Về quản lý giáo viên thực hiện nhiệm vụ của giáo viên TCCN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh theo chuẩn giáo viên trung học phổ thông (Trang 98 - 101)

DẠY CƠ KHÍ HỆ TCCN

3.2.4. Về quản lý giáo viên thực hiện nhiệm vụ của giáo viên TCCN

Theo Luật Giáo dục: “Mục tiêu giáo dục trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc”.

Để đảm bảo quản lý giảng dạy theo mục tiêu đã nêu, các trường TCCN cần có nhiều phương thức quản lý chặt chẽ và hiệu quả:

- Quản lý giảng dạy theo cách phân loại B.S.Bloom: Xem học tập là một quá trình mà chúng ta hình thành hiểu biết, năng lực nhờ quá trình học tập trước đó để phát triển lên mức cao hơn.

+ 6 cấp độ nhận thức của Bloom:

Biểu đồ: cấp độ nhận thức của B.S.Bloom

+ Tập huấn cho giáo viên vận dụng cách phân loại B.S.Bloom vào việc xây dựng chuẩn kiến thức cho môn học mình phụ trách. Khi biên soạn giáo án phải sử dụng cách phân loại cấp độ nhận thức để xây dựng mục tiêu bài học.

+ Các khoa chuyên môn tổ chức biên soạn bộ đề thi cũng phải sử dụng cách phân loại này để dùng các động từ cho chính xác.

- Quản lý giảng dạy theo chuẩn đầu ra.

Chuẩn đầu ra của trường TCCN được ban hành theo từng ngành nghề đào tạo, được xây dựng trên cơ sở lấy ý kiến từ các chuyên gia, các doanh nghiệp sản xuất và giáo viên chuyên ngành. Căn cứ vào chuẩn đầu ra, các khoa chuyên môn xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra và chuẩn đầu ra đó cũng là mục tiêu đào tạo của từng ngành nghệ bậc TCCN. Vì vậy quản lý việc giảng dạy của giáo viên theo chuẩn đầu ra đã ban hành phải

được các CBQL đặc biệt quan tâm và giao trách nhiệm về cho các khoa chuyên môn, cụ thể là trưởng khoa.

- Quản lý thực hiện theo chương trình kế hoạch năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo và nhà trường.

+ Hàng năm các trường TCCN đều xây dựng và ban hành kế hoạch năm học trên cơ sở kế hoạch năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường, các khoa chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học của khoa và giáo viên phải thực hiện giảng dạy theo kế hoạch đề ra. Có thực hiện như vậy thì hoạt động của giáo viên mới đúng hướng, lập kế hoạch giáo dục và giảng dạy riêng mới phù hợp với mục tiêu chung.

Biện pháp 2: Quản lý giáo dục toàn diện của giáo viên đối với học sinh

Nội dung giáo dục toàn diện hiện nay, người học không chỉ học trên lớp mà còn tiếp nhận sự giáo dục qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, không chỉ học những môn văn hóa, mà còn thực hiện các hoạt động rèn luyện về đức dục, thể dục, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động, giáo dục quốc phòng…thông qua các nội dung sau:

- Hướng dẫn giáo viên quản lý hoạt động học tập chính khóa của học sinh.

- Tập huấn cho giáo viên hướng dẫn hoạt động ngoại khóa cho học sinh và cùng học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Thành lập nhiều câu lạc bộ học tập và chuyên ngành trong đó giáo viên làm chủ nhiệm các câu lạc bộ.

- Quản lý thời gian rãnh rỗi của học sinh thông qua gia đình. Kết hợp với phụ huynh giám sát thời gian rãnh rỗi của học sinh nhằm định hướng các em vào các hoạt động bổ ích.

Biện pháp 3: Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên không ngừng học tập đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức dạy học cá thể.

Để giáo viên không ngừng học tập đổi mới phương pháp dạy học, CBQL cần quan tâm thực hiện:

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mới vào đầu năm học.

- Tổ chức hội giảng từ cấp khoa đến cấp trường cho tất cả giáo viên tham gia giảng dạy nhằm giúp cho giáo viên có cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau, phát huy tính tích cực của giáo viên thông qua các tiết hội giảng.

- Thường xuyên dự giờ phân tích sư phạm trong tổ bộ môn.

- Các khoa chuyên môn phải có tổ bộ môn trực thuộc, thông qua họp tổ bộ môn, các giáo viên cùng nhau thảo luận và thống nhất chung bài giảng, phương pháp thực hiện tiết giảng sao cho hiệu quả nhất, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy từ giáo viên đầu đàn cho giáo viên mới.

- Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội học tập chuyên môn và bồi dưỡng các phương pháp giảng dạy mới ở nước ngoài.

- Chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị dạy học hiện đại, tổ chức huấn luyện sử dụng và khuyến khích giáo viên sử dụng thường xuyên.

- Trang bị các phòng học thoáng mát, thân thiện, an toàn cùng với những thiết bị tốt cho giáo viên thực hiện giảng dạy với phương pháp mới đạt hiệu quả cao nhất.

- Dạy học cá thể là hoạt động của người dạy hướng dẫn, tác động vào quá trình học tập của từng học sinh, không ngừng kích thích, động viên từng học sinh tích cực, chủ động thực hiện. Để giáo viên thực hiện được hoạt động dạy học cá thể cần tạo điều kiện cho giáo viên về:

+ Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên để giáo viên được nhận thức đầy đủ về vai trò học tập của từng người học. Nâng cao sự am hiểu của giáo viên về chuyên môn, chương trình, mục tiêu đào tạo, nâng cao năng lực nghiệp vụ, sâu sát học sinh, động viên tổ chức tốt, học sinh chủ động, tích cực học tập.

+ Tổ chức tốt cơ chế hoạt động chuyên môn của nhà trường như nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo phù hợp; chuẩn đánh giá và phương thức đánh giá khoa học; cơ chế tổ chức hoạt động chuyên môn, phát huy được vai trò tự học và sáng tạo của giáo viên.

+ Trang bị tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Biện pháp 4: Tạo mối quan hệ phối hợp công việc chặt chẽ liên khoa và các phòng chức năng.

- Xây dựng quy trình phối hợp công tác giữa các khoa chuyên môn với nhau, nhằm hỗ trợ và phân công nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách phối hợp công tác theo lĩnh vực như về xây dựng thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy bộ môn, sắp xếp và bố trí sử dụng các phòng thực hành do khoa quản lý.

+ Tạo mối quan hệ giao lưu giữa các khoa với nhau để giáo viên các khoa có cơ hội biết nhau.

+ Thông qua tổ chức hội giảng cấp trường các giáo viên có cơ hội học tập kinh nghiệm từ giáo viên các khoa khác.

- Đối với quan hệ với các phòng ban chức năng của nhà trường, các cán bộ quản lý khoa cần tạo cho giáo viên cơ hội có được mối quan hệ công việc liên quan đến hoạt động chuyên môn của giáo viên như về hỗ trợ thiết bị dạy học, hỗ trợ về quản lý học sinh.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố hồ chí minh theo chuẩn giáo viên trung học phổ thông (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)