Về quản lý giáo viên theo tiêu chuẩn năng lực tìm hiểu đối tượng và môi

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh theo chuẩn giáo viên trung học phổ thông (Trang 91 - 95)

DẠY CƠ KHÍ HỆ TCCN

3.2.2. Về quản lý giáo viên theo tiêu chuẩn năng lực tìm hiểu đối tượng và môi

Hiểu đặc điểm học sinh và môi trường dạy học trong đào tạo bậc TCCN là việc mà giáo viên và CBQL phải quan tâm, bởi hoạt động này là cơ sở cho việc xây dựng chương trình giáo dục toàn diện, xây dựng kế hoạch dạy học, xác định được những tác động của các thành tích học tập đã đạt được ở học sinh đối với quá trình học tập và phát triển nhân cách

tiếp theo. Hiểu được môi trường giáo dục sẽ đánh giá được mức độ tác động và xây dựng các chỉ dẫn và hướng dẫn học sinh tham gia kiến tạo môi trường học tập, rèn luyện phù hợp với cá nhân.

Biện pháp 1: Tập huấn cho giáo viên phương pháp tiếp cận học sinh để nắm bắt nhanh phong cách và phương pháp học tập của học sinh, tâm sinh lý của học sinh TCCN.

- Tăng cường công tác dự giờ giáo viên để định hướng hoạt động cho giáo viên theo mục tiêu đã xác định. Trong giảng dạy chuyên môn giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn hướng dẫn cho học sinh phương pháp học, nhất là đối với học sinh hệ THCS mới vào.

- Tổ chức cho giáo viên dự các buổi tư vấn về tâm sinh lý lứa tuổi nhất là lứa tuổi học sinh TCCN, ở đó giáo viên sẽ xây dựng cách thức tiếp cận học sinh theo từng đối tượng cụ thể (theo đối tượng tuyển sinh đầu vào là THPT và THCS).

- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, trong đó giáo viên không phải là người đi theo để quản lý học sinh mà cùng học sinh tham gia vào hoạt động ngoại khóa đó.

- Trong giảng dạy chuyên môn, CBQL cần có cách quản lý thoáng hơn, tức là không gò ép giáo viên chỉ giảng dạy rập khuôn theo chương trình đã qui định mà tạo điều kiện cho giáo viên linh động lồng ghép hoạt động giáo dục học sinh thông qua các bài học chuyên môn.

- Hướng dẫn chuyên đề cho giáo viên quản lý lớp học. Việc quản lý lớp học liên quan tới tổ chức giờ học nghĩa là đảm bảo những điều kiện khung cho việc truyền thụ nội dung học tập hiệu quả, tạo bầu không khí lớp học ấm cúng, thân thiện mà không bị quấy nhiễu.

- Hỗ trợ, khích lệ giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm sư phạm, khuyến khích giáo viên tổng kết và làm theo kinh nghiệm giáo dục tiên tiến.

- Xây dựng tập thể người học có động cơ và ý chí thực hiện việc tự học, tự giáo dục, chú ý các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giao lưu của học sinh.

- Giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó trong học tập, chú ý kết hợp giáo dục và lao động sản xuất trong nhà trường theo các điều kiện thực, khả thi, vừa sức với học sinh.

- Tập dợt cho học sinh yêu thích và thực hiện các nghiên cứu xã hội, tự nhiên phù hợp với nội dung đào tạo và trình độ của học sinh.

- Bầu không khí lớp học là nơi tạo cơ hội cho học sinh nghiên cứu và học tập thành công;

khuyến khích học tập có động cơ và thường xuyên nghiên cứu hiệu quả trong và ngoài

giờ học; áp dụng kỹ thuật giúp học sinh phát triển sự tự nhận thức lành mạnh; giao tiếp thường xuyên với học sinh và khuyến khích đối thoại ở trên lớp; khuyến khích sự dung hòa và chấp nhận các thể hiện văn hóa khác nhau ở học sinh.

- Xây dựng quan hệ tốt với tổ chức cha mẹ học sinh trong nhà trường, phối hợp với tổ chức này thực hiện giáo dục học sinh và xây dựng phát triển nhà trường.

Biện pháp 2: Tập huấn cho giáo viên phương pháp tìm hiểu môi trường giáo dục, môi trường xã hội và những tác động của chúng đến môi trường học tập của học sinh.

- Thông qua hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường như Đoàn thanh niên, hội Cựu học sinh, giáo viên có điều kiện tiếp xúc với học sinh qua hoạt động đoàn mà giáo viên cũng trực tiếp tham gia. Nhờ đó giáo viên gợi ý các tình huống và cùng học sinh thảo luận, trình bày quan điểm của mình với tinh thần cùng chia sẻ, cảm nhận, cùng giúp đỡ vượt qua khó khăn trong học tập.

- Thông qua các buổi giao lưu giữa cựu học sinh và những học sinh đang học, giáo viên nắm bắt được yêu cầu của môi trường nghề nghiệp, tác động của môi trường nghề nghiệp như thế nào đến kế hoạch giáo dục của mình, từ đó điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp và định hướng được cho học sinh kiến tạo môi trường học tập và rèn luyện của bản thân.

- Các trường cần đẩy mạnh việc tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp, giáo viên là chủ nhiệm câu lạc bộ và học sinh cũng được tham gia vào quản lý câu lạc bộ, có như vậy sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tôn trọng ý kiến của học sinh thông qua sinh hoạt câu lạc bộ nghề nghiệp, vì giáo viên không phải là người biết tất cả.

- Cán bộ quản lý cần quan tâm đến việc tạo diễn đàn trên trang web của trường, hướng dẫn cho giáo viên và học sinh cách sử dụng diễn đàn để trao đổi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm học tập và cuộc sống.

Biện pháp 3: Xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện

- Môi trường học tập an toàn giúp cho giáo viên an tâm và thuận tiện trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. Học sinh học tập trong môi trường an toàn sẽ tích cực tham gia kiến tạo môi trường học tập phù hợp với cá nhân.

- Đầu tư xây dựng các phòng học lý thuyết thoáng mát, sạch sẽ, các phòng thực hành rộng rãi, an toàn, các thiết bị được bố trí khoa học, có nhiều khu vực dành cho giải trí như khu thể thao, tạo cảnh quan xanh, sạch và an toàn.

Biện pháp 4: Xây dựng mối quan hệ mật thiết với phụ huynh

- Tạo cơ hội cho giáo viên giao tiếp với phụ huynh, trao đổi truyền đạt cho phụ huynh biết mọi vấn đề trong trường học và tình hình học tập của học sinh.

- Hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp phụ huynh cuối mỗi học kỳ để nhà trường – gia đình cùng khuyến khích, thúc đẩy tinh thần học tập của học sinh.

- Thông qua hệ thống mạng thông tin như trang web của nhà trường, giáo viên và phụ huynh có thể trao đổi thông tin trực tiếp qua mạng. Phụ huynh có thể nắm bắt tình hình học tập của con em mình qua trang web của trường gồm có điểm số, tình hình chuyên cần, các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ nghề nghiệp mà học sinh có tham gia.

- Tập huấn cho giáo viên sử dụng học bạ điện tử và vận động phụ huynh tham gia sử dụng.

Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp

CBQL các trường TCCN cần quan tâm hơn nữa hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp không chỉ có ở các trường phổ thông mà trên thực tế các trường TCCN rất cần hoạt động này, vì hoạt động ngoài giờ lên lớp là một nội dung hoạt động trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng các hình thức:

- Tổ chức học tập kỹ năng sống, giúp cho học sinh và cả giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống có hiểu biết về môi trường bên ngoài (môi trường xã hội), có được những kỹ năng vượt qua khó khăn, biết chia sẻ và thông cảm, biết giúp đỡ bạn bè và đồng nghiệp. Đặc biệt qua học kỹ năng sống, giáo viên và học sinh càng hiểu nhau hơn.

- Hình thành các câu lạc bộ nghề nghiệp và thể thao.

- Tổ chức tham quan học tập tại các doanh nghiệp.

- Tổ chức cho giáo viên và học sinh thăm viếng các trại mồ côi, nhà dưỡng lão qua đó giáo viên sẽ hiểu biết thêm về môi trường và định hướng giáo dục học sinh tốt hơn.

Biện pháp 6: Tổ chức và cung cấp thông tin cho giáo viên về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương.

- Qua các buổi họp định kỳ hàng tháng, CBQL nên cho giáo viên cập nhật thông tin tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, vì học sinh theo học ở các trường TCCN đa phần là đang sinh sống tại địa phương mà nhà trường đặt trụ sở nên cập nhật tình hình địa phương nhằm giúp cho giáo viên hiểu biết thêm về môi trường xã hội tác động đến học sinh như thế nào và từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong kế hoạch giáo dục của mình.

- Tổ chức cho giáo viên tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh theo chuẩn giáo viên trung học phổ thông (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)