3.5.1. Đặc điểm hoạt hoá magma - kiến tạo Miền Bắc Việt Nam trong Paleozoi muộn - Mesozoi
Lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam trải qua lịch sử phát triển địa chất lâu dài từ Tiền Cambri đến Kainozoi. Tại đây, vào giai đoạn Paleozoi muộn - Mesozoi đã diễn ra các quá trình hoạt động mạnh mẽ của hoạt hoá magma - kiến tạo làm huỷ hoại nền móng cấu trúc Paleozoit đã cứng rắn hoá và nảy sinh thế hệ cấu trúc mới với các biểu hiện quặng hoá nội sinh đặc trưng. Lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam về phía bắc nối vào cấu trúc Caleđonit Cathaysia Hoa Nam, bao quanh rìa nam của nền động Dương Tử. Trong lịch sử phát triển kiến sinh Phanerozoi của Miền Bắc Việt Nam vào giai đoạn Paleozoi muộn - Mesozoi, tại miền này diễn ra các hoạt động địa động lực rất mạnh mẽ. Trên bình đồ địa động lực khu vực, giai đoạn Paleozoi muộn - Mesozoi định vị một bình đồ kiến tạo mới vừa kế thừa vừa có nhiều nét mới khác biệt hẳn với các giai đoạn trước nó.
Giai đoạn Paleozoi muộn - Mesozoi trên khu vực Bắc Bộ Việt Nam là giai đoạn có các hoạt động rầm rộ của quá trình hoạt hoá magma - kiến tạo và được nhiều nhà địa chất đề cập đến: Yu.G. Gatinsky (1972, 1973), Nguyễn Xuân Tùng (1972), Yu.G. Staritsky (1973), Trần Văn Trị (1975, 1977), Nguyễn Đình Cát (1977, 1980), Phạm Văn Quang (1979, 1980, 1989), Yu.S. Maimin (1982), Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao (1985. 1986), Tạ Trọng Thắng (1986)...
Hoạt hoá magma - kiến tạo chính là sự thể hiện tính động của lãnh
thổ. Các quá trình hoạt hoá magma - kiến tạo Miền Bắc Việt Nam diễn ra chủ yếu trên nền của các cấu trúc Paleozoit. Bình đồ cấu trúc Paleozoit Miền Bắc Việt Nam được hình thành trong suốt thời gian dài từ Tiền Cambri đến Permi sớm và bao gồm các đơn vị sau:
a. Các cấu trúc Tiền Cambri: nhân vòm lục địa cổ Sông Chảy, đới khâu cổ Sông Hồng, đới cấu trúc Baicalit Fansipan, khối Phu Hoạt và các mảnh sót Tiền Cambri: Nậm Cô, Nậm Sư Lư, Hoằng Trường.
b. Các cấu trúc Paleozoit: Caleđonit Sông Mã, nhóm các cấu trúc Caleđonit Cathaysia: Lô - Gâm, Phú Ngữ, Chang Pung, Cốc Xô, Bắc Sơn, Quảng Ninh - Duyên Hải, cấu trúc uốn nếp biển rìa A Vương, cấu trúc uốn nếp cung đảo Long Đại, cấu trúc uốn nếp rìa thụ động Sông Cả (Trường Sơn).
Các cấu trúc này được cố kết vào Paleozoi sớm - giữa và tạo nên bộ khung kiến trúc cơ bản của Miền Bắc Việt Nam. Đến đây, về cơ bản đã hoàn thiện vỏ lục địa thứ sinh với sự có mặt của các phức hệ vật chất - kiến trúc sinh núi và các pha magma granitoit đồng va chạm. Vào cuối đại Paleozoi trên miền này chủ yếu là chế độ kiến tạo kiểu nền - san bằng kiến tạo tạo nên lớp phủ kiểu nền với phức hệ vật chất - kiến trúc nội mảng kiểu bồn trên lục địa. Sau thời kỳ này, toàn bộ Miền Bắc Việt Nam bước vào giai đoạn hoạt hoá magma - kiến tạo bắt đầu từ Permi muộn và làm nảy sinh các cấu trúc Paleozoi muộn - Mesozoi đặc biệt: các trũng chồng gối kiểu hoạt hoá magma - kiến tạo (các trũng nguồn rift nội lục).
Các đặc trưng cơ bản của hoạt động hoạt hóa magma - kiến tạo Miền Bắc Việt Nam đã được trình bày trong nhiều tài liệu [24, 36, 58, 59, 60, 64, 93, 94] và có thể được tóm tắt như sau:
Các hoạt động hoạt hóa magma - kiến tạo phát triển trên móng vỏ lục địa không đồng nhất (móng đa kỳ, đa nguồn gốc, phức tạp).
Hình thành các hệ thống phá hủy - đứt gãy, các đới tách dãn dạng cánh gà, các cấu tạo vảy và phủ chờm, mật độ tập trung tăng cao của đứt gãy và lineament, các đứt gãy chờm nghịch- dịch trượt và các biến dạng nội mảng khác.
Các trũng căng dãn, các bồn chồng gối luân phiên chuyển tiếp với các khối nâng dạng vòm tạo nên bức tranh điển hình của cấu
trúc địa chất miền Đông Bắc. Về mặt địa hình, các cánh cung dạng cánh gà (Sông Gâm, Cốc Xô, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều - Quảng Ninh) xen kẽ với các vùng trũng giữa núi. Đặc điểm này cũng là một trong các nét đặc trưng điển hình của các cấu trúc Địa Oa (các trũng dạng Địa Oa) của Trung Quốc.
Phổ biến các uốn nếp ngắn, đoản, cụt, dạng yên ngựa, kiểu đơn nghiêng, kiểu chậu, nghiêng đôi khi dốc đứng. Đa số chúng có dạng tuyến và nhiều khi thường, đứt đoạn, Đặc biệt, có thể thấy rõ sự luân phiên xen kẽ nhau của các nếp lồi và nếp lõm.
Hình thành khá phổ biến dãy magma tương phản, các thành tạo magma cao kiềm, các thành tạo magma kiểu tạo núi, các thành tạo magma đa kỳ, đa nguồn gốc phức tạp, các xâm nhập á núi lửa.
Phát triển các trầm tích dạng molas màu đỏ, các thành tạo lục địa chứa than (trong các hệ tầng Văn Lãng, Hòn Gai, Suối Bàng, Đồng Đỏ) và các trầm tích vụn thô lục địa.
Bình đồ móng vỏ lục địa Paleozoit và các cấu trúc hoạt hóa magma - kiến tạo không trùng nhau. Đây chính là dấu hiệu mà dựa vào nó các nhà nghiên cứu xem các cấu trúc hoạt hóa magma - kiến tạo Miền Bắc Việt Nam mang tính chồng gối điển hình.
Kết quả của hoạt động hoạt hóa magma - kiến tạo đã hình thành các cấu trúc âm tuyến tính đặc trưng: Sông Đà, Sông Hiến, An Châu và Sầm Nưa - Hoành Sơn. Đây chính là các cấu trúc hoạt hóa Paleozoi muộn - Mesozoi - các trũng hoạt hóa kiểu sinh rift không đầy đủ, dạng tuyến và phân nhánh phức tạp. Chúng được hình thành trong bối cảnh hoạt động nội mảng Paleozoi muộn - Mesozoi và diễn ra trong bối cảnh tương tác giữa các mảng lục địa Dương Tử, Shan Thái và Inđosini.
3.5.2. Đặc điểm quặng hoá nội sinh và quặng hóa antimon trong hoạt hóa magma - kiến tạo
Quặng hoá nội sinh Paleozoi muộn - Mesozoi Miền Bắc Việt Nam khá phong phú về nguồn gốc thành tạo (magma, pegmatit, scarnơ, nhiệt dịch pluton, nhiệt dịch phun trào...) và đa dạng về hình thức biểu hiện. Các đặc điểm chính của quặng hoá nội sinh trong các đới cấu trúc Sông Hiến, An Châu, Sầm Nưa - Hoành Sơn và Sông Đà được tổng kết trong bảng 3.6. Các quặng hoá nội sinh này có mối liên
quan chặt chẽ với hoạt động hoạt hoá magma - kiến tạo của lãnh thổ, được định vị trong các cấu trúc xác định (vòm nâng, nếp lồi, tựa ven đứt gãy ...) và được thành tạo tương ứng với các pha hoạt động hoạt hoá magma - kiến tạo. Liên quan với quá trình hoạt hoá magma - kiến tạo lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam là các biểu hiện quặng hoá nội sinh đặc trưng với các nét đặc thù sau [4, 5, 6, 17, 20, 37, 40, 41]:
Có mặt các thành quặng hoá đa nguồn gốc: magma, pegmatit, scarnơ, nhiệt dịch - pluton, nhiệt dịch - phun trào với độ sâu thành tạo nông.
Quặng hoá nội sinh có cường độ biểu hiện mạnh (quy mô và diện phân bố rộng) và tính chất phức hợp của thành phần khoáng.
Quặng hoá được thành tạo đa thời kỳ: trước giai đoạn hoạt hoá magma - kiến tạo (Pb - Zn - Tòng Bá, Au - nếp lồi Bồ Cu, Ngân Sơn ...); giai đoạn hoạt hoá magma - kiến tạo (Sn - Tam Đảo, Pb - Zn - Chợ Điền, Tuyên Quang..., Au - Bình Gia..., Sb - Hg - Mậu Duệ, Làng Vài, Thần Sa..., Cu - Ni - Tạ Khoa - Sông Đà, Cu, Cu - Au, Au - cấu trúc Sông Đà, Fe, Cu, barit, pyrit); giai đoạn hoạt hoá magma - kiến tạo muộn (hậu va chạm nội lục): Sb - Dương Huy - Tấn Mài... Đôi nơi, các quặng hoá này giao cắt nhau, chồng lên nhau (vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính mới tạo).
Quặng hoá được phân bố trong các cấu trúc có tuổi khác nhau, các cấu trúc dạng vòm hoặc ven rìa đới cấu trúc. Trong nhiều cấu trúc có thể thấy rõ tính phân đới quặng hoá theo chiều ngang (Tam Đảo, Chợ Điền, Pia Oắc, Ngân Sơn, Cao Bằng ...).
Có mặt các quặng hoá đặc trưng cho hoạt động hoạt hoá magma - kiến tạo: Sb, Hg, fluorit (Bình Đường), barit (Làng Cao, Yên Thế, Thượng Ấm, Ao Sen ...).
Các mỏ và điểm quặng antimon Miền Bắc Việt Nam được biết hiện nay có mối liên quan mật thiết và được thành tạo chủ yếu trong giai đoạn hoạt động hoạt hóa magma - kiến tạo (xem thêm phần quy luật phân bố theo thời gian). Các hoạt động magma rầm rộ, phong phú về mặt thành phần vật chất vào Permi - Trias (giai đoạn sớm), có lẽ chịu sự tác động nhất định của các dòng plume Manti (dòng đứng) [151, 152, 190, 362]. Các dòng fluit nguồn gốc sâu (vỏ và dưới vỏ) có lẽ cũng chịu ảnh hưởng của các dòng plume Manti quy mô khác nhau hoặc cùng lò magma với chúng là tác nhân quan trọng hình
thành các mỏ antimon vào các giai đoạn khác nhau của hoạt hóa magma - kiến tạo. Bối cảnh kiến tạo của hoạt hóa magma - kiến tạo Paleozoi muộn - Mesozoi Miền Bắc Việt Nam là sự hoạt động tích cực của các trũng chồng gối - các trũng nguồn rift nội lục (trũng hoạt hóa kiểu sinh rift không đầy đủ) chịu sự ảnh hưởng của dòng plume Manti. G.V. Polyakov, A.S. Borisenko, Trần Trọng Hòa có xu hướng liên kết chúng với hoạt động cùng thời gian của platobasalt Emeshan (Núi Nga Mi - Tứ Xuyên, Trung Quốc).
Cùng thành tạo trong giai đoạn hoạt hóa magma kiến tạo, song biểu hiện của quặng hóa antimon rất khác nhau ở Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Ở ven rìa đới cấu trúc Sông Đà (Tây Bắc) ta gặp các biểu hiện quặng hoá của antimon với các loại hình: antimon - vàng (Xuân Mai, Làng Nèo, Làng Bương ...) và thuỷ ngân (Sb) quy mô nhỏ: Yên Vệ, Rịa, Lạc Sơn... Trong khi đó, quặng hoá antimon ỏ Đông Bắc phổ biến và phong phú hơn nhiều: antimon - arsenopyrit – pyrit - vàng (Làng Vài, Khuôn Pục, Hòà Phú...), antimon thực thụ (Mậu Duệ, Dược Lang, Nam Viên, Khau Hai, Mỏ Sao …), antimonit - thạch anh - sulfur (Dương Huy, Đồng Quặng, Khe Chim, Tấn Mài ...), antimonit - cinnabar (Bản Cam, Khao Lộc, Thần Sa, Vàng Pục, Yên Cư, Sàng Mộc, Khuổi Luông...).
Bảng 3.6: Đặc điểm quặng hoá nội sinh Miền Bắc Việt Nam trong Paleozoi muộn - Mesozoi
P2 - T3c T3n-r - K
Đới cấu
trúc Thành tạo địa chất
liên quan
Quặng
hoá Mỏ và điểm
quặng Thành tạo địa chất
Quặn
g hoá Mỏ và điểm quặng
Sông Đà
Siêu mafic- mafic - Đá basaltoit các hệ tầng:
Cẩm Thuỷ, Viên Nam
Cu - Ni (Pt)
Cu-Au TA-sulfur- Au-Bi TA-sulfur- vàng Pyrit
Bản Phúc, Bản Mông, Bản Xang, Suối Đán . Sập Sa, Vạn Sài, Nà Lạy, Đá Đỏ … Suối Chát...
Đồi Bù, Làng Ngành Cao Răm, Vai Đào...
Minh Quang, Làng Củ, Ba
Yên Châu Trầm tích lục nguyên
Au Sb Sb-Hg
Mai Châu, Tân Mỹ...
Bù Lọt, Nà Bạc, Yên Vệ
Trầm tích lục nguyên
Concheđ an-Cu-đa kim Pyrit
Sb-Au
Trại...
Yên Cư, Bản Mùa, Nậm Tía, Đá Chông Đồi Giàng, Mường Chà, Làng Sung ...
Làng Bương, Làng Nèo, Làng Kiên … An
Châu Ph.h. Núi Điệng- Trúc Khê Ph.h.
Bình Liêu Trầm tích lục nguyên
Sn (W, Bi ...) Au-thạch anh –pyrit Đồng trong cát kết
Trúc Khê, Khuôn Phầy, Ngòi Lẹm...
Làng Cổng Phật Chỉ...
Biển Động, Đèo Chũ, Giao Liêm..
Đá Liền, Thiện Kế
Sn – W W-Bi- Cu- Au- fluorit Sb,Hg
Thiện Kế, Đá Liền Núi Pháo, Đá Liền ...
Lục Ba, Khôn Re Sông
Hiến
Ph.h.
Cao Bằng:
Trầm tích phun trào axit (các h.t. Sông Hiến, Lân Pảng …)
Cu-Ni (sulfur) Fe (scarnơ) Au
Au-(Ag)
Đồng Xằng, Suối Củn, Khắc Thiệu ...
Bản Lũng, Nà Rụa...
Bản Nùng, Nà Mun...
Nà Pái, Pình Hồ, Tô Hiệu, Cao Phụ …
Ph.h. Pia Oắc
Trầm tích phun trào axit (các h.t. Sông Hiến, Lân Pảng ..)
Sn – W Pb –Zn Sb
Lũng Mười, Tống Tinh, Tài Soỏng..
-Mậu Duệ, Bản Trang - Tấn Hẩu Linh Quang, - Mỏ Sao, La Sơn Vàng Pục - Khuổi Luông, Khuổi Ít . Sầm
Nưa – Hoành Sơn
Núi Chúa Đồng Trầu
Cu
Pb – Zn Sb Au
Làng Ón, Làng Cầy, Lương Sơn ..
Bản Xoun Tà Sỏi Vàng Tim, Kỳ Tây, Khe Đập, Khe Moong
Bản Muồng Đồng Trầu
Sn - W Pb-Zn Barit Hg Pyrit
Bù Me Quan Sơn, Bao Tre ..
Bao Tre Đồng Xán Nhân Nhượng ...