Phân vùng dự báo triển vọng quặng hóa antimon Miền Bắc Việt Nam

Một phần của tài liệu Ebook quặng hóa antimon miền bắc việt nam phần 2 nguyễn văn bình (Trang 117 - 123)

Trên lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam quặng hóa antimon tập trung trong các vùng quặng khác nhau về cấu trúc địa chất; Các vùng quặng có những mức độ triển vọng khác nhau về quặng hóa antimon. Dự báo triển vọng quặng hóa antimon cho một vùng lãnh thổ là kết quả của các nghiên cứu sinh khoáng và địa chất mang tính khoa học và ứng dụng. Các phương pháp thường dùng là phương pháp tương tự và phương pháp chuyên gia (đánh giá so với một mẫu chuẩn). Trong nghiên cứu dự báo triển vọng khoáng sản cần tuần tự thực hiện các bước sau:

1. Nghiên cứu chi tiết các mỏ quặng, điểm quặng, hệ thống hóa chúng và xác lập các thành hệ quặng.

2. Xác định các quy luật phân bố và thành tạo quặng hóa; Xác lập các mô hình địa chất - nguồn gốc, thạch học – địa động lực, các hệ thống sinh quặng, bối cảnh địa động lực... cho các vùng quặng, tỉnh sinh khoáng.

3. Xác định các yếu tố khống chế quặng hóa, nghiên cứu định lượng, xác lập tính chất và mối liên quan của quặng hóa với các yếu tố khống chế quặng hóa. Trên thực tế, tất cả các yếu tố rất

cần cho thành tạo quặng hóa, nhưng chưa đủ cho quá trình thành tạo này. Đôi khi, có các tiền đề, các yếu tố khống chế quặng hóa song không có mỏ (không có quặng hóa) và ngược lại.

3. Xác định các tiền đề tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm.

5. Xác định các tiêu chuẩn dự báo (có thể cụ thể cho từng loại hình quặng hóa, từng tỉnh sinh khoáng) (bảng 4.8). Phân loại các tiêu chí chính, quan trọng và tiêu chí mang tính phụ trợ.

6. Phân vùng triển vọng, phân loại các diện tích chứa quặng, phân tích, dự báo và đánh giá kết quả. Các công việc này thường được tiến hành theo giai đoạn phù hợp với tiến trình đầu tư nghiên cứu và quy mô quặng hóa. Biểu diễn các kết quả này trên các sơ đồ, bản đồ. Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Các tiêu chuẩn dự báo triển vọng cho một số thành hệ quặng antimon điển hình của Miền Bắc Việt Nam được chúng tôi tổng kết trong bảng 4.8. Các tiêu chuẩn này phản ánh và được tổng kết dựa trên các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm quặng hóa antimon.

Để tiến hành phân vùng dự báo triển vọng quặng hóa antimon Miền Bắc Việt Nam, ngoài các kết quả nghiên cứu theo các bước (đã trình bày ở các phần trên), chúng tôi dựa vào: các yếu tố địa chất khống chế quặng hóa, các tiền đề địa chất và các dấu hiệu trực tiếp cũng như gián tiếp cụ thể của từng khu vực, các kết quả của phân vùng sinh khoáng, các tiêu chuẩn dự báo. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân ra các vùng theo mức độ triển vọng: vùng nhiều triển vọng, vùng có triển vọng và vùng chưa rõ triển vọng.

1. Vùng nhiều triển vọng: vùng quy tập nhiều tiền đề địa chất thuận lợi (địa tầng, kiến tạo, magma, địa hóa, địa vật lý, viễn thám), có các dấu hiệu tìm kiếm rõ ràng, có một hoặc nhiều mỏ và điểm quặng đã được khai thác, tìm kiếm và đánh giá sơ bộ (có thể có mỏ có giá trị công nghiệp).

2. Vùng có triển vọng: vùng có yếu tố cấu trúc thuận lợi cho tạo quặng, có tiền đề địa chất thuận lợi và các dấu hiệu tìm kiếm khu vực cũng như địa phương.

Ngoài ra trên đó đã phát hiện được các điểm quặng, các biểu hiện của khoáng hóa đi kèm, các vành phân tán trọng sa, kim lượng.

3. Vùng chưa rõ triển vọng: vùng có ít tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm thuận lợi hoặc các dấu hiệu và tìm kiếm chưa được rõ ràng.

Bảng 4.8: Các tiêu chuẩn dự báo triển vọng quặng hóa antimon Miền Bắc Việt Nam

Tiêu

chuẩn Thành hệ thạch anh - antimnoit

- vàng (Sb - Au) Thành hệ thạch anh - antimonit (antimon thực thụ) Kiến tạo Cấu trúc dạng vòm (vòm nhiệt,

đới biến chất đồng tâm, nhân granit, cấu trúc nếp lồi lớn, cấu trúc hoạt hóa magma – kiến tạo.

Trũng nguồn rift, cấu trúc nếp lồi lớn, rìa lục địa thụ động, nền động, cấu trúc hoạt hóa magma – kiến tạo.

Cấu trúc khu vực

Nếp lồi, nếp lõm khu vực, đơn nghiêng, cấu trúc uốn nếp – khối tảng, kiến trúc vòm nhiệt, miền tạo núi.

Các nếp uốn khu vực, võng phát triển lâu dài, trũng phun trào cổ, địa lũy, miền tạo núi.

Đứt gãy, phá hủy

Đới đứt gãy các quy mô, nút giao của các hệ đứt gãy, nút giao của các hệ đứt gãy với các cấu trúc uốn nếp, đứt gãy chờm nghịch, đới vò nhàu...

Đứt gãy sâu, đứt gãy nhỏ gắn với đứt gãy sâu, nút giao của các hệ đứt gãy, nút giao của các hệ đứt gãy với các cấu trúc uốn nếp, đới vò nhàu, đứt gãy đới khâu .

Môi trường thạch học

Trầm tích lục nguyên, lục nguyên – carbonat, lục nguyên xen phun trào axit, lục nguyên

Trầm tích carbonat, carbonat - lục nguyên, lục nguyên (xen kẽ giữa chúng với nhau), lục nguyên xen phun trào axit Magma Magma granit, granit nhiều pha –

phát triển lâu dài, nội mảng, granit tạo núi.

Phi magma, phun trào basalt, các daicơ nhỏ.

Dị thường địa hóa, địa vật lý

Các dị thường địa hóa, địa vật lý khu vực, vành phân tán của Sb, As, Bi, W, pyrit xâm tán

Các dị thường địa hóa, địa vật lý khu vực, pyrit xâm tán, vành phân tán của Sb, Hg, W, fluorit.

Biến đổi nhiệt dịch cạnh mạch

Thạch anh hóa, beresit hóa, chlorit hóa, sericit hóa biến chất yếu

Jasperoit hóa (silic hóa), thạch anh hóa, dăm kết, biến chất yếu

Biểu hiện khoáng hóa

Các biểu hiện khoáng hóa của Sb, Au, As, pyrit xâm tán.

Các biểu hiện khoáng hóa của Sb, Hg, W, As, pyrit xâm tán, barit.

Dựa trên các nguyên tắc đã nêu ở trên ta có thể khoanh định được các vùng có mức độ triển vọng khác nhau như sau:

1. Các vùng nhiều triển vọng: Mậu Duệ - Yên Minh, Làng Vài - Khuôn Pục, Na Hang (Năng Khả).

2. Các vùng có triển vọng: Khuôn Khương - Cốc Táy, Hoà Phú - Đèo Gà, Nà Mó - Làng Ải, Lang Can, Mèo Vạc, Cây Cóc - Khe Bổn, Quỳ Châu - Tà Sỏi, Khe Chim - Dương Huy, Tấn Mài, Cẩm Thủy - Bá Thước, Bình Gia - Thất Khê.

3. Các vùng chưa rõ triển vọng: Tòng Bá - Bắc Mê, Kim Bôi - Gia Viễn, Ngân Sơn - Na Rì, Thần Sa - Yên Cư, Đông Khê - Phục Hòa, Pia Oắc, Nậm Chảy - Mường Khương, Púng Giắt - Mường Lay. Có khả năng phát hiện các điểm quặng khác trong các giai đoạn nghiên cứu và tìm kiếm chi tiết hơn trong các vùng này.

Kết quả của việc phân vùng sinh khoáng và dự báo triển vọng khoáng sản đưa ra ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Phân vùng sinh khoáng và dự báo triển vọng quặng hóa antimon Miền Bắc Việt Nam

Đới kiến trúc - sinh khoáng

Vùng

quặng Nút quặng Trường quặng

Trữ lượng đã đánh giá, tấn Sb

[10, 15, 98, 99, 115 ]

Dự báo tài nguyên, tấn

Sb [100] Triển vọng

Pia Oắc Chưa rõ triển vọng

Bình Gia -

Thất Khê Bình Gia -

Thất Khê 57.360 Có triển vọng Lũng Thầu Có triển vọng Yên Minh

Mậu Duệ 37.000 256.620

Nhiều triển vọng Sông Hiến

Yên Minh

Mèo Vạc 32.000 Có triển vọng

Sông Chảy

Nậm Chảy 35.000 Chưa rõ triển vọng Tòng Bá -

Bắc Mê Lạc Nông Chưa rõ triển vọng Lang Can 4.107 Có triển vọng Na Hang

Năng Khả 25.405 Nhiều triển vọng Làng Vài - Khuôn

Pục 43.059 Nhiều triển vọng Khuôn Khương -

Cốc Táy

2.303 Có triển vọng Núi Thần - Lũng

Giàng

Có triển vọng

Chiêm Hoá

Nà Mó - Làng Ải Có triển vọng Hoà Phú - Đèo Gà 1.620 Có triển vọng Lô - Gâm

Chiêm Hoá

Hoà Phú -

Thái Hoà Cây Cóc - Khe Bổn

394.350

Có triển vọng Chang Pung Thần Sa – Thần Sa – Chưa rõ triển vọng

ng IV. Phân vùng sinh khoáng và dự/b triển vọng quặng antimon Miền Bắc VN 223

Yên Cư Yên Cư Cao Bằng -

Đông Khê Đông Khê

Phục Hòa 74.360 Chưa rõ triển vọng -

Hạ Lang -

Bắc Sơn Ngân Sơn

- Na Rì Na Rì - Yên

Lạc 126750 Chưa rõ triển vọng

An Châu Chưa rõ triển vọng

Tấn Mài Tấn Mài 949 388.727 Có triển vọng Quảng Ninh

Khe Chim - Dương

Huy

Khe Chim - Dương Huy

33.514 Có triển vọng

Cẩm Thủy Bá Thước

11.347 47.362 Có triển vọng Nà Bạc 1.575 Chưa rõ triển vọng Kim Bôi -

Lạc Sơn Bù Lọt 1.350 25.260

Chưa rõ triển vọng Sông Đà

Kim Bôi - Gia Viễn

Gia Viễn -

Yên Vệ Yên Vệ 206 12.630 Chưa rõ triển vọng Mường

Lay

Púng Giắt 25.260 Chưa rõ triển vọng

Sông Hồng

Fansipan

Tú Lệ

Sông Mã

Sầm Nưa -

Hoành Sơn Quỳ Châu -

Tà Sỏi Tà Sỏi 11.300 25.440 Có triển vọng

Phu Hoạt

Sông Cả

Long Đại

A Vương

Nguyễn Văn Bình

Một phần của tài liệu Ebook quặng hóa antimon miền bắc việt nam phần 2 nguyễn văn bình (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)