Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về công tác quản lý dạy học ở trường TCCN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh theo chuẩn giáo viên trung học phổ thông (Trang 39 - 68)

2.2. Nh ững tham số của khách thể nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về công tác quản lý dạy học ở trường TCCN

2.2. Những tham số của khách thể nghiên cứu:

Trong chương này, các phần dưới đây được trình bày:

• Đánh giá của giáo viên và CBQL về công tác quản lý dạy học ở trường TCCN

• Đánh giá của học sinh về kết quả việc dạy học ở trường TCCN

2.2.1. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về công tác quản lý dạy học ở trường TCCN

 Một số tham số nghiên cứu

Tổng cộng giáo viên & CBQL 40

Giới tính N %

Không ghi 1 2,5

Nam 34 85,0

Nữ 5 12,5

Hiện là N %

Không ghi 1 2,5

Giáo viên 33 82,5

Tổ trưởng, Hiệu

trưởng/Hiệu phó 6 15,0

Thâm niên công tác N %

Dưới 5 năm 28 70,0

Từ 6 đến 10 năm 8 20,0

Từ 11 đến 15 năm 2 5,0

Trên 20 năm 2 5,0

 Kết quả nghiên cứu thực trạng:

Ghi chú: Một số từ viết tắt trong các bảng:

- ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn - TB: trung bình cộng

- N: số khách thể tham gia nghiên cứu

Bảng 2.1. Đánh giá tính phù hợp các tiêu chí cụ thể của Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống N % Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

Gắn bó với đất nước và nhân dân 39 97,5

Đóng góp công sức để xây dựng xã hội công bằng – dân chủ - văn minh 40 100,0 Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước;

40 100,0

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống N % Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

Gắn bó với đất nước và nhân dân 39 97,5

Tham gia tích cực các hoạt động chính trị - xã hội; 40 100,0

Thực hiện nghĩa vụ công dân. 37 92,5

Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; 40 100,0

Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành 40 100,0

Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm 40 100,0

Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo 40 100,0

sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh 40 100,0 Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh

Thương yêu, tôn trọng học sinh 40 100,0

Đối xử công bằng với học sinh 40 100,0

Giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập tốt 39 97,5

Giúp học sinh khắc phục khó khăn để rèn luyện tốt 39 97,5

Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp

Đoàn kết với đồng nghiệp 40 100,0

Hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp 40 100,0

Có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục 40 100,0 Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục;

40 100,0

Có tác phong mẫu mực 40 100,0

Có phương pháp làm việc khoa học 40 100,0

Kết quả bảng 2.1 cho thấy đánh giá của giáo viên và CBQL về tính phù hợp các tiêu chí cụ thể của Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Đạo đức nghề nghiệp; Ứng xử với học sinh; Ứng xử với đồng nghiệp; Lối sống, tác phong được đánh giá 100% chỉ trừ những tiêu chí cụ thể sau: Gắn bó với đất nước và nhân dân (97,5%); Thực hiện nghĩa vụ công dân

(92,5%); Giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập tốt (97,5%); Giúp học sinh khắc phục khó khăn để rèn luyện tốt (97,5%).

Bảng 2.2. Đánh giá tính phù hợp các tiêu chí cụ thể của Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục N % Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về nhu cầu của HS 36 90,0 Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về đặc điểm của học sinh 36 90,0 Sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục một cách hiệu quả 39 97,5

Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường

36 90,0

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương,

35 87,5

Sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục một cách hiệu quả 39 97,5 Kết quả bảng 2.2 cho thấy đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về tính phù hợp các tiêu chí cụ thể của năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Tìm hiểu đối tượng giáo dục ở mức 90% trở lên; các tiêu chí sau đây được đánh giá cụ thể: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về nhu cầu của học sinh (90,0 %); Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về đặc điểm của học sinh (90,0 %); Sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục một cách hiệu quả (97,5 %); Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường (90,0 %); Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương (87,5 %); Sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục một cách hiệu quả (97,5 %).

Bảng 2.3. Đánh giá tính phù hợp các tiêu chí cụ thể củaNăng lực dạy học

Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học N %

Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học

Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục

38 95,0

Xác định rõ mục tiêu phù hợp với đặc thù môn học 39 97,5

Xác định rõ nội dung phù hợp với đặc thù môn học 40 100,0 Xác định rõ phương phápdạy học phù hợp với đặc thù môn học, 40 100,0

Xác định rõ mục tiêuphù hợp với đặc điểm học sinh 39 97,5

Xác định rõ nội dungphù hợp với đặc điểm học sinh 38 95,0

Xác định rõ phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm HS 39 97,5 Xác định rõ mục tiêu phù hợp với môi trường giáo dục 40 100,0 Xác định rõ nội dungphù hợp với môi trường giáo dục 40 100,0 Xác định rõ phương phápdạy học phù hợp với môi trường GD 39 97,5 Phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích

cực nhận thức của học sinh.

39 97,5

Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học

Làm chủ kiến thức môn học 40 100,0

Đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, 40 100,0

Vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

39 97,5

Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học

Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức được quy định trong chương trình môn học

40 100,0

Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kĩ năngđược quy định trong chương trình môn học

40 100,0

Thực hiện nội dung dạy học theo yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học

38 95,0

Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cựccủa học sinh

40 100,0

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động của học sinh

40 100,0

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo của học sinh

39 97,5

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh

40 100,0

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tư duy của học sinh

37 92,5

Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học 40 100,0

Sử dụng hiệu quả bảng đen 39 97,5

Sử dụng hiệu quả sơ đồ 39 97,5

Sử dụng hiệu quả tranh ảnh, bản đồ 37 92,5

Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học tự làm 38 95,0

Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học có sẵn ở trường 40 100,0

Sử dụng hiệu quả phim trong 32 80,0

Sử dụng hiệu quả các băng hình 38 95,0

Sử dụng hiệu quả trình chiếu máy tính 40 100,0

Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập

Tạo dựng môi trường học tập dân chủ 40 100,0

Tạo dựng môi trường học tập thân thiện 40 100,0

Tạo dựng môi trường học tập hợp tác, cộng tác 40 100,0

Tạo dựng môi trường học tập thuận lợi 40 100,0

Tạo dựng môi trường học tập an toàn 40 100,0

Tạo dựng môi trường học tập lành mạnh. 40 100,0

Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng hồ sơ dạy học theo quy định 40 100,0

Bảo quản hồ sơ dạy học theo quy định 40 100,0

Sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định 39 97,5

Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác 40 100,0 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu toàn diện 38 95,0

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu công bằng

40 100,0

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu khách quan

40 100,0

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu công khai 40 100,0

Phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh 39 97,5

Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. 39 97,5 Kết quả bảng 2.3 cho thấy đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về tính phù hợp các tiêu chí cụ thể của tiêu chí Xây dựng kế hoạch dạy học; Đảm bảo kiến thức môn học;

Đảm bảo chương trình môn học; Vận dụng các phương pháp dạy học; Sử dụng các phương tiện dạy học; Xây dựng môi trường học tập; Quản lý hồ sơ dạy học; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở mức 100%; các tiêu chí sau đây được đánh giá ở mức thấp hơn:

Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục (95,0 %);

Xác định rõ mục tiêu phù hợp với đặc thù môn học (97,0 %); Xác định rõ mục tiêu phù hợp với đặc điểm học sinh (97,0 %); Xác định rõ nội dung phù hợp với đặc điểm học sinh (95,0

%); Xác định rõ phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh (97,0 %); Xác định rõ phương pháp dạy học phù hợp với môi trường giáo dục (97,0 %); Phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (97,0 %); Vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn (97,0 %); Thực hiện nội dung dạy học theo yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học (95,0 %); Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo của học sinh (97,0 %); Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tư duy của học sinh (92,0 %); Sử dụng hiệu quả bảng đen (97,0 %); Sử dụng hiệu quả sơ đồ (97,0

%); Sử dụng hiệu quả tranh ảnh, bản đồ (92,0 %); Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học tự làm (95,0 %); Sử dụng hiệu quả phim trong (80,0 %); Sử dụng hiệu quả các băng hình (95,0 %);

Sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định (97,0 %); Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu toàn diện (95,0 %); Phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh (97,0

%); Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học (97,0 %)

Từ các phân tích trên cho thấy giáo viên và CBQL nghiêm túc trong việc trả lời các phiếu hỏi và kết quả phản ánh thực trạng những tiêu chí được coi là phù hợp được đánh giá cao hơn; còn những tiêu chi chưa phù hợp được đánh giá ở các mức độ thấp hơn.

Bảng 2.4. Đánh giá tính phù hợp các tiêu chí cụ thể của nhiệm vụ của giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp

Nhiệm vụ của giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp N % Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục 37 92,5 Thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục 40 100,0

Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân 40 100,0

Gương mẫu thực hiện các quy định của pháp luật 40 100,0

Gương mẫu thực hiện điều lệ trường TCCN. 40 100,0

Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo 40 100,0

Tôn trọng nhân cách của người học 40 100,0

Đối xử công bằng với người học 40 100,0

Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học 40 100,0 Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức 40 100,0 Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chính trị 37 92,5 Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ 40 100,0 Không ngừng học tập, rèn luyện để đổi mới phương pháp giảng dạy 40 100,0 Không ngừng học tập, rèn luyện để nêu gương tốt cho người học 40 100,0 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật 40 100,0

Kết quả của bảng 2.4 cho thấy những nhiệm vụ của giáo viên được đánh giá với 100%.

Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chính trị trừ hai nhiệm vụ: Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục (92,5%); Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chính trị (92,5%) Ghi chú 1:

Tùy theo thang đo, điểm trung bình cộng sẽ thay đổi. Theo kết quả này, có thể quy định về các mức như sau:

Thang đo 4 mức: (Phần 1 (mức độ CBQL quan tâm) của Phiếu thăm dò ý kiến dành cho giáo viên và CBQL)

* từ 3,5 đến 4: cao

* từ 3,0 đến 3,4: khá cao

* từ 2,4 đến 2,9: trung bình

* dưới 2,3: dưới trung bình

Do đó, khi nhìn vào trung bình cộng của các câu, ta sẽ biết việc đánh giá ở mức độ nào so với trung bình cộng.

Bảng 2.5. Đánh giá mức độ cán bộ quản lý quan tâm đến các tiêu chuẩn Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức,

lối sống TB ĐLTC Thứ

bậc Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

Gắn bó với đất nước và nhân dân 2,97 0,62 4

Đóng góp công sức để xây dựng xã hội công bằng – dân chủ - văn minh

2,97 0,65 4

Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

3,25 0,63 2

Tham gia tích cực các hoạt động chính trị - xã hội; 3,27 0,71 1

Thực hiện nghĩa vụ công dân. 3,15 0,58 3

Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; 3,29 0,67 5

Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành

3,35 0,62 3

Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm 3,40 0,63 1 Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo 3,35 0,66 3 Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh 3,37 0,70 2 Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh

Thương yêu, tôn trọng học sinh 3,05 0,67 1

Đối xử công bằng với học sinh 3,00 0,64 4

Giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập tốt 3,05 0,64 1 Giúp học sinh khắc phục khó khăn để rèn luyện tốt 3,02 0,74 3 Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp

Đoàn kết với đồng nghiệp 3,35 0,53 1

Hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp 3,30 0,56 2

Có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu 3,25 0,54 3

giáo dục

Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục;

3,26 0,64 1

Có tác phong mẫu mực 3,07 0,70 3

Có phương pháp làm việc khoa học 3,10 0,68 2

Kết quả của bảng 2.5 cho thấy các tiêu chí cụ thể trong từng tiêu chí được đánh giá theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

• Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị: Tham gia tích cực các hoạt động chính trị - xã hội (thứ bậc 1); Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (thứ bậc 2); Thực hiện nghĩa vụ công dân (thứ bậc 3); Gắn bó với đất nước và nhân dân (thứ bậc 4); Đóng góp công sức để xây dựng xã hội công bằng – dân chủ - văn minh (thứ bậc 4)

• Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp: Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm (thứ bậc 1); Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh (thứ bậc 2); Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành (thứ bậc 3); Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo (thứ bậc 3); Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học (thứ bậc 5)

• Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh: Thương yêu, tôn trọng học sinh (thứ bậc 1); Giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập tốt (thứ bậc 1); Giúp học sinh khắc phục khó khăn để rèn luyện tốt (thứ bậc 3); Đối xử công bằng với học sinh (thứ bậc 4)

• Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp: Đoàn kết với đồng nghiệp (thứ bậc 1); Hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp (thứ bậc 2); Có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục (thứ bậc 3)

• Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục (thứ bậc 1); Có phương pháp làm việc khoa học (thứ bậc 2);

Có tác phong mẫu mực (thứ bậc 3)

Kết quả trên có được ở tiêu chí 1 đã thể hiện được việc CBQL các trường TCCN rất quan tâm đến hoạt động chính trị – xã hội của giáo viên bởi hoạt động này sẽ giúp cho giáo viên hiểu biết về chính trị - xã hội ở góc độ thực tiễn, khách quan, giúp giáo viên phát triển toàn diện hơn, từ đó trong quá trình giảng dạy ngoài việc giảng dạy chuyên môn giáo viên còn phải lồng ghép hoạt động giáo dục học sinh bằng các hoạt động chính trị - xã hội này.

Đây là một trong những chiến lược phát triển của các trường TCCN. Ngoài ra cán bộ quản

lý rất quan tâm đến chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để điều chỉnh hoạt động của giáo viên đi đúng hướng, không vi phạm luật. Thực hiện nghĩa vụ công dân được xếp bậc thứ ba, điều này thể hiện mong muốn của cán bộ quản lý đối với giáo viên về việc thực hiện nghĩa vụ của giáo viên nhưng không quên nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước. Gắn bó với đất nước và nhân dân; Đóng góp công sức để xây dựng xã hội công bằng – dân chủ - văn minh là hai thứ bậc thấp hơn trong mối quan tâm của CBQL và được đánh giá ở mức trung bình. Đây là hai nhiệm vụ không cụ thể nhưng nếu giáo viên thực hiện tốt ba nhiệm vụ trên thì hai nhiệm vụ này cũng sẽ đạt yêu cầu.

Các yêu cầu của tiêu chí đạo đức nghề nghiệp được xếp thứ bậc từ cao đến thấp như trên là thể hiện mối quan tâm của CBQL đối với giáo viên, luôn có ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và với công việc, chấp hành đúng các yêu cầu của ngành đề ra. Là giáo viên không chỉ dạy chữ mà còn phải dạy làm người cho học sinh, chính vì thế giáo viên phải là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. Ngành giáo dục và đào tạo hiện nay đã và đang thực hiện các cuộc vận động, trong đó có cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”. Thêm vào đó, tuy được xếp ở bậc cuối của tiêu chí nhưng yêu cầu của tiêu chí về yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học cũng được CBQL quan tâm khá cao vì có yêu nghề giáo viên mới tâm huyết với nghề đã chọn và toàn tâm toàn ý cho nghề dạy học.

Đối với tiêu chí ứng xử với học sinh – tiêu chí 3, yêu cầu về thương yêu, tôn trọng học sinh được xếp bậc 1. Điều này nói lên việc CBQL đòi hỏi giáo viên khi giảng dạy bậc TCCN rất cần tình thương yêu và tôn trọng học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập tốt sẽ đem lại hiệu quả giáo dục rất cao bởi khi có lòng thương yêu học sinh, giáo viên mới tận tâm giảng dạy hết mình vì học sinh thân yêu, qua đó giúp học sinh yêu nghề đã chọn và đạt kết quả cao hơn. Thực tế hiện nay, ngành giáo dục đang thực hiện cuộc vận động “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” mà giáo viên chính là người phải thực hiện cuộc vận động này.

Có được kết quả ở tiêu chí ứng xử với đồng nghiệp là vì đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp là chất keo bền chắc giúp cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ không ở thế đơn độc mà luôn có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, được đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau tiến bộ. Một tập thể đoàn kết tốt thì khi thực hiện nhiệm vụ sẽ dễ dàng đạt mục tiêu mà cụ thể là mục tiêu giáo dục.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh theo chuẩn giáo viên trung học phổ thông (Trang 39 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)