Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh vimark (Trang 41 - 46)

3. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thp và x lý s liu 3.2.1.1. Phương pháp thu thập tài liu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là nguồn số liệu quan trọng mà thiếu nó thì đề tài nghiên cứu sẽ mất đi tính hiện thực. Thông tin thứ cấp là cơ sở để đề tài có thể kế thừa, hình thành nên ý tưởng, phát triển cũng như khai thác các khía cạnh mà các nghiên cứu trước đây chưa có. Số liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp tổng hợp tài liệu. Nguồn và số liệu cần thu thập bao gồm:

T Số liệu cần thu thập Nguồn số liệu Tình hình lao động của

công ty

Các báo cáo về tình hình nhân sự của công ty

Tình hình doanh thu, thị trường....

Phòng marketing của công ty Tình thị trường, đối thủ

cạnh tranh, thị phần…

Các chuyên đề, tạp chí về phát triển thị trường.

Một số luận văn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu

Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

3.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra bằng phương pháp điều tra chọn mẫu điển theo tỉnh hình kết hợp với phương pháp ngẫu nhiên tiện lợi ở các tỉnh được chọn. Đối tượng điều tra và dung lượng mẫu điều tra được thể hiện qua bảng 3.4.

- Đại lý cấp I: Chúng tôi chọn 41 đại lý cấp I trong tổng số 95 đại lý cấp I của Công ty, chiếm tỷ lệ 38,95 %. Các đại lý này chủ yếu ở các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương là những đại bàn có thị phần hàng hoá tiêu thụ lớn nhất, chiếm tới 60% sản lượng tiêu thụ của Công ty VIMARK và các đại lý cấp I ở một số địa bàn mới như Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, đây là những thị trường hứa hẹn sẽ phát triển nhanh.

- Đại lý cấp II: Chúng tôi chọn 69 đại lý cấp II của 41 đại lý cấp I đã được chọn ra ở trên, 69 đại lý cấp II này tập trung phổ biến ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An...trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

tổng số 162 đại lý cấp II của Công ty theo phương pháp chọn mẫu tiện lợi.

- NCN:

+ Chăn nuôi lợn thịt với quy mô từ 50 con trở lên, điều tra tập trung ở 6 tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hưng Yên, Nghệ An, Hải Phòng theo phương pháp chọn mẫu tiện lợi.

+ Chăn nuôi gà, vịt quy mô 500 con trở lên, điều tra tập trung ở 5 tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên theo phương pháp chọn mẫu tiện lợi.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp: quan sát, chuyên gia, phỏng vấn, thảo luận từ các nguồn khác nhau: chủ TT, hộ chăn nuôi, đại lý TĂCN nhằm thu thập thêm các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Bảng 3.4: Mẫu điều tra các đại lý cấp I, đại lý cấp II, NCN

Địa điểm điều tra Đại lý cấp I Đại lý cấp 2 NCN

Bắc Giang 9 12 20

Hưng Yên 3 5 10

Hải Dương 4 6 10

Hải Phòng 3 8 10

Bắc Ninh 5 10 10

Thái Nguyên 6 s9 20

Ninh Bình 4 6 10

Thanh Hóa 3 5 10

Nghệ An 4 8 10

Tổng cộng 41 69 110

(Nguồn: Lựa chọn của học viên) Phân bổ lượng phiếu điều tra

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty bao gồm 6 tỉnh phía Bắc và 3 tỉnh Bắc Trung Bộ tuy nhiên các đại lý cấp I lớn, cấp II của các công ty TĂCN lại tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương và Thanh Hóa. Các tỉnh này hiện có ngành chăn nuôi phát triển mạnh với rất nhiều trang trại và người chăn nuôi gia súc – gia cầm.Số lượng phiếu điều tra được phát : mỗi đại lý cấp I và cấp II được phát phiếu điều tra cho cấp đại lý, tương ứng với tổng số 110 đại lý cấp I và cấp II; đối với NCN phiếu điều tra hộ chăn nuôi lợn của 6 tỉnh trong tổng số 9 tỉnh, phiếu điều tra hộ chăn nuôi gà vịt ở 5 tỉnh có sản lượng tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia cầm nhiều nhất

Đối tượng điều tra, dung lượng mẫu, nội dung và phương pháp thu thập được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

miêu tả ở Bảng 3.5 :

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

Bảng 3.5. Nội dung và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Công cụ và phương pháp thu

thập

Ban lãnh đạo công ty

- 02 phó giám đốc - Đại diện các phòng ban

- Định hướng, chiến lược phát triển thị trường của công ty - Thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Phỏng vấn bán cấu trúc, - Phỏng vấn sâu

Nhân viên kinh

doanh 30 người - Đặc điểm, thế mạnh kinh doanh của địa bàn

- Khó khăn, thuận lợi khi tiếp cận và mở rộng thị trường

- Phỏng vấn bán cấu trúc, - Phỏng vấn sâu

Điều tra thực địa Người chăn nuôi 110 người - Thông tin cơ bản về người tiêu dùng

- Đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm

- Định hướng và nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng

- Phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi

Đại lý cấp I 41 đại lý - Sản lượng, doanh số, cơ cấu mặt hàng. Hoạt động bán hàng (mua hàng, phân phối định giá, phương thức thanh toán. Đánh giá chất lượng. Khả năng cung cấp dịch vụ

Phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi đã thiết kế

Đại lý cấp II 69 đại lý Sản lượng, doanh số, cơ cấu mặt hàng. Hoạt động bán hàng (mua hàng, phân phối định giá, phương thức thanh toán.Đánh giá chất lượng. Khả năng cung cấp dịch vụ

Phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi đã thiết kế

(Nguồn:Lựa chọn của học viên)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

3.2.2 Phương pháp x lý s liu

Các tài liệu sau khi thu thập được chúng tôi tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán là được xử lý trên Excel.

3.2.3 Phương pháp phân tích 3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Được dùng mô tả tình hình cơ bản của doanh nghiệp, tình hình kinh doanh, phát triển thị trường,… tiêu thụ sản phẩm của công ty qua năm thông qua sử dụng chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để so sánh sự biến động về tài sản, nguồn vốn, về lao động, kết quả tiêu thụ của mỗi nhóm sản phẩm, kết quả ở từng vùng thị trường, biến động về doanh thu, lợi nhuận … của công ty qua các năm, từ đó thấy được xu hướng biến động, so sánh sự phát triển thị trường của công ty qua các năm; với kế hoạch và mục tiêu đề ra. Từ đó đưa ra những nhận xét, tìm hiểu nguyên nhân và là cơ sở để đưa ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp.

Trong phân tích, đánh giá sử dụng cả số bình quân, số tương đối và số tuyệt đối.

3.2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a, Ch tiêu đánh giá s phát trin th trường theo chiu rng - Số lượng thị trường mở qua các năm

- Số lượng đại lý và hộ chăn nuôi qua các năm

- Số lượng chủng loại sản phẩm tăng thêm qua các năm b) Ch tiêu đánh giá s phát trin th trường theo chiu sâu

- Sản lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm - Số chủng loại sản phẩm qua các năm - Doanh thu tăng thêm ở các thị trường - Sản phẩm mới tăng thêm qua các năm - Thị phần sản phẩm của DN qua các năm - Hoạt động khuyến khích phát triển thị trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

Một phần của tài liệu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh vimark (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)