4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình phát triển thị trường tại Công ty
Sản xuất, kinh doanh sản phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp. Công ty TNHH VIMARK cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Với ưu thế về chất lượng và giá cả của sản phẩm đảm bảo phục vụ đa số người tiêu dùng chăn nuôi, do đó trong những năm qua sản phẩm của công ty luôn giữ ở mức ổn định, phát huy tối đa công suất sản xuất sản phẩm của mình và đưa sản phẩm tới nhiều vùng thị trường khác nhau.
Qua bảng 4.1 cho thấy :
Năm 2013 là năm đột biến trong việc mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm của Công ty đưa sản phẩm TĂCN của Công ty tiêu thụ trên 4 vùng miền của cả nước.
Nâng tổng số tỉnh thành có mặt sản phẩm TĂCN của Công ty từ 15 tỉnh (năm 2012) lên 20 tỉnh, thành phố năm 2013.
Khu vực thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận (vùng 1) vẫn là vùng thị trường chủ lực của Công ty với sản phẩm phân phối cho 8 tỉnh và luôn đạt sản lượng tiêu thụ lớn nhất trong tổng cơ cấu tiêu thụ sản phẩm. Khu vực trung du miền núi phía Bắc (vùng 3) mặc dù có sự phát triển tăng về số tỉnh thành mà công ty phát triển sản phẩm tới, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ chưa được cao. Đây cũng là vùng thị trường mà việc phát triển đang gặp khó khăn do điều kiện địa hình khó khăn, tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ và đội ngũ marketing của Công ty chưa thể bao quát hết vùng thị trường. Một số vùng thị trường khác như khu vực duyên hải Bắc Bộ (vùng 2) và khu vực Bắc Trung Bộ (vùng 4) vẫn có sự tăng trưởng đều. Ngoài các thị trường trên vẫn còn các vùng thị trường tiềm năng, vì vậy trong thời gian tới Công ty vẫn tiếp tục mở rộng và phát triển các thị trường mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39
Bảng 4.1 Tình hình phát triển thị trường theo vùng địa lý qua các năm
Đơn vị tính : Tỉnh
Vùng địa lý 2011 2012 2013 So sánh (%)
12/11 13/12 BQ
Hà Nội và các tỉnh lân cận 6 7 8 116,7 114,3 115,5
Duyên hải Bắc Bộ 2 3 5 150,0 166,7 158,1
Trung Du Miền Núi Phía Bắc 2 3 4 150,0 133,3 141,4
Bắc Trung Bộ 1 2 3 200,0 150,0 173,2
Tổng 11 15 20 136,4 133,3 134,8
(Nguồn: Phòng Marketing)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40
4.1.1.2. Tình hình phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo số lượng khách hàng Bảng 4.2: Tình hình phát triển thị trường theo số lượng khách hàng
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%)
12/11 13/12 BQ Số lượng đại lý cấp I Đại lý 66 73 95 110,6 130,1 120,0 Số lượng đại lý cấp II Đại lý 127 138 162 108,7 117,4 112,9 Số hộ chăn nuôi ( phân
phối trực tiếp) Khách hàng 347 462 583 133,1 126,2 129,6 (Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty)
Ngoài việc mở rộng số lượng đại lý tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh, thành phố mới. Trong các năm qua, Công ty cũng không ngừng mở rộng các đại lý tại tỉnh thành phố đang tiêu thụ sản phẩm TĂCN của Công ty. Nhằm khai thác tốt hơn nữa lượng khách hàng tiềm năng tại các thị trường vốn có. Qua bảng 4.2 thấy, hiện nay Công ty đã có 95 đại lý cấp I với mức tăng trưởng bình quân là 120 % và hiện nay Công ty có 162 đại lý cấp II trên cả nước. Với 583 khách hàng chính là những hộ chăn nuôi có quy mô trang trại nhỏ, có đàn lợn từ 25 con trở lên và đàn gia cầm từ 200 con trở lên. Tốc độ gia tăng các hộ chăn nuôi là cao nhất, bình quân qua ba năm tăng 129,6 %. Đây là những hộ khách hàng chính của Công ty được phân phối sản phẩm trực tiếp tới tận nơi chăn nuôi. Hiện nay, quy mô chăn nuôi ngày càng được mở rộng do đó tỷ lệ khách hàng qua kênh phân phối này đang có xu hướng tăng cao, do đó trong thời gian tới công ty cần tập trung công tác khuếch trương, quảng bá sản phẩm tới những đối tượng khách hàng này.
4.1.1.3. Tình hình phát triển thị trường theo chủng loại sản phẩm
Công ty TNHH VIMARK sản xuất và kinh doanh các loại thức ăn theo đối tượng chăn nuôi gồm có 4 chủng loại sản phẩm là : thức ăn cho lợn, thức ăn cho gà, thức ăn cho ngan và vịt, thức ăn cho chim cút được thể hiện cụ thể theo bảng 4.3.
Qua bảng 4.3 thấy, tổng số sản phẩm Công ty VIMARK đã cung cấp ra thị trường tính tới tháng 12 năm 2013 là 57 sản phẩm. Trong đó chủng loại thức ăn cho lợn đạt cao nhất với 27 sản phẩm khác nhau phân bổ đều trên các thương hiệu như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41
Nam Kinh, Mart C, Su Su…Qua 3 năm số lượng sản phẩm cho lợn tăng nhanh từ 18 sản phẩm lên 27 sản phẩm, đạt mức tăng bình quân 122,5 %, đây là sản phẩm chủ lực của Công ty trong những năm qua trên các thị trường quen thuộc và cũng đóng góp nhiều nhất vào sản lượng tiêu thụ hàng năm của Công ty. Chủng loại sản phẩm đứng thứ hai trong số các chủng loại sản phẩm của Công ty là thức ăn cho gà với mức tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 116,8 % với 15 loại sản phẩm. Thị trường tiêu thụ thức ăn cho gà chính của Công ty là Bắc Giang với đàn gia gà hơn 5 triệu con.
Bên cạnh đó, chủng loại sản phẩm tuy mới nhưng có mức tăng trưởng tốt nhất của Công ty là các loại thức ăn cho chim cút với mức tăng trưởng bình quân là 158,1%. Đây hứa hẹn là chủng loại sản phẩm có sự phát triển mạnh mẽ về sản phẩm tiêu thụ trong thời gian tới. Các sản phẩm thức ăn cho ngan và vịt của Công ty hiện nay có sức tiêu thụ đều trong 3 năm với mức tăng trưởng bình quân đạt 116,8% với 10 loại sản phẩm khác nhau và thị trường tiêu thụ chủ yếu là Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên… nơi có đàn vịt lớn trong các thị trường hiện có của Công ty.
Trong suốt hơn 5 năm qua, Công ty TNHH VIMARK không ngừng đa dạng hóa và làm phong phú thêm số lượng cũng như chủng loại sản phẩm TĂCN của Công ty. Trong thời gian tới Công ty cần nghiên cứu phát triển thêm các chủng loại sản phẩm cho các loại vật nuôi khác như trâu, bò, cá…
Bảng 4.3: Các chủng loại TĂCN của công ty qua các năm
ĐVT: chủng loại sản phẩm Loại thức ăn 2011 2012 2013 So sánh (%)
12/11 13/12 BQ
Thức ăn cho lợn 18 23 27 127,7 117,4 122,5
Thức ăn cho gà 11 14 15 127,3 107,1 116,8
Thức ăn cho ngan, vịt 7 9 10 128,6 111,1 119,5
Thức ăn cho cút 2 4 5 200,0 125,0 158,1
Tổng số 39 50 57 128,2 114,0 120,90
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
4.1.2. Tình hình phát triển thị trường theo chiều sâu
4.1.2.1 Tình hình phát triển sản phẩm theo nhãn hiệu sản phẩm
Công ty TNHH VIMARK xây dựng thương hiệu sản phẩm thức ăn chăn nuôi với các loại nhãn hiệu Mart C, Nam Kinh, Thai’s Feed và Susu, gần đây có thêm nhãn hiệu C+ dành riêng cho các loại gia cầm. Các nhãn hiệu sản phẩm hiện đã dần khẳng định được vị thế trên thị trường thức ăn chăn nuôi. Sản lượng tiêu thụ cũng như sự phát triển của các nhãn hiệu được thể hiện rõ trong bảng 4.4 :
Bảng 4.4: Sản lượng TĂCN tiêu thụ của Công ty theo nhãn hiệu sản phẩm Đơn vị tính : Tấn
Nhãn hiệu 2011 2012 2013 So sánh (%)
2012/2011 2013/2012 BQ
Mart C 5.021 4.154 4.476 83,7 107,8 95,8
Nam Kinh 2.125 2.265 2.521 106,6 111,3 108,9
C+ 0 874 1.551 177,5 177,5
Thai’s Feed 3.195 3.352 3.410 104,9 101,7 103,3
Su Su 1.122 2.721 3.861 242,5 141,9 192,2
Tổng 11.463 13.366 15.819 116,6 118,4 117,5
(Nguồn: Phòng Kinh doanh) Qua bảng 4.4 cho chúng ta công ty đang xây dựng được một chuỗi các sản phẩm thức ăn chăn nuôi với nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau. Điều đó chứng tỏ trong những năm qua, công ty rất chú ý và tìm mọi biện pháp đa dạng hóa sản phẩm, với mục đích gia tăng thị phần, các sản phẩm của Công ty đã có sự phát triển mạnh mẽ về cả chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm. Nhãn hiệu sản phẩm phát triển mạnh nhất là Su Su, đây là nhãn hiệu mà sản phẩm của nó tiêu thụ đối với cả gia cầm – gia súc, với tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm qua đạt 192,2 %, đây hứa hẹn là nhãn hiệu chủ lực trong thời gian tới. Một nhãn hiệu sản phẩm khác mới được phát triển 2 năm gần đây là C+ với mức độ tăng trưởng 177,5 % trong năm 2013 cũng là dòng sản phẩm tiềm năng của Công ty, với thị trường chính là Bắc Giang là nơi có đàn gia cầm lớn của miền Bắc. Chiến lược phát triển nhãn hiệu C+
của công ty là đúng đắn và bước đầu cho thấy những thành công nhất định đối với dòng sản phẩm dành riêng cho gia cầm này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43
Các nhãn hiệu khác như Nam Kinh, Thai’s Feed có mặt từ khi Công ty mới thành lập cũng vẫn giữ vững được tốc độ phát triển sản phẩm, chứng tỏ nhãn hiệu sản phẩm đã tạo được lòng tin với người tiêu dùng, và đóng góp một sản lượng lớn sản phẩm tiêu thụ của Công ty. Nhãn hiệu sản phẩm chủ đạo của Công ty là Mart C với lượng tiêu thụ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ trên thị trường của Công ty những năm gần đây có dấu hiện tăng trưởng chậm hơn sau khi đạt mức tiêu thụ cao nhất vào năm 2011 với 5021 tấn, thì những năm gần đây đã chững lại do sự cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu TĂCN khác, chỉ đặt mức độ tăng trưởng bình quan là 95,8 %. Tuy nhiên Công ty đã nắm bắt được tình hình thị trường cũng như sự phát triển của dòng sản phẩm, do đó cùng với việc duy trì các nhãn hiệu sản phẩm cũ Công ty đã chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, qua đó đảm bảo sự tăng trưởng chung của sản lượng sản phẩm tiêu thụ với mức tiêu thụ cao nhất năm 2013 đặt 15.819 tấn với tỷ lệ tăng sản lượng đặt 118,4 %.
4.1.2.2 Thị phần của Công ty
Việc xác định thị phần của các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thị trường là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp nhằm đưa ra các đối sách, giải pháp và chiến lược phù hợp với doanh nghiệp trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đồng thời là bức tranh tổng quát xác định vị thế, sức mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Kết quả tổng hợp của phòng kinh doanh Công ty TNHH VIMARK cho thấy thị trường TĂCN hiện nay có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các Công ty trong nước cũng như ngoài nước. Hiện nay thị phần TĂCN đang thuộc về các Công ty nước ngoài, tuy nhiên cũng có một sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất TĂCN của Việt Nam. Với Công ty TNHH VIMARK gia tăng thị phần trong thị trường thức ăn chăn nuôi là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong hoạt động của Công ty hiện nay, qua đó khẳng định vị thế của Công ty tới các hộ chăn nuôi, đồng thời tạo thêm thị trường để tiêu thụ các sản phẩm của Công ty.
Thị phần sản phẩm của Công ty hiện nay trên thị trường miền Bắc vẫn còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, theo số liệu tổng hợp của phòng Marketing của Công ty hiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
nay trên thị trường TĂCN mà Công ty đang thăm gia, tương ứng với chín tỉnh mà hiện nay sản phẩm của Công ty tiếp cận tới sản lượng của Công ty chiếm 3,2 % dung lượng thị trường năm 2013 tương ứng mức tiêu thụ 15.819 tấn sản phẩm. Hiện nay trên các thị trường của Công ty có khoảng 50 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhỏ tham gia phân phối sản phẩm, với các thương hiệu lâu năm như Vic, CP, Cagrill, Dabaco…, hay những Công ty lớn của nước ngoài mới tham gia nhưng có sự phát triển rất nhanh như Khu Hope, Japfa … Công ty TNHH VIMARK tham gia thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi muộn hơn các Công ty nên thị phần 3,2 % phản ánh sự cạnh tranh khốc liệt trong việc phát triển tiêu thụ sản phẩm của Công ty, tuy nhiên con số này cũng cho thấy một cơ hội để Công ty phát triển thị trường cũng như gia tăng thị phần đối với thị trường thức ăn chăn nuôi của Công ty. Nổi bật thị phần đạt được tại các thị trường là thị phần TĂCN tiêu thụ tại Bắc Giang, nơi Công ty đặt trụ sở sản xuất sản phẩm, rất thuận lợi cho việc phân phối các sản phẩm của Công ty. Hiện nay có trên 30 công ty TĂCN đang hoạt động kinh doanh TĂCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Thị phần (%) hàng hoá của công ty VIMARK tiêu thụ ở thị trường Bắc Giang cho biết vị trí của công ty VIMARK trên thị trường Bắc Giang.
Tình hình tiêu thụ thức ăn và thị phần sản phẩm của công ty trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được thể hiện ở bảng 4.5:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45