CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.6. K ẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.6.2. Đánh giá về mặt định tính
Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 3 GV và 60 HS tham gia thực nghiệm thông qua phiếu thăm dò ý kiến (phụ lục 3 và 4).
Bảng 3.12. Số GV tham gia ý kiến về tài liệu hỗ trợ tự học
Tên trường Địa chỉ Số GV
Trường THPT Tân Hiệp Tân Hiệp, Kiên Giang 3
Bảng 3.13. Số HS tham gia ý kiến về tài liệu tự học
Tên trường Lớp TN Số HS
Trường THPT Tân Hiệp 11B6 , 11B9 60
Đánh giá của GV
Bảng 3.14. Đánh giá của GV về nội dung của tài liệu hỗ trợ tự học Các tiêu chí đánh giá về nội dung tài liệu Mức độ
1 2 3 4 5
1. Nội dung kiến thức được trình bày chính xác, khoa
học. 0 0 0 0 3
2. Mục tiêu bài học rõ ràng và đạt chuẩn kiến thức, kĩ
năng. 0 0 0 0 3
3. Hệ thống bài tập được sắp xếp phù hợp với mức độ
nhận thức của HS. 0 0 0 2 1
4. Phần hướng dẫn giải rõ ràng, dễ hiểu. 0 0 0 0 3 5. Các đề kiểm tra và tự kiểm tra bám sát mục tiêu bài
học đề ra. 0 0 0 0 3
Nhận xét:
Từ bảng 3.14 cho thấy đa số GV đánh giá nội dung tài liệu hỗ trợ tự học khá tốt.
Ngoài ra, GV còn có thêm một số ý kiến khác:
Phần hướng dẫn các kĩ năng tự học cụ thể, ngắn gọn.
Số lượng bài tập tương tự và bài tập nâng cao mỗi dạng còn chưa nhiều.
Bảng 3.15. Đánh giá của GV về hình thức trình bày của tài liệu Các tiêu chí đánh giá về hình thức trình bày Mức độ
1 2 3 4 5 1. Bố cục trình bày rõ ràng, mạch lạc. 0 0 0 0 3 2. Hình thức trình bày của tài liệu có tính thẩm mĩ. 0 0 0 2 1 Nhận xét:
Từ bảng 3.15 cho thấy đa số GV đánh giá hình thức trình bày tài liệu hỗ trợ tự học khá tốt.
Bảng 3.16. Đánh giá của GV về kĩ năng tự học đạt được Các tiêu chí đánh giá về các kĩ năng tự học Mức độ
1 2 3 4 5 1. Kĩ năng đọc SGK và tài liệu tham khảo 0 0 2 1 0
2. Kĩ năng lập kế hoạch học tập 0 0 3 0 0
3. Kĩ năng làm việc độc lập 0 0 0 0 3
4. Kĩ năng tự kiểm tra – đánh giá kiến thức 0 0 0 0 3
5. Kĩ năng hệ thống hóa kiến thức 0 0 0 0 3
Nhận xét: Từ bảng 3.16 cho thấy GV đánh giá HS đạt được các kĩ năng tự học cơ bản ở mức độ khá tốt khi sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học.
Đánh giá của HS
Bảng 3.17. Đánh giá của HS về tài liệu hỗ trợ tự học
Nội dung tham khảo ý kiến Mức độ
1 2 3 4 5
1. Mục tiêu bài học có đặt ra rõ ràng, xác định được
trọng tâm kiến thức không? 11 5 21 7 16
2. Bài tập có được phân loại và hướng dẫn giải cụ thể không?
2 4 10 42 2 3. Hệ thống bài tập có được sắp xếp phù hợp với trình
độ của các em không? 6 5 33 7 9
4. Tài liệu có giúp em tự kiểm tra kiến thức tự học của mình không?
2 5 1 17 35 5. Tài liệu có giúp em tự học tốt môn hóa không? 2 3 43 5 7
Nhận xét: Từ bảng 3.17, chúng tôi thấy HS đã nhận ra được tác dụng của tài liệu trong quá trình tự học.
Kết luận sau thực nghiệm
Tổng hợp kết quả tham khảo ý kiến của GV và HS, chúng tôi nhận thấy tài liệu hỗ trợ HS tự học đã được đánh giá khá tốt.
− Tài liệu được cấu trúc rõ ràng, nội dung lý thuyết mang tính định hướng cho HS tự nghiên cứu và hệ thống.
− Hệ thống bài tập được phân dạng và sắp xếp phù hợp mức độ nhận thức của HS, đặc biệt là đối với HS chương trình cơ bản.
− Các đề tự kiểm tra đánh giá bám sát mục tiêu của từng bài, từng chương kích thích được hứng thú học tập của HS.
− Phần hướng dẫn HS tự học trang bị được các kĩ năng tự học cần thiết, giúp HS làm quen và rèn luyện được phương pháp tự học.
− Kết quả học tập của HS được nâng cao rõ rệt khi sử dụng tài liệu.
Kết quả của quá trình thực nghiệm định tính và định lượng cho thấy tài liệu được thiết kế đã có tác dụng rõ rệt trong việc hỗ trợ HS tự học phần Hóa học chương trình cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học hóa học. Tuy nhiên bên cạnh đó, thời gian thực nghiệm là có hạn và số lớp thực nghiệm còn ít nên chưa thực nghiệm hết các nội dung trong phần tài liệu hỗ trợ tự học.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này, chúng tôi trình bày quá trình TNSP với nội dung như sau:
− Tiến hành TNSP ở 2 cặp lớp TN – ĐC (gồm 77 HS TN và 79 HS ĐC) tại trường THPT Tân Hiệp nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học đã thiết kế.
− Xử lý và đánh giá kết quả TNSP.
− Tiến hành tham khảo ý kiến của 3 GV và 60 HS thực nghiệm về chất lượng và hiệu quả sử dụng của tài liệu hỗ trợ tự học.
Sau quá trình TNSP, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng tài liệu hỗ trợ HS tự học phần hóa hữu cơ đã nâng cao được chất lượng học tập của HS. Cụ thể:
− Về mặt định tính: Tài liệu đã đạt được yêu cầu hướng dẫn HS tự học, hình thành và rèn luyện các kĩ năng tự học: kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng đọc sách và ghi chép,...Đồng thời, hiệu quả sử dụng tài liệu còn thể hiện ở thái độ học tập tích cực của HS trong quá trình trao đổi thông tin tại lớp với GV.
− Về mặt định lượng: Kết quả học tập của HS đã sử dụng tài liệu tăng lên một cách đáng kể so với HS không sử dụng tài liệu.
KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài, sau một thời gian thực hiện luận văn, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau :
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu: các ấn phẩm, tài liệu và các nghiên cứu khoa học (luận án, luận văn,...) về vấn đề tự học; một số luận văn đã nghiên cứu về tài liệu tự học.
− Hệ thống hóa các cơ sở lí luận về tự học và hoạt động tự học của HS gồm:
+ Khái niệm về tự học và các hình thức tự học : tự học có sự hướng dẫn của GV và tự học theo tài liệu hướng dẫn có sự giúp đỡ của GV.
+ Vai trò của tự học và hệ thống kĩ năng tự học.
+ Động cơ của các hoạt động tự học.
+ Chu trình tự học và tác dụng của việc tự học.
+ Các loại tài liệu tự học và tác dụng của tài liệu hướng dẫn tự học.
Điều tra thực trạng hoạt động tự học của HS ở trường phổ thông và việc hướng dẫn phương pháp tự học cho HS thông qua các phiếu tham khảo ý kiến GV và HS. Kết quả điều tra cho thấy nhận thức và khả năng tự học của HS đối với môn Hóa học còn thấp. GV đánh giá cao vai trò tự học nhưng chưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng tự học cơ bản cho HS.
1.2. Nghiên cứu các định hướng khi thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học Tài liệu hỗ trợ tự học được thiết kế theo 7 nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo tính chính xác, khoa học về nội dung kiến thức, bám sát chương trình hóa học phổ thông (ban cơ bản), có kiến thức trọng tâm, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng đề ra.
2. Đảm bảo tính logic, hệ thống của kiến thức và cấu trúc tài liệu.
3. Trình bày tinh gọn, có tính thẩm mĩ, kích thích được hứng thú, niềm say mê học tập của HS. Từ ngữ diễn đạt rõ ràng, súc tích phù hợp yêu cầu đặt ra.
4. Tài liệu đảm bảo được vai trò hướng dẫn tự học cho HS, có tính định hướng, chỉ rõ những yêu cầu cần đạt được, đồng thời kích thích tư duy, sáng tạo của HS. Phần hướng dẫn phải chú ý kiến thức trọng tâm, cụ thể nhưng không quá chi tiết vụn vặt, ngắn gọn nhưng có các bước rõ ràng, có phần hướng dẫn kiến thức bổ sung (nếu cần) đối với HS trung bình.
5. Hệ thống bài tập phải gắn với hệ thống kiến thức cơ bản, có tính đa dạng và đảm bảo vừa sức với trình độ nhận thức của HS. Số lượng bài tập mỗi dạng vừa đủ, không ôm đồm nặng nề, để khi HS hoàn thành hệ thống bài tập cơ bản có thể xem là hoàn thành nhiệm vụ học tập. Sự sắp xếp các bài tập tăng dần mức độ nhận thức của HS từ dễ đến khó, từ biết, hiểu đến vận dụng. Thứ tự sắp xếp đảm bảo sự hứng thú học tập cho HS yếu kém và không gây nhàm chán cho HS khá giỏi.
6. Tài liệu phải đảm bảo cho HS tự kiểm tra, đánh giá kiến thức tự học. Các hình thức kiểm tra đa dạng, có phần thang điểm và đáp án rõ ràng để giúp HS tự kiểm tra được các kiến thức, kĩ năng cụ thể cần đạt được, so sánh và phân tích từ đó điều chỉnh và hệ thống được kiến thức trọng tâm trong chương trình.
7. Tài liệu được thiết kế phù hợp với đối tượng HS cụ thể, đáp ứng được mức độ tư duy và các kĩ năng cần đạt được của trình độ HS (ban cơ bản).
Quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học bao gồm :
Dựa theo nội dung kiến thức hóa học lớp 11 chương trình cơ bản thì chúng tôi thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học theo quy trình sau: Đầu tiên chúng tôi lập danh mục các chủ đề rồi sau đó thiết kế nội dung từng chủ đề.
*Lập danh mục các chủ đề
Phần lí thuyết và bài tập hỗ trợ tự học theo chương gồm:
Chương 1: Sự điện li (lưu trong CD) Chương 2: Nitơ - Photpho
Chương 6:Hiđrocacbon không no (lưu trong CD) Chương 7: Benzen và Ankylbenzen
Chương 8: Ancol và phenol
Một số dạng bài tập hỗ trợ tự học theo chủ đề gồm:
Chủ đề 1: Viết CTCT hợp chất hữu cơ – Gọi tên
Chủ đề 2:Xác định CTPT hợp chất hữu cơ (lưu trong CD)
*Thiết kế nội dung của từng chủ đề 1.3. Nội dung tài liệu hỗ trợ tự học
− Trong nội dung tài liệu hỗ trợ tự học, chúng tôi đã thể hiện các nội dung sau:
+ Phần 1: Phần lí thuyết và bài tập hỗ trợ tự học 5 chương : Sự điện li, Nitơ và Photpho, Hiđrocacbon không no, Benzen và Ankylbenzen, Ancol và Phenol.
+ Phần 2: Một số dạng bài tập hỗ trợ tự học theo chủ đề gồm : Chủ đề 1: Viết CTCT hợp chất hữu cơ – Gọi tên.
Chủ đề 2 :Xác định CTPT hợp chất hữu cơ . 1.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
− Tiến hành thực nghiệm sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học đã thiết kế ở 2 cặp lớp (77 HS TN và 79 HS ĐC) thuộc trường THPT Tân Hiệp.
− Kết quả thống kê và xử lý số liệu của 2 bài kiểm tra cho thấy tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học trong dạy học hóa học.
− Kết quả thăm dò ý kiến của 3 GV và 60 HS tham gia thực nghiệm cho thấy:
kết quả học tập của HS được nâng cao, góp phần rèn luyện các kĩ năng tự học cơ bản của HS, tạo sự hứng thú, chủ động, tự giác và tích cực hơn trong học tập.
2. KIẾN NGHỊ
Quá trình nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm đã khẳng định được tính khả thi và hiệu quả ứng dụng thực tiễn của đề tài. Nhằm tạo điều kiện và góp phần nâng cao hiệu quả của hình thức dạy tự học theo tài liệu có hướng dẫn, chúng tôi có một số ý kiến nghị như sau:
2.1. Đối với các trường phổ thông
− Nhà trường tạo điều kiện, khuyến khích để GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung theo hướng phát huy tính tự giác, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học nói riêng.
− Tổ chức biên soạn và thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học trong tổ bộ môn, nâng cao chất lượng tài liệu, hệ thống bài tập và bộ đề tự kiểm tra đánh giá phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
2.2. Đối với giáo viên
− Mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hoạt động tự học của HS.
− Đầu tư xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học có chất lượng, trang bị và rèn luyện các kĩ năng tự học cơ bản cho HS.
− Cần có biện pháp quản lý và kiểm tra hoạt động tự học của HS; kiên trì và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ HS giải quyết khó khăn, thắc mắc trong quá trình tự học.
3.HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Dựa theo mục đích và nhiệm vụ của đề tài và nhu cầu tự học của HS thì chúng tôi đề nghị hướng phát triển đề tài như sau:
− Nâng cao chất lượng tài liệu hỗ trợ HS tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 đã thiết kế; bổ sung và hoàn chỉnh chương nitơ – phot pho, đại cương hữu cơ, hidrocacbon và các hợp chất có nhóm chức.
− Mở rộng đề tài theo hướng xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học cho phần hóa vô cơ và hữu cơ lớp 10, 11, 12 (ban cơ bản) (trong toàn nội dung chương trình ).
− Nghiên cứu tình hình học tập riêng biệt của một trường cụ thể từ đó xây dựng nên tư liệu hỗ trợ tự học về các dạng bài tập thông dụng trong vô cơ và hữu cơ ở lớp 10, 11, 12 (Ban cơ bản ), rồi từ đó hướng tới lớp 10, 11, 12 (Ban nâng cao).
Đề tài nghiên cứu:“ Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông” đã đáp ứng cơ bản nhiệm vụ và giả thuyết khoa học đặt ra.
Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện tài liệu với hi vọng góp phần nâng cao hiệu quả quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay, tăng cường bồi dưỡng và nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thị Thiên An (2008), Phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hóa học hữu cơ, NXB Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Thiên Ân (2010), 410 câu hỏi trắc nghiệm hữu cơ phần Ancol- Phenol, Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Hóa hữu cơ, Trường ĐHSP TP.HCM.
3. Huỳnh Bé (2004), 117 bài ôn luyện chuỗi phản ứng Hóa học, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
4. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP.HCM.
5. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
6. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP.HCM.
7. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP.HCM.
8. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.
9. Nguyễn Ngọc Mai Chi (2011), Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM.
10. Cao Cự Giác (2007), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm Hóa học – Hóa học Hữu cơ, NXB Giáo dục.
11. Cao Cự Giác(2009) , Các phương pháp chọn lọc giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học, NXB Giáo dục.
12. Trần Thị Thanh Hà (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 12 Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM.
13. Trương Thị Hảo (2005), Phối hợp các phương pháp dạy học hóa học giảng dạy nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học vận dụng vào chương Nitơ và Photpho hóa học lớp 11, Luận văn tốt nghiệp Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM.
14. Đinh Thị Thu Hiền (2011), Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh khi dạy bài luyện tập, ôn tập phần hữu cơ lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM.
15. Phạm Đình Hiến (chủ biên), Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Tường Lân (2009), Các phương pháp cơ bản giải bài tập hóa học, NXB Giáo dục.
16. Nguyễn Phụng Hiếu (2012), Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM.
17. Võ Tường Huy (2002), Giáo khoa và phương pháp giải toán Hóa hữu cơ, NXB Trẻ.
18. Nguyễn Thị Ngà, Phạm Thị Thu Hường, Vũ Anh Tuấn (2009), Một số khái niệm và lý thuyết hóa học chủ đạo trong chương trình phổ thông, NXB Giáo dục.
19. Nguyễn Ngọc Nguyên (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM.
20. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình Hóa học phổ thông, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
21. Phan Kim Oanh (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM.
22. Nguyễn Kim Phi Phụng (2006), Hóa hữu cơ, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.