Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh vimark (Trang 29 - 41)

3. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Tên công ty: Công ty TNHH VIMARK Tên viết tắt: VIMARK CO.,LTD

Địa chỉ : Lô D7, KCN Đình Trám, Việt Yên, Bắc Giang Điện thoại: 0240.3559218 Fax: 0240.3559219

Email: info@vimark.com.vn Hotline: 0903.753333 Giám đốc : Trương Văn Quang

Vốn pháp định : 20.000.000.000 VNĐ

Tiền thân là Công ty TNHH Hoàng Linh được thành lập từ năm 2006. Đến ngày 26 tháng 02 năm 2008 được đổi tên thành Công ty TNHH VIMARK. Là một trong những công ty đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) cho gia súc, gia cầm. Qua hơn 5 năm hoạt động cùng với đội ngũ nhân viên, cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn Công ty TNHH VIMARK đang trên đà phát triển mạnh mẽ, liên tục, nhanh chóng và bền vững để trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm trên thị trường TĂCN khu vực phía Bắc.

Bên cạnh đó, từ năm 2012 Công ty đã đầu tư công nghệ sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm hiện đại và tiên tiến với dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động đảm bảo chất lượng thức ăn sản xuất và có chất lượng tối ưu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho heo, gà, vịt, cút ở mọi giai đoạn phát triển. Hệ thống quản lý chất lượng QA - QC được đầu tư hoàn chỉnh giúp kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào và chất lượng thành phẩm luôn luôn ổn định, hoàn toàn có thể truy xuất được nguồn gốc của từng lô thành phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra công ty thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện, hội thảo kỹ thuật để chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm tới khách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

hàng. Công ty TNHH VIMARK luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho thị trường những sản phẩm mới với chất lượng cao có nhiều tính năng vượt trội, hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn của vật nuôi. Vì lẽ đó mà người chăn nuôi và đại lý phân phối đặt niềm tin vào hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm của VIMARK. Công ty TNHH VIMARK luôn mong người chăn nuôi được thịnh vượng, chúng tôi luôn cam kết cho một nhãn hàng đỉnh cao.

3.1.2 Chc năng, nhim v 3.1.2.1 Chức năng của Công ty

Công ty TNHH VIMARK có chức năng sản xuất và kinh doanh thương mại các mặt hàng TĂCN cho gia súc gia cầm. Các sản phẩm chủ yếu của công ty nhằm vào các đối tượng vật nuôi chính là lợn sữa, lợn thịt đối với sản phẩm thức ăn gia súc, với các sản phẩm thức ăn gia cầm thì đối tượng phục vụ chính là gà, vịt, ngan, gia cầm siêu đẻ…

3.1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty

- Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất kinh doanh, tiếp tục phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi cả về chiều sâu và chiều rộng, tập trung xây dựng hệ thống các đại lý, các kênh phân phối rộng khắp trên thị trường.

- Thực hiện phối kết hợp với các hộ nông dân, chủ trang trại gia súc – gia cầm, nhằm đảm bảo được quy trình chăn nuôi để người dân sản xuất thành công từ đó tạo nên chuỗi giá trị hoàn hảo cho sản phẩm TĂCN.

- Thực hiện nghĩa vụ xã hội : hỗ trợ xây nhà tình nghĩa tại địa phương, hỗ trợ quỹ khuyến học cho các trẻ e nghèo vượt khó, tài trợ các chương trình thể thao với mong muốn tạo ra sân chơi bổ ích cho người nông dân, từng bước nâng cao tinh thần đời sống của nhân dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

3.1.3 B máy t chc qun lý ca Công ty

Công TNHH VIMARK đang áp dụng quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được thể hiện trong sơ đồ 3.1 :

Sơ đồ 3.1: Mô hình quản lý Công ty TNHH VIMARK

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Chc năng nhim v ca Giám đốc và các phòng ban

* Trách nhiệm quyền hạn của Ban giám đốc

Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm, hàng quý, hàng tháng của Công ty, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc trình hội đồng quản trị xem xét quyết định.

Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng cho các đơn vị trực thuộc trên cơ sở đã được hội đồng quản trị phê duyệt.

Chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện Phân

xưởng cơ điện

Phân xưởng sản xuất

Đội sửa chữa kiến

trúc

Bộ phận phục vụ sản xuất Phòng

vận tải, bốc dỡ

Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 1

Phòng kinh doanh

Phòng hành chính nhân sự

Phòng tài chính - kế toán

Phòng cung ứng

vật tư và kho

Phòng bảo vệ

Phòng y tế Phòng

Marketing Giám đốc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

kế hoạch sản xuất kinh doanh, các biện pháp tổ chức thực hiện, các cân đối chủ yếu nhằm đảo bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc. Điều chỉnh các hoạt động sản xuất và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và thực hiện chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị giao.

*Phòng hành chính – nhân sự

Phòng hành chính nhân sự có chức năng phụ trách về công tác nhân sự, giúp giám đốc xây dựng các phương án tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong lĩnh vực hành chính – nhân sự. Bên cạnh đó phòng còn nhiệm vụ hoạch định chính sách về tiền lương. tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên công ty tuyển dụng công nhân viên và các nhân sự thuê ngoài khi vào mùa vụ, phụ trách các vấn đề bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phục vụ, tiếp đón các đoàn khách.

*Phòng tài chính – kế toán

Phòng kế toán có nhiệm vụ thực hiện quản lý công tác kế toán, thống kê tài chính, đảm bảo vốn hoạt động kinh doanh của công ty, kiểm tra giám sát các phương án kinh doanh thông qua việc tính toán chi phí, giá thành, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ, giúp giám đốc đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.

*Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh (Ngắn hạn và dài hạn), cân đối kế hoạch, điều độ hàng hóa và chỉ đạo kế hoạch về nhập, xuất hàng hóa, tổ chức hoạt động marketing để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thăm dò thị trường, xây dựng các chiến lược tiếp thị quảng cáo trên các phương tiện đại chúng, lập các phương án phát triển công ty.

Thực hiện các thủ tục hợp đồng, chào bán sản phẩm TĂCN tới các đại lý và các nông hộ chăn nuôi.

Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh của Công ty theo tầm nhìn cũng như sứ mệnh chung.

*Phòng Marketing

Có nhiệm vụ xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên các thị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25

trường. Nắm bắt thông tin kịp thời xây dựng các phương án tiêu thụ chiến lược theo từng thời điểm.

Trình Tổng giám đốc phê duyệt và trực tiếp thực hiện các công tác quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi tổ chức tham gia các hội chợ bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty….

Tổ chức thực hiện trực tiếp công tác bán hàng. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ theo tháng, quý năm thông qua nghiên cứu và tìm hiểu thị trường đề xuất ý kiến định hướng phát triển sản phẩm cả về chất lượng và số lượng.

Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh, sản xuất và các kế hoạch khác có liên quan của Công ty. Tìm kiếm nguồn khách hàng mới và tìm kiếm những đoạn thị trường tiềm năng cho Công ty.

* Phòng cung ứng vật tư và Kho

Có chức năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho Công ty theo tháng, quý, năm. Tổng hợp số liệu về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong toàn Công ty.

Báo cáo sơ kết tổng kết phân tích so sánh giữa kế hoạch và thực hiện theo tháng, quý, năm.

Cung ứng kịp thời vật tư cho sản xuất của các phân xưởng. Đảm bảo cho kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sản xuất được thực hiện đúng tiến độ.

Quản lý toàn bộ hệ thống kho vật tư, kho sản phẩm.

* Phòng bảo vệ

Có nhiệm vụ đảm bảo an toàn về mọi mặt trong Công ty. Đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đảm bảo an ninh, trật tự trong nội bộ công ty.

* Phòng y tế

Chịu trách nhiệm theo dõi, bảo đảm sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên đồng thời chịu trách nhiệm vè công tác vệ sinh môi trường.

* Phòng vận tải, bốc dỡ

Có nhiệm vụ thực hiện vận chuyển hàng hóa tới các đại lý, đảm bảo đúng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

thời gian giao hàng cũng như chất lượng sản phẩm của Công ty.

Thực hiện bốc, xếp hàng hóa tại các phân xưởng, kho.

3.1.4 Tình hình lao động ca Công ty

Tính đến 12/2013 số lao động của Công ty TNHH VIMARK là 380 người, trong đó độ tuổi chủ yếu từ 20 đến 35. Tốc độ tăng bình quân về số lao động của công ty là 24,3%. Được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 cho thấy lao động của công ty có chiều hướng tăng rõ rệt qua 3 năm. Năm 2011 tổng số lao động 246 người, năm 2012 là 306 người tăng 24,4% so với năm 2011. Năm 2013 tổng số lao động là 380 người tăng tới 24,2% so với năm 2013. Sở dĩ lao động của công ty tăng là do công ty vẫn đang trong quá trình đầu tư phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xét theo giới tính

Do tính chất của công việc đòi hỏi nhân viên phải là những người chịu được cường độ làm việc cao, công việc đòi hỏi có sức khỏe dẻo dai. Chính vì vậy tỷ lệ lao động nam trong công ty luôn chiếm tỷ lệ cao hơn, chiếm 88,68% tổng số lao động năm 2013. Nhìn chung số lao động nam và nữ đều tăng qua các năm theo xu thế tăng lao động trong toàn công ty.

Xét theo tính chất công việc

Công ty TNHH VIMARK là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi gia súc – gia cầm do vậy trong quá trình sản xuất bán hàng số lao động trực tiếp luôn chiếm trên 65% tổng số lao động. Năm 2011 số lao động trực tiếp là trên 203 người chiếm 82,5% trong tổng số lao động, năm 2012 là 244 người chiếm 79,7% giảm 3% so với năm 2011. Năm 2013 số lao động trực tiếp là 256 người chiếm 67,4% tổng số lao động và giảm 15,1% so với năm 2011. Lao động gián tiếp có xu hướng tăng tỷ trọng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 số lao động gián tiếp là 43 người chiếm 17,5%, năm 2012 là 62 người chiếm 20,3%, năm 2013 số lao động gián tiếp là 124 người chiếm 32,6%. Tỷ lệ lao động trực tiếp qua các năm giảm do công ty đang đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm với việc tăng nhân sự cho các phòng như phòng kinh doanh, phòng Marketing… trong khi đó nhân sự cho bộ phận sản xuất đã dần ổn định hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

Bảng 3.1.Tình hình lao động của công ty từ năm 2011 - 2013

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2012/2011 2013/2012

1. Theo giới tính 246 100 306 100 380 100 124,4 124,2

Lao động Nam 210 86,9 265 83,3 337 88,68 126,2 127,2

Lao động Nữ 36 13,1 41 16,7 43 11,32 113,9 104,9

2. Theo trình độ 246 306 380

Đại học 41 16,7 70 22,9 90 23,7 170,7 128,6

Cao đẳng 45 18,3 80 26,1 115 30,3 177,8 143,8

Lao động phổ thông 160 65.00 156 51 175 46 97,5 112,2

3. Theo tính chất công việc 246 306 380

LĐ trực tiếp 203 82,5 244 79,9 256 67,4 120,1 104,9

Lao động gián tiếp 43 17,5 62 20,3 124 32,6 144,2 200

4. Theo độ tuổi 246 306 380

Dưới 35 tuổi 188 76,4 250 81,7 305 80,2 132,9 122

Trên 35 tuổi 58 23,6 56 18,3 75 19,8 96,5 133,9

Nguồn : (Phòng hành chính nhân sự)

ĐVT: người Chỉ tiêu

So sánh (%)

2011 2012 2013

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

Xét theo trình độ học vấn:

Dựa vào bảng trên có thể thấy trình độ của người lao động trong Chi nhánh ngày càng được nâng cao. Cụ thể, năm 2011 số người có trình độ đại học và cao đẳng là 86 người (chiếm 35%), năm 2012 là 150 người (chiếm 49%). Năm 2013 là 205 người (chiếm 54 %) tăng 36,7% so với năm 2012. Từ đó có thể thấy lao động của công ty có trình độ đại học và cao đẳng tương đối nhiều, còn lại là người lao động có trình độ trung cấp và phổ thông.

3.1.5 Tình hình cơ s vt cht và ngun vn ca Công ty Tình hình cơ s vt cht

Hiện nay nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty TNHH VIMARK được đầu tư công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 - 2000.

Hệ thống dây truyền được nhập khẩu từ các nước tiên tiến với công suất 70.000 tấn/năm. Các thiết bị của Công ty đồng bộ và tự động hoá hoàn toàn, bao gồm các thiết bị chính như: máy nghiền, máy trộn, máy ép viên. Các hệ thống định lượng, phối trộn, lấy nguyên liệu đều được lập trình trên máy vi tính và tự động với độ chính xác cao. Hệ thống dây truyền máy móc của công ty được lắp đặt tập trung, bao gồm cả sản phẩm đậm đặc, hỗn hợp. Theo tính chất sản phẩm có thể phân hệ thống máy móc thiết bị của công ty thành 3 nhóm chính là: Nhóm dây truyền sản xuất đậm đặc, nhóm dây truyền sản xuất hỗn hợp, nhóm dây truyền sản xuất sản phẩm cho thủy sản.

Với sản lượng tiêu thụ của công ty ngày càng tăng đòi hỏi khối lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với trang thiết bị như hiện nay Công ty TNHH VIMARK đã đáp ứng một cách tương đối nhu cầu của khách hàng, tình trạng phải chờ hàng, lỡ hàng,... xảy ra ít hơn trước. Bởi vì trong những năm qua công ty đã chú trọng đến đầu tư hệ thống trang thiết bị thông qua giá trị TSCĐ đầu tư mới không ngừng tăng lên.

Khi sản xuất các sản phẩm, mọi quá trình đều quan trọng chúng góp phần tạo nên chất lượng, chu kỳ sản xuất và chi phí sản phẩm. Đối với việc giám sát sản phẩm, Công ty chú ý chi tiết tới từng quá trình, không coi nhẹ quá trình nào thông qua đội ngũ kiểm soát chất lượng. Nếu có một quá trình nào đó chưa hoàn chỉnh lập

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

tức cả dây chuyền sản xuất sẽ bị ảnh hưởng theo. Và nếu không được xử lý kịp thời thì sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng là hậu quả tất yếu.

Bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu thô đến kiểm nghiệm và định lượng, sấy khử trùng, làm sạch, đến quá trình chia tách, trộn nguyên liệu,... và cuối cùng là đóng gói, dán nhãn mác sản phẩm, tất cả các quá trình đều được làm một cách cẩn thận và tỉ mỉ, tránh không để xảy ra bất kỳ một sự vi phạm nào về chất lượng, kích cỡ, màu sắc, trọng lượng.

Công ty tạo ra và cung cấp cho thị trường sản phẩm có chất lượng tốt. Công ty hiểu rằng, chỉ cần đưa ra thị trường một lô sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì biểu tượng về chất lượng cùng uy tín của Công ty cũng bị ảnh hưởng. Để làm được điều đó việc giám sát chất lượng sản phẩm phải được tiến hành thường xuyên liên tục, đúng quy trình.

Tình hình tài sn và ngun vn ca công ty

Qua tìm hiểu tình hình sử dụng vốn của Công ty TNHH VIMAR, thấy rằng sản xuất thức ăn chăn nuôi cần rất nhiều vốn. Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu của Nhà máy, còn có nguồn vốn đi vay, chủ yếu là vay từ các ngân hàng thương mại , tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn sản xuất chiếm khoảng 56,4% năm 2012 và 65,4 năm 2013 chiếm hơn một nửa số vốn sản xuất của Nhà máy.

Năm 2012, cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Công ty đều tăng, nợ phải trả tăng 153,3 % so với năm 2011 lên mức 32.604 triệu đồng, trong đó vay ngắn hạn là 26.321 triệu đồng và vay dài hạn là 6.283 triệu đồng.

Năm 2013, nợ phải trả cũng vẫn tăng (tương ứng tăng là 145,9%) nhưng vốn chủ sở hữu năm 2013 không tăng so với năm 2012. Nợ phải trả năm 2013 là 47.578 triệu đồng chiếm tỷ lệ 65,4% tổng nguồn vốn của Công ty, trong đó nợ ngắn hạn là 37.785 triệu đồng chiếm tỷ lệ 51,9 % trong tổng cơ cấu nguồn vốn (cao nhất qua các năm).

Các nguồn vốn luôn vận động, thay đổi không ngừng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ số hiện có và tình hình biến động của từng loại nguồn vốn trở nên quan trọng, đặc biệt cho việc quản lý và ra quyết định.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh vimark (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)