2.2. Nh ững tham số của khách thể nghiên cứu
2.2.2. Đánh giá của học sinh về kết quả việc dạy học ở trường TCCN
Một số tham số nghiên cứu
Tổng cộng 400
Giới tính N %
Không ghi 1 0,3
Nam 391 97,8
Nữ 8 2,0
Hộ khẩu N %
Không ghi 8 2,0
Thành phố 149 37,3
Tỉnh 243 60,8
Ngành học N %
Không ghi 1 0,3
Cơ khí 302 75,5
Cơ điện tử 24 6,0
KTCN – TĐH 2 0,5
Sửa chữa ô tô 16 4,0
May 2 0,5
Tin học 39 9,8
Xây dựng 4 1,0
Điện công nghiệp 10 2,5
Kết quả nghiên cứu thực trạng:
Ghi chú : Tùy theo thang đo, điểm trung bình cộng sẽ thay đổi. Theo kết quả này, có thể quy định về các mức như sau:
Thang đo 5 mức: (Phiếu thăm dò ý kiến dành cho học sinh)
* từ 4,5 đến 5: Rất tốt
* từ 3,5 đến 4,4: Tốt
* từ 2,5 đến 3,4: Trung bình
* từ 1,5 đến 2,4: Chưa tốt
* dưới 1,5: Không tốt
Bảng 2.14. Đánh giá của học sinh về tri thức và hiểu biết giáo viên đối với môn học bậc trung cấp CN
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
Biết và hiểu những khái niệm và kỹ năng trong
chuyên môn 3,83 0,72 1
Có tri thức đầy đủ về chương trình học tập và về trình
độ lúc kết thúc các giai đọan học tập chính 3,59 0,84 9 Có tri thức rõ ràng về đề cương chương trình bộ môn 3,76 0,78 4 Quen thuộc với chương trình các lớp Trung cấp
Chuyên nghiệp 3,69 0,93 7
Hiểu biết tiến độ và thời gian thực hiện các kỳ thi ở
trình độ phổ thông 3,49 0,98 11
Quen thuộc với chương trình hướng nghiệp bậc Trung
cấp Chuyên nghiệp 3,72 0,88 5
Hiểu biết và giảng dạy những kỹ năng căn bản của bậc
Trung cấp Chuyên nghiệp 3,78 0,91 3
Giải đáp được những câu hỏi liên quan đến môn học
của học sinh 3,72 0,96 5
Biết sử dụng và đánh giá những kết quả quan sát và
nghiên cứu 3,41 1,02 13
Nhận biết việc hiểu sai khái niệm và sai lầm thông
thường của học sinh 3,50 0,98 10
Nhận biết được sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm và xã hội của học sinh ảnh hưởng như thế nào đến việc học
3,48 0,94 12
Có tri thức tin học tương đương ở trình độ A 3,79 1,04 2 Quen thuộc với những yêu cầu về sức khỏe và an toàn
trong học đường 3,69 1,02 7
Qua kết quả của bảng 2.14 cho thấy đánh giá của học sinh về về tri thức và hiểu biết giáo viên đối với môn học bậc TCCN theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau:
Biết và hiểu những khái niệm và kỹ năng trong chuyên môn (thứ bậc 1); Có tri thức tin học tương đương ở trình độ A (thứ bậc 2); Hiểu biết và giảng dạy những kỹ năng căn bản
của bậc TCCN (thứ bậc 3); Có tri thức rõ ràng về đề cương chương trình bộ môn (thứ bậc 4); Quen thuộc với chương trình hướng nghiệp bậc TCCN (thứ bậc 5); Giải đáp được những câu hỏi liên quan đến môn học của học sinh (thứ bậc 5)
Các ý kiến được xếp thứ bậc như trên thuộc nhóm kỹ năng chuyên môn bậc TCCN, kết quả trên cho thấy giáo viên giảng dạy bậc TCCN cần phải có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành vững vàng nhằm đáp ứng yêu cầu cao của đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, chuẩn xác về kỹ năng giúp truyền đạt, hướng dẫn và rèn luyện cho người học những kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao. Kiến thức tin học tốt giúp cho giáo viên có khả năng tiếp cận công nghệ mới, cập nhật kiến thức mới cho chương trình giảng dạy của mình. Bên cạnh đó cùng với chuyên môn vững và hiểu biết về môi trường lao động và nhu cầu nghề nghiệp sẽ giúp cho giáo viên có khả năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ lúc bắt đầu chương trình cho đến kết thúc khóa học, có khả năng giải đáp được những câu hỏi liên quan đến chuyên môn và nghề nghiệp, một khi giải quyết được các câu hỏi của học sinh chính là làm tốt công tác hướng nghiệp. Trong nhóm này các ý kiến được học sinh đánh giá ở mức tốt chứng tỏ mong muốn của người học đối với giáo viên đạt yêu cầu về tri thức và hiểu biết giáo viên đối với môn học bậc TCCN.
Quen thuộc với chương trình các lớp Trung cấp Chuyên nghiệp (thứ bậc 7); Quen thuộc với những yêu cầu về sức khỏe và an toàn trong học đường (thứ bậc7); Có tri thức đầy đủ về chương trình học tập và về trình độ lúc kết thúc các giai đọan học tập chính (thứ bậc 9);
Nhận biết việc hiểu sai khái niệm và sai lầm thông thường của học sinh (thứ bậc 10); Hiểu biết tiến độ và thời gian thực hiện các kỳ thi ở trình độ phổ thông (thứ bậc 11); Nhận biết được sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm và xã hội của học sinh ảnh hưởng như thế nào đến việc học (thứ bậc 12); Biết sử dụng và đánh giá những kết quả quan sát và nghiên cứu (thứ bậc 13)
Các ý kiến trên đây có thể xếp vào nhóm kỹ năng đánh giá. Giáo viên giảng dạy TCCN được qua đào tạo về chuyên môn (ngành kỹ thuật hoặc dịch vụ) và nghiệp vụ sư phạm, do đó chương trình các lớp TCCN phải được hiểu rõ từ khâu xây dựng chương trình cho đến thực hiện chương trình. Khi đảm nhiệm một môn học chuyên ngành yêu cầu giáo viên phải hiểu rõ và đặt ra yêu cầu chung cho đối tượng tiếp thu chương trình như yêu cầu trình độ và sức khỏe để có thể học môn học đó, hay đối với thực hành thực tập, đòi hỏi giáo viên phải tạo được môi trường học tập thoải mái và an toàn. Có khả năng phát hiện nhanh việc hiểu sai khái niệm trong chuyên môn để kịp thời uốn nắn trước khi hình thành thói
quen tốt cho học sinh. Đối với đối tượng là học sinh TCCN, giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ở giai đoạn học TCCN từ đó có thể lập được kế hoạch giáo dục phù hợp.
Ở nhóm kỹ năng đánh giá của giáo viên đã được học đánh giá ở mức tốt cho thấy sự chuẩn bị về kiến thức chuyên môn cũng như hiểu biết về bậc học TCCN của giáo viên là tương đối đầy đủ, có khả năng đảm nhiệm được các công việc của giáo dục bậc TCCN.
Bảng 2.15. Đánh giá của học sinh về việc giáo viên lập kế họach giảng dạy để đạt tiến độ học tập của học sinh
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
Xác định các mục tiêu và nội dung giảng dạy rõ ràng 3,87 0,80 1 Giao nhiệm vụ học tập cho lớp, nhóm và cá nhân đòi
hỏi sự cố gắng học sinh mới thực hiện được 3,56 0,87 5 Đặt ra mong đợi cho học sinh mang tính phù hợp và
yêu cầu cao 3,41 0,89 9
Xác định phương hướng học tập được xây dựng trên
cơ sở tri thức đã học trước đó 3,48 0,87 7
Xác định được trình độ của học sinh (cần giúp đỡ và
xuất sắc) trong lớp 3,53 0,91 6
Trình bày bài học được soạn theo tiến độ, tạo động lực
và đòi hỏi cố gắng 3,57 0,92 3
Sử dụng hiệu quả thông tin đánh giá thu thập từ học
sinh 3,42 0,94 8
Đóng góp vào sự phát triển cá nhân (tinh thần, đạo
đức, xã hội và văn hóa) của học sinh 3,57 0,99 3
Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy theo quy định 3,87 1,06 2 Qua kết quả của bảng 2.15 cho thấy đánh giá của học sinh về việc giáo viên lập kế họach giảng dạy để đạt tiến độ học tập của học sinh theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau:
Xác định các mục tiêu và nội dung giảng dạy rõ ràng (thứ bậc 1); Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy theo quy định (thứ bậc 2); Trình bày bài học được soạn theo tiến độ, tạo động lực và đòi hỏi cố gắng (thứ bậc 3); Đóng góp vào sự phát triển cá nhân (tinh thần, đạo đức, xã hội và văn hóa) của học sinh (thứ bậc 3); Giao nhiệm vụ học tập cho lớp, nhóm và cá nhân đòi hỏi sự cố gắng học sinh mới thực hiện được (thứ bậc 5)
Các ý kiến được xếp thứ bậc trên thuộc nhóm kỹ năng giảng dạy. Rõ ràng rằng, một tiết giảng thành công trước 50% khi sự chuẩn bị tốt từ khâu soạn bài, xác định mục tiêu bài học rõ ràng sẽ giúp cho giáo viên tự tin khi đứng lớp, diễn tiến của tiết học sẽ được kiểm soát chặt chẽ, điều này giúp cho cả người dạy lẫn người học có thêm động lực truyền đạt và lĩnh hội nội dung bài học. Tạo được động lực học tập cho người học thì nhiệm vụ của giáo viên giao cho, học sinh sẽ dễ dàng hợp tác, nỗ lực thực hiện để hoàn thành tiết học. Trong nhóm này, các nội dung được học sinh đánh giá ở mức tốt, chứng tỏ điều này đã được giáo viên bọc lộ bằng các hành động cụ thể đó là đầu tư tốt cho công tác giảng dạy, mong muốn một kết quả học tập tốt cho học sinh.
Xác định được trình độ của học sinh (cần giúp đỡ và xuất sắc) trong lớp (thứ bậc 6);
Xác định phương hướng học tập được xây dựng trên cơ sở tri thức đã học trước đó (thứ bậc 7); Sử dụng hiệu quả thông tin đánh giá thu thập từ học sinh (thứ bậc 8); Đặt ra mong đợi cho học sinh mang tính phù hợp và yêu cầu cao (thứ bậc 9)
Nội dung trên được xếp vào nhóm năng lực lập kế hoạch hoạt động giáo dục.Vì xác định được trình độ của học sinh sẽ có cơ sở xây dựng kế hoạch giáo dục thích hợp. Định hướng học tập được cho học sinh theo mục tiêu đã xác định. Xử lý thông tin và sử dụng hiệu quả thông tin thu thập từ học sinh giúp cho giáo viên xây dựng kế hoạch tổng thể cho hoạt động giáo dục và các giải pháp cụ thể cho từng học sinh. Các ý kiến trên được học sinh đánh giá ở mức trung bình chứng tỏ rằng năng lực lập kế hoạch hoạt động giáo dục cần phải chú ý nhiều hơn, đây là cơ sở để giúp cho CBQL chú ý nhiều hơn hoạt động này của giáo viên.
Bảng 2.16. Đánh giá của học sinh về việc giáo viên điều khiển lớp
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
Bảo đảm việc giảng dạy hiệu quả cho toàn bộ lớp,
nhóm và cá nhân 3,60 0,91 4
Bảo đảm việc học và tuân theo kỷ luật đầy đủ 3,68 0,92 3 Tạo không khí làm việc theo mục đích đã xác định 3,74 0,92 1 Đặt yêu cầu cao đối với hành vi và sử dụng phương
pháp giảng dạy theo trọng tâm để duy trì kỷ luật 3,55 0,90 5
Tạo môi trường học tập an toàn 3,71 1,37 2
Qua kết quả của bảng 2.16 cho thấy đánh giá của học sinh về việc giáo viên điều khiển lớp theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau:
Tạo không khí làm việc theo mục đích đã xác định (thứ bậc 1); Tạo môi trường học tập an toàn (thứ bậc 2); Bảo đảm việc học và tuân theo kỷ luật đầy đủ (thứ bậc3); Bảo đảm việc giảng dạy hiệu quả cho toàn bộ lớp, nhóm và cá nhân (thứ bậc 4); Đặt yêu cầu cao đối với hành vi và sử dụng phương pháp giảng dạy theo trọng tâm để duy trì kỷ luật (thứ bậc 5).
Các ý kiến ở trên có thể xếp vào nhóm kỹ năng quản lý lớp.Tạo không khí lớp học theo mục đích đã xác định chính là việc thực hiện tốt kế hoạch lên lớp, đặt ra các mục tiêu cần đạt cùng với các phương pháp giảng dạy hiệu quả giúp cho giáo viên có khả năng điều khiển lớp học theo mục tiêu đã xác định. Tất cả nội dung trên đều được đánh giá ở mức tốt, thể hiện sự quan tâm tốt của giáo viên đối với học sinh, có trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, có phương pháp tích cực giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả.
Bảng 2.17. Đánh giá của học sinh về việc giáo viên sử dụng các phương pháp giảng dạy để tất cả học sinh tham gia học tập
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
Kích thích tò mò trí tuệ và củng cố nhiệt tình của học
sinh đối với môn học 3,80 0,93 1
Tạo ra các cách tiếp cận với tài liệu môn học phù hợp
với trình độ học sinh 3,55 0,87 11
Cấu trúc thông tin và tiến độ giờ học chặt chẽ 3,39 1,05 14 Trình bày ý tưởng chính thông qua việc sử dụng thuật
ngữ chuyên môn và các thí dụ được lựa chọn kỹ 3,74 0,91 3 Hướng dẫn rõ ràng và giảng bài theo trình độ học sinh 3,65 0,90 6 Đặt câu hỏi hiệu quả để tạo ra nhịp độ và hướng học
tập phù hợp 3,60 0,91 8
Xác định và nhắc nhở học sinh những sai phạm và
khái niệm bị hiểu nhầm 3,66 0,93 5
Lắng nghe, phân tích và trả lời cho học sinh 3,63 1,07 7 Lựa chọn và sử dụng tốt sách giáo khoa và những
nguồn tài liệu học tập khác 3,68 0,94 4
Tạo cơ hội để củng cố và phát triển tri thức của học
sinh 3,58 0,92 10
Cải thiện kỹ năng đọc, viết, tính toán và kỹ năng học
tập của học sinh 3,41 0,97 13
Yêu cầu cao với học sinh dù có khác biệt giới tính,
văn hóa hoặc ngôn ngữ 3,30 0,95 15
Liên hệ việc học của học sinh bằng các thí dụ có liên
quan đến công việc 3,78 0,93 2
Bảo đảm học sinh đạt được tri thức, kỹ năng và sự
hiểu biết môn học 3,60 0,91 9
Đánh giá đúng mức việc giảng dạy của bản thân 3,52 1,17 12 Qua kết quả của bảng 2.17 cho thấy đánh giá của học sinh về việc giáo viên sử dụng các phương pháp giảng dạy để tất cả học sinh tham gia học tập theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau:
Kích thích tò mò trí tuệ và củng cố nhiệt tình của học sinh đối với môn học (thứ bậc 1);
Liên hệ việc học của học sinh bằng các thí dụ có liên quan đến công việc (thứ bậc 2); Trình bày ý tưởng chính thông qua việc sử dụng thuật ngữ chuyên môn và các thí dụ được lựa chọn kỹ (thứ bậc 3); Lựa chọn và sử dụng tốt sách giáo khoa và những nguồn tài liệu học tập khác (thứ bậc 4); Xác định và nhắc nhở học sinh những sai phạm và khái niệm bị hiểu nhầm (thứ bậc 5).
Nhóm thứ bậc này có thể xem là nhóm kỹ năng phát huy tính sáng tạo, tự học của học sinh, giáo viên chỉ đóng vai trò chủ đạo trong các tiết giảng, học sinh là người chủ động tiếp thu bài học một cách tích cực sáng tạo thông qua các hình thức, phương pháp kích thích tò mò trí tuệ của học sinh mà giáo viên thực hiện. Trong trường TCCN, giáo viên dùng các hình ảnh, hình vẽ, thuật ngữ chuyên ngành để trình bày ý tưởng, hướng dẫn cho học sinh tra cứu nguồn tài liệu học tập từ nhiều nguồn khác nhau. Các nội dung của nhóm này được học sinh đánh giá tốt, cho thấy giáo viên TCCN đã chủ động thực hiện các biện pháp tích cực để phát huy tính sáng tạo của học sinh.
Hướng dẫn rõ ràng và giảng bài theo trình độ học sinh (thứ bậc 6); Lắng nghe, phân tích và trả lời cho học sinh (thứ bậc 7); Đặt câu hỏi hiệu quả để tạo ra nhịp độ và hướng học tập phù hợp (thứ bậc 8); Bảo đảm học sinh đạt được tri thức, kỹ năng và sự hiểu biết môn học (thứ bậc 9); Tạo cơ hội để củng cố và phát triển tri thức của học sinh (thứ bậc10).
Nhóm nội dung này được xếp vào nhóm vận dụng phương pháp giảng dạy, trong giảng dạy giáo viên cần sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau tùy theo đối
tượng đang giảng dạy. Đối với học sinh bậc TCCN giáo viên cần chú trọng nhiều đến tương tác, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh vì như vậy sẽ tăng hiệu quả của việc phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp đàm thoại, đặt vấn đề, gợi ý cho học sinh trình bày quan điểm, lắng nghe và phân tích các ý kiến nhằm đạt được mục tiêu của bài học đề ra. Các nội dung này cũng được học sinh đánh giá tốt cho thấy đa số giáo viên thực hiện được nhóm kỹ năng này.
Tạo ra các cách tiếp cận với tài liệu môn học phù hợp với trình độ học sinh (thứ bậc 11);
Đánh giá đúng mức việc giảng dạy của bản thân (thứ bậc 12); Cải thiện kỹ năng đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập của học sinh (thứ bậc 13); Cấu trúc thông tin và tiến độ giờ học chặt chẽ (thứ bậc 14); Yêu cầu cao với học sinh dù có khác biệt giới tính, văn hóa hoặc ngôn ngữ (thứ bậc 15).
Nhóm nội dung này có thể xem là năng lực hỗ trợ học tập. Với tinh thần trách nhiệm của người giáo viên, họ luôn có những phương pháp hỗ trợ cho học sinh tiếp cận các tài liệu học tập phù hợp với học sinh, kèm cập và giúp đỡ học sinh những kỹ năng học tập qua đó hiểu được sức học của học sinh mà điều chỉnh hoạt động dạy của mình cho thích hợp.
Trong nhóm nội dung này có ba nội dung được học sinh đánh ở mức trung bình, cho thấy một số giáo viên chưa nắm rõ trình độ của học sinh để có cách tiếp cận phù hợp.
Bảng 2.18. Đánh giá của học sinh về việc giáo viên phối hợp, đánh giá, lưu hồ sơ, báo cáo và tinh thần trách nhiệm
Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
Đánh giá việc đạt được các mục tiêu học tập và sử dụng
kết quả đánh giá đó để cải tiến các mặt giảng dạy 3,69 0,89 1 Chấm điểm bài làm của học sinh, đưa ra thông tin phản
hồi giảng dạy bằng lời và bằng văn bản và đặt ra những đích cho sự tiến bộ của học sinh
3,69 1,00 1
Qua kết quả của bảng 2.18 cho thấy đánh giá của học sinh về việc giáo viên phối hợp, đánh giá, lưu hồ sơ, báo cáo và tinh thần trách nhiệm.
Nhóm nội dung này có thể được xem là kỹ năng đánh giá sau tiết dạy giúp cho giáo viên nhìn lại diễn tiến và kết quả thu được sau một tiết lên lớp, từ đó lựa chọn nội dung phù hợp với trình độ học sinh cũng như điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho giờ học sau hiệu quả