Một trong các nhiệm vụ quan trong của phân tích sinh khoáng cho các nguyên tố hóa học cụ thể là phân định các diện tích mang quặng khác nhau theo quy mô và tính chất phát triển của quặng hóa trong nó. Phân vùng sinh khoáng antimon là nhằm phản ánh đặc điểm biểu hiện của quặng hóa trong không gian vùng lãnh thổ trong các bối cảnh địa động lực nhất định. Cơ sở để phân vùng sinh khoáng antimon Miền Bắc Việt Nam được dựa trên đặc điểm phân bố các hiểu hiện quặng hoá (điểm quặng và các mỏ thuộc các thành hệ quặng trong các phức hệ vật chất - kiến trúc), được đặc trưng bởi các hoàn cảnh địa chất - kiến tạo nhất định có tính đến các yếu tố khống chế quặng hoá và đặc điểm sinh khoáng khu vực (nguyên tắc phân tích cấu trúc - thành hệ, nguyên tắc thành hệ - lịch sử). Chúng ta đều biết rằng, đối với mỗi giai đoạn phát triển của các cấu trúc địa chất cụ thể được đặc trưng bởi các nhóm mỏ và điểm quặng nhất định. Cơ sở lý luận của nguyên tắc này dựa trên mối liên quan mật thiết giữa quá trình thành tạo quặng hoá với các yếu tố địa chất - kiến tạo. Sự hình thành các thành hệ địa chất và thành hệ quặng phụ thuộc vào chế độ kiến tạo trong tiến trình phát triển của các cấu trúc địa chất nhất định. Hay nói một cách khác, quy luật thành tạo quặng hoá phụ thuộc rất chặt chẽ vào các quá trình kiến sinh lớp vỏ lục địa. Trong quá trình tiến hành phân tích và xây dựng phân vùng sinh khoáng phải thường xuyên chú ý đến mối liên quan mật thiết của các quá trình tạo quặng với các quá tình kiến tạo - địa chất khu vực (mối liên quan quặng hoá và môi trường chứa quặng).
Các diện tích chứa quặng thường được phân chia theo quy mô biểu hiện như sau (bảng 4.3. ).
Bảng 4.3: Đơn vị phân loại các diện tích chứa quặng
Quy mô Dạng tuyến Dạng đẳng thước
I. Hành tinh Đai sinh khoáng cỡ hành tinh
II. Rất lớn (Miền sinh khoáng) Miền sinh khoáng III. Lớn (Tình sinh khoáng) Tình sinh khoáng IV. Khu vực Đới kiến trúc - sinh khoáng
V. Vừa (Vùng quặng) Vùng quặng
VI. Nhỏ Nút quặng
Trường quặng
Nút quặng Trường quặng
Miền sinh khoáng
Miền sinh khoáng là một bộ phận (một khối, một phần) lớn của vỏ trái đât thuộc Đai sinh khoáng cỡ hành tinh với một kiểu phát triển kiến tạo - địa chất đặc trưng bởi tổ hợp các mỏ khoáng sản.
Miền sinh khoáng về mặt kiến tạo thường tương đương với miền uốn nếp, đai núi lửa, địa khối trung tâm, khiên, lớp phủ nền… với các bối cảnh kiến tạo: tách giãn, hút chìm, xô đụng, hoạt hóa magma - kiến tạo nội mảng… Một số chuyên từ tương đương: tỉnh thạch học - sinh khoáng, miền quặng… (Yu.A. Bilibin, K.B. Ilin, E.T. Shatalov, A.I. Semenov…).
Tỉnh sinh khoáng
Tỉnh sinh khoáng là một đơn vị của miền sinh khoáng, về mặt kiến tạo tương đương các cấu trúc kiến tạo, các terran được phân chia trên vỏ lục địa trong giới hạn các đai uốn nếp, miền nền … với các bối cảnh kiến tạo tương ứng: rìa thụ động, rìa lục địa tích cực magma, cung đảo ensima, đới xô đụng - cung đảo, đới sinh núi đầy đủ, đới xô đụng lục địa - lục địa… Đây là đơn vị sinh khoáng quan trọng trong nghiên cứu sinh khoáng khu vực.
Đới kiến trúc - sinh khoáng
Đới kiến trúc - sinh khoáng: là một bộ phận của tỉnh sinh khoáng ứng với một đơn vị cấu trúc (đới cấu trúc…) và là diện tích đặc trưng cho một (hoặc nhiều) thành hệ quặng có liên quan chặt chẽ với những chế độ kiến tạo và các phức hệ vật chất - kiến trúc nhất định. Các đới kiến trúc - sinh khoáng được phân chia dựa trên thuộc tính kiến tạo, một hay một số phức hệ vật chất - kiến trúc
chiếm khối lượng chủ yếu, được hình thành, cố kết và còn được bảo tồn trong bình đồ kiến trúc hiện đại của thạch quyển.
Vùng quặng
Khái niệm vùng quặng là một khái niệm quan trọng trong nghiên cứu sinh khoáng khu vực và được chúng tôi trình bày kỹ hơn ở phần tiếp theo của chuyên khảo.
Nút quặng
Nút quặng là một phần của vùng quặng có cấu trúc địa chất nhất định và chứa đựng một loạt mỏ và điểm quặng có cùng một kiểu nguồn gốc. Nút quặng thường được các yếu tố địa tầng, magma, kiến tạo địa phương (đặc biệt, các đới phá hủy, đớt gãy, dập vỡ) khống chế chặt chẽ. Ranh giới nút quặng được xác lập trên cơ sở phạm vi phát triển của quặng hoá và các ranh giới địa chất. Nút quặng có diện tích: 100 - 1000km2.
Trường quặng
Trường quặng là một phần của nút quặng và bao gồm một số mỏ hoặc điểm tập trung gần nhau, có cùng tuổi và liên quan với nhau về mặt nguồn gốc. Trường quặng có diện tích từ 10 - 100km2.
4.3.2. Phân vùng sinh khoáng antimon Miền Bắc Việt Nam
Bối cảnh địa động lực hình thành quặng hóa antimon lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam
Phân vùng sinh khoáng (antimon) được tiến hành dựa trên đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực, bối cảnh địa động lực và tiến trình phát triển quặng hóa (antimon). Một trong các biểu hiện của bối cảnh địa động lực là các phức hệ vật chất - kiến trúc (phức hệ VC - KT) đặc trưng cho một giai đoạn phát triển của địa chất khu vực trong tiến trình hình thành vỏ lục địa (chu kỳ Wilson). Quặng hóa antimon Miền Bắc Việt Nam bắt đầu hình thành từ Paleozoi muộn trong chế độ hoạt hóa magma - kiến tạo (Paleozoi muộn - Mesozoi). Các quá trình hoạt hoá magma - kiến tạo Miền Bắc Việt Nam diễn ra chủ yếu trên nền của các cấu trúc Paleozoit. Bình đồ cấu trúc Paleozoit Miền Bắc Việt Nam bao gồm các đơn vị sau:
a. Các khối tiểu lục địa (Tiền Cambri): Sông Chảy, Sông Hồng, Fansipan, Phu Hoạt, Nậm Cô, Nậm Sư Lư và Hoằng Trường.
b. Miền vỏ lục địa cố kết vào Paleozoi sớm - giữa (Caledonit - Hercyinit): Lô - Gâm, Chang Pung - Cốc Xô - Bắc Sơn, Quảng Ninh, Sông Mã, A Vương, Long Đại và Sông Cả.
Các cấu trúc này được cố kết vào Paleozoi sớm - giữa và tạo nên bộ khung kiến trúc cơ bản của Miền Bắc Việt Nam. Sau thời kỳ này, toàn bộ Miền Bắc Việt Nam bước vào giai đoạn hoạt hoá magma - kiến tạo bắt đầu từ Permi muộn và làm nảy sinh các cấu trúc Paleozoi muộn - Mesozoi đặc biệt - các trũng chồng gối kiểu hoạt hoá magma - kiến tạo (các trũng nguồn rift nội lục): Sông Đà, Sông Hiến, An Châu và Sầm Nưa - Hoành Sơn.
Trên lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam phân định các phức hệ VC - KT sau:
1. Phức hệ VC - KT kiều vỏ đại dương mới tạo: các phức hệ magma: Nậm Bút, Bạch Sa, Núi Nưa, Bó Xinh, Chiềng Khương và các hệ tầng: Cam Đường, Mỏ Đồng, Hà Giang, Chang Pung, Lutxia, Thần Sa, Nà Mọ, Đá Đinh, Bến Khế, Sông Mã, Hàm Rồng, Suối Mai, Đông Sơn, A Vương.
2. Phức hệ VC - KT rìa lục địa kiểu cung đảo: các hệ tầng: Phú Ngữ, Tấn Mài, Sinh Vinh, Cô Tô, Bó Hiềng, Xuân Sơn, Đại Giang, Sông Cả, Long Đại…
3. Phức hệ VC - KT sinh núi kiểu đới va chạm: các hệ tầng: Pia Phương, Đại Thị, Sông Mua, Bản Cải, Bản Nguồn, Khao Lộc, Mia Lé, Tạ Khoa, Bản Thăng, Rào Chan, Huổi Lôi, Nà Quản, Si Ka, Bắc Bun (loạt Sông Cầu), Tân Lâm… và các phức hệ magma: Sông Chảy, Đại Lộc, Mường Lát, Pia Ma (?), Pusilung (magma granitoit đồng va chạm của vỏ lục địa thứ sinh).
4. Phức hệ VC - KT nội mảng kiểu bồn trên lục địa: các hệ tầng:
Tốc Tát, Lỗ Sơn, Bằng Ca, Đa Niêng, Hồ Tam Hoa, Tràng Kêng, Đá Trắng, Con Voi, Phố Hàn, Hạ Long, Nậm Cắn, Mục Bài, Động Thờ, Xóm Nha, Cù Bai, Cát Đằng… (chế độ kiến tạo kiểu nền - san bằng kiến tạo - lớp phủ kiểu nền).
5. Phức hệ VC - KT hoạt hóa magma - kiến tạo:
# 5.a Các hệ tầng: Đồng Đăng, Lạng Sơn, Hồng Ngài, Sông Hiến, Khôn Làng, Lân Pảng, Điềm He, Nà Khuất, Bản Diệt, Cẩm Thủy, Sông Đà, Yên Duyệt, Viên Nam, Cò Nòi, Tân Lạc, Đồng Giao, Pác Ma, Khe Giữa, Bắc Thủy, Đồng Trầu, Hoàng Mai, Quy Lăng, Nậm Thẳm, Sông Bôi, Lai Châu, Mường Trai...
# 5.b. Các hệ tầng: Hòn Gai, Văn Lãng, Suối Bàng, Đồng Đỏ (molas lục địa chứa than).
# 5.c Các hệ tầng: Mẫu Sơn, Tam Đảo, Hà Cối, Nậm Pô, Tam Lung, Mường Hinh, Văn Chấn, Bản Hang, Mụ Giạ, Ngòi Thia, Nậm Ma, Yên Châu.
# 5.d Các phức hệ: Bản Xang - Tạ Khoa, Cao Bằng, Phia Bióc, Điện Biên Phủ, Kim Bôi, Núi Chúa, Núi Điệng, Móng Cái, Sông Mã, Bản Muồng, Nậm Chiến, Phu Sa Phìn.
Phân vùng sinh khoáng antimon Miền Bắc Việt Nam
Trên diện tích lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam phân định các vùng quặng và đới kiến trúc sinh khoáng và tỉnh sinh khoáng (Hình 4.2 và Bảng 4.4) sau:
Bảng 4.4: Phân vùng sinh khoáng antimon Miền Bắc Việt Nam
Tỉnh sinh khoáng
Đới kiến trúc-sinh
khoáng
Vùng
quặng Nút quặng Các điểm
quặng lẻ Thành hệ quặng
Sông Chảy
Chiêm Hóa
Na Hang - Thổ Bình, Chiêm Hóa, Hòa Phú - Thái Hòa Tòng Bá -
Bắc Mê
Cò Noong Bản Đáy Lô - Gâm
Nậm Chảy, Tông Mừng
Thạch anh - antimonit - vàng
Cao Bằng - Đông Khê
Đông Khê - Phục Hòa
Antimon Đông
Bắc
Chang Pung - Hạ Lang -
Bắc Sơn Ngân Sơn - Na Rì
Na Rì - Yên Lạc
Antimon
Thần Sa - Yên Cư
Thần Sa - Yên Cư
Thạch anh -cinnabar- antimonit, Thạch anh - antimonit - cinnabar Yên Minh Yên Minh
Mèo Vạc
Thạch anh - antimonit
Pia Oắc Antimon
Sông Hiến
Bình Gia - Thất Khê
Bình Gia Thạch anh
- antimonit Thạch anh - cinnabar- antimonit
An Châu Tam Đảo Lục Ba Antimon
Khôn Re Antimon
Tấn Mài Tấn Mài Quảng
Ninh Khe Chim - Dương Huy
Khe Chim - Dương Huy
- sulfur -Thạch anh - antimonit Hòn Gai
Sông Hồng
Fansipan Tú Lệ
Kim Bôi -
Lạc Sơn Antimon
Kim Bôi - Gia Viễn
Gia Viến - Yên Vệ
Thạch anh - antimonit - cinnabar Cẩm Thủy
- Bá Thước
Cẩm Thủy - Bá Thước
Thạch anh - antimonit - vàng Sông Đà
Xuân Mai,
Púng Giắt Antimon Tây Bắc
Sông Mã Sầm Nưa - Hoành Sơn
Quỳ Hợp - Quỳ Châu
Quỳ Châu - Tà Sỏi
Thạch anh - antimonit - vàng Phu Hoạt
Sông Cả
Long Đại Tân Lâm,
Phong An
Antimon Bắc
Trung Bộ
A Vương
Hình 4.2: Sơ đồ phân vùng sinh khoáng antimon Miền Bắc Việt Nam
Các đới kiến trúc - sinh khoáng antimon, như đã nói ở trên là diện tích đặc trưng bởi sự có mặt của thành hệ quặng antimon. Ở Miền Bắc Việt Nam có mặt các đới kiến trúc - sinh khoáng sau:
1. Đới kiến trúc - sinh khoáng antimon Lô - Gâm:
# Vùng quặng antimon - vàng Chiêm Hóa bao gồm các nút quặng:
Hòa Phú - Thái Hòa (với các trường quặng: Hòa Phú - Đèo Gà,
Ranh giới các đới cấu trúc
ệ
5 3 3
6 7
6 9
8 2
10 11
12
13 14
4 3 1
15
16 14 11
17 18 3
20 0 20 40km
13 2
1. Sông Chảy
I.Tỉnh sinh khoáng Đông Bắc:
Các đới cấu trúc chú giải
2. Lô - Gâm
3. Chang Pung - Hạ Lang - Bắc Sơn 4. Sông Hiến
5. An Ch©u 6. Quảng Ninh
10. Tú Lệ 9. Fansipan 8. Sông Hồng 7. Hòn Gai
II.Tỉnh sinh khoáng Tây Bắc:
Các đới cấu trúc
11. Sông Đà 13. Sông Mã
III.Tỉnh sinh khoáng Bắc Trung Bộ:
Các đới cấu trúc
18. A Vuơng 17. Long Đại 16. Sông Cả
15. Phú Hoạt 14. Sầm Nu'a - Hoành Sơn
12. §íi cÊu tróc Muêng TÌ:
IV. Tỉnh sinh khoáng Muờng Từ - Luongphrabang
6
Cây Cóc - Khe Bổn), Chiêm Hóa (với các trường quặng: Núi Thần - Lùng Giàng, Nà Mó - Làng Ải, Làng Vài - Khuôn Pục, Cốc Táy - Khuôn Khương), Na Hang - Thổ Bình (với các trường quặng: Lang Can và Năng Khả).
# Vùng quặng antimon dự kiến: Tòng Bá - Bắc Mê (các mỏ Bản Đáy - Lạc Nông, Cò Noong - Du Tiến).
2. Các đới kiến trúc - sinh khoáng antimon Chang Pung - Hạ Lang - Bắc Sơn (Cốc Xô):
# Vùng quặng antimon - thủy ngân Ngân Sơn - Na Rì: nút quặng Na Rì - Yên Lạc (các điểm quặng: Khuổi Ít, Bản Tiang, Khuổi Luông, Bản Chang…).
# Vùng quặng thủy ngân - antimon Thần Sa - Yên Cư: nút quặng Thần Sa - Yên Cư (các điểm quặng: Khắc Kiệm, Yên Cư, Tó Ràng, Sảng Mộc, Lân Dần…).
# Vùng quặng antimon Cao Bằng - Đông Khê: nút quặng Đông Khê - Phục Hòa (các điểm quặng: Phục Hòa, Khau Hai, Nà Kin, Lũng Cốc, Nà Nhân…).
3. Đới kiến trúc - sinh khoáng antimon Sông Hiến:
# Vùng quặng antimon Yên Minh bao gồm các nút quặng Yên Minh (các mỏ và điểm quặng Mậu Duệ, Bản Lò, Bó Mới, Lũng Thầu …) và Mèo Vạc (Bản Trang, Pó Ma, Phe Thán, Lẻo A).
# Vùng quặng antimon Pia Oắc (các điểm quặng: Linh Quang, Dược Lang, Tấn Hẩu, Lũng Pát, Nam viên, Nà Đông…).
# Vùng quặng antimon - thủy ngân Bình Gia - Thất Khê (các điểm quặng: Mỏ Sao, La Sơn, Sam Sao, Vàng Pục, Vàng Cúc…).
4. Đới kiến trúc - sinh khoáng antimon Sông Đà:
# Vùng quặng antimon - vàng Cẩm Thủy - Bá Thước (các điểm quặng: Làng Bương, Làng Kiên, Làng Ngọc, Làng Sung, Na Sài, Làng Nèo, Làng Chạo…
# Vùng quặng antimon Kim Bôi - Gia Viễn: nút quặng Kim Bôi - Lạc Sơn (các điểm quặng: Nà Bạc, Bù Lọt) và nút quặng antimon - thủy ngân Gia Viễn - Yên Vệ (điểm quặng: Yên Vệ).
5. Đới kiến trúc sinh - khoáng antimon Quảng Ninh:
# Vùng quặng antimon Khe Chim - Dương Huy (các điểm quặng:
Đồng Mỏ, Đồng Quặng, Bằng Tẩy, Khe Chim, Dương Huy).
# Vùng quặng antimon Tấn Mài (các điểm quặng: Lộc Phủ, Tấn Mài, Cao Phong Chan).
6. Đới kiến trúc - sinh khoáng antimon Sầm Nưa – Hoành Sơn.
# Vùng quặng Quỳ Hợp - Quỳ Châu, nút quặng antimon - vàng Quỳ Châu - Tà Sỏi (mỏ Tà Sỏi).
7. Các đới kiến trúc - sinh khoáng và vùng quặng antimon dự kiến:
An Châu (Tam Đảo - Lục Ba).
Nhìn chung, trên diện tích toàn Miền Bắc Việt Nam ta có thể bắt gặp số lượng lớn các điểm quặng anitomn nằm rải rác ở nhiều nơi song phần lớn chúng có quy mô nhỏ. Trong đó có hai diện tích chứa quặng hoá antimon có giá trị công nghiệp là vùng quặng Chiêm Hoá (mỏ điển hình: Làng Vài - Khuôn Pục) và vùng quặng Yên Minh (mỏ điển hình: Mậu Duệ). Các vùng quặng antimon Miền Bắc Việt Nam được chúng tôi mô tả ở phần tiếp theo.