý thêm HS về màu khung treo phải hài hòa với màu nền tranh.
Câu hỏi 6 : ( Màu sắc rực rỡ)
Câu hỏi 7 : (Màu sáng )
Câu hỏi 8 : ( Tranh phong cảnh màu sắc rực rỡ, sáng sủa )
Câu hỏi 9 :
-Tranh to không nên treo ở khoảng tường nhỏ
-Có thể ghép nhiều tranh nhỏ để treo ở khoảng tường rộng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về trang trí nhà ở bằng gương II/ Gương:
1.Công dụng : - Dùng để soi và trang trí
- Tạo cảm giác rộng cho những căn phòng hẹp 2.Cách treo gương
- Treo gương trong phòng có bề ngang hẹp tạo cảm giác rộng
- Treo gương trên tủ , kệ, bàn làm việc, cửa ra vào
Câu hỏi 10: Gương có công dụng gì?
Câu hỏi 11: Nêu cách treo gương ?
Câu hỏi 12 : Theo em, nhà ở vùng nông thôn có sử dụng gương với tác dụng tạo cảm giác rộng cho căn phòng không? Tại sao ?
Câu hỏi 10: Gương dùng để soi, trang trí
HS quan sát hình 2.12 SGK
Câu hỏi 11: Treo gương to phía trên ghế dài hoặc trên tủ, kệ…
Câu hỏi 12:
Không. Vì nhà ở nông thôn thường có vách bằng lá, đất ; còn nếu nhà gạch đa phần rộng rãi hơn nhà thành phố
tăng vẻ thân mật, ấm cúng và tiện sử dụng
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về trang trí nhà ở bằng rèm cửa III/ Rèm cửa
1.Công dụng : - Tạo vẻ râm mát - Có tác dụng che khuất
- Làm tăng vẻ đẹp ngôi nhà
- Cách nhiệt 2. Chọn vải may rèm :
- Phải hài hòa với màu tường, màu cửa
- Vải dày, không bám bụi như gấm,
…may rèm cửa chính, cửa sổ lớn - Vải mỏng có độ rũ như voan, ren…
Câu hỏi 13: Rèm cửa dùng làm gì ?
Câu hỏi 14: Em sẽ chọn màu rèm cửa như thế nào nếu màu tường là màu kem, cửa gỗ màu nâu sẫm ? Câu hỏi 15: Kể các chất liệu vải may rèm cửa mà em biết ?
Giới thiệu một số kiểu rèm:
Xem hình 2.13
Câu hỏi 13:
- Tạo vẻ râm mát
- Có tác dụng che khuất - Làm tăng vẻ đẹp ngôi nhà
- Cách nhiệt
Câu hỏi 14: Em sẽ chọn màu vàng, kem sẫm, nâu da bò…
Câu hỏi 15: Gấm, voan, ren….
HS xem hình 2.13 SGK và nêu nhận xét về hình thức kiểu rèm, đưa ra kiểu rèm phù hợp với điều kiện gia đình
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về Mành IV/ Mành :
1.Công dụng : - Che bớt nắng, gió, che khuất.
- Làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng.
2. Các loại mành - Mành nhựa trắng để che khuất nhưng vẫn giữ sáng.
- Mành tre, trúc, nứa che bớt nắng,
Câu hỏi 16 : Phân biệt mành và rèm? Nêu công dụng của mành ?
Câu hỏi 17 : Nêu các loại mành mà em biết ?
Câu hỏi 16 :
- Rèm may bằng vải
- Mành làm bằng nhiều chất liệu như : nhựa, gỗ, tre, nứa
- Rèm tạo vẻ râm mát - Mành có tác dụng che chắn
Câu hỏi 17 : Mành nhựa, gỗ, tre, trúc…
gió.
- Mành treo ở cửa ra vào, ban công, nối tiếp giữa 2 phòng
Hoạt động 5 : Tổng kết - Đọc phần ghi nhớ 4. Nhận xét – Đánh giá:
a. Nhận xét về sự chuẩn bị bài tại nhà của HS, thái độ học tập, tham gia phát biểu xây dựng.
b. Đánh giá và tổng kết kiến thức thông qua phần ghi nhớ.
c. Dặn dò HS học phần Ghi nhớ.
d. Dặn dò HS chuẩn bị bài 12 : “Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa”.
- HS sưu tầm các tranh ảnh về cây cảnh, các loại hoa dùng trong trang trí nhà cửa.
- Quan sát các vị trí trang trí nhà bằng cây cảnh.
- Tìm hiểu cách chăm sóc cây.
B i 16ài 16
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Thời gian: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học xong bài này HS phải hiểu được:
- Thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Kỹ năng: Biết được cách chọn lựa thực phẩm phù hợp, bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng ; phòng chống ngộ độc thức ăn.