Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm tại công ty tnhh mây tre xuất khẩu phú minh hưng yên (Trang 72 - 77)

III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng hướng tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu. Điều này có nghĩa là xem xét tình hình sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của công ty không chỉ sử dụng một chỉ tiêu đơn lẻ mà bằng hệ thống các chỉ tiêu, đề cập nhiều khía cạnh của công ty như vị thế của công ty và phản ứng thích hợp với các tác động bên ngoài của môi trường kinh doanh xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu còn thể hiện thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất khẩu như: kim ngạch xuất khẩu, giá bán sản phẩm …

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

3.2.2 Phương pháp thu thp s liu

Trong bài chúng tôi sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập theo bảng sau:

Thông tin Nguồn thu thập

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Sách, báo, tạp chí,website…

- Số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty và các thông tin như: thực trạng, giải pháp, định hướng…các hoạt động xuất khẩu của công ty

- Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh

- Báo cáo của các phòng trong công ty (về tình hình xuất khẩu, lao động…)

3.2.3 Phương pháp phân tích s liu 3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các số tuyệt đối, số bình quân để tính toán các chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất, xuất khẩu, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm.

3.2.3.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc): So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thấy được những biến đổi tốt hay xấu như thế nào để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc tính toán các chỉ tiêu tương đối (từ những số liệu thu thập được tại công ty) để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty, từ đó thấy được hiệu quả của một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mà công ty đã áp dụng.

3.2.4 Phân tích ma trn SWOT

Ma trận SWOT là một trong những công cụ khách quan và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp trong việc quyết định khả năng bên trong của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65

doanh nghiệp như thế nào, khi phải đối đầu với những hiểm họa và tận dụng được những cơ hội. Ma trận bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và bên trong doanh nghiệp:

Các đặc tính Tích cực Tiêu cực

Bên trong

Có thể kiểm soát S - Mạnh

Tạo ra lợi thế cạnh tranh W - Yếu

Khả năng xuất hiện vấn đề Bên ngoài

Ngoài tầm kiểm soát

O - Cơ hội Tiềm năng cho tăng

trưởng

T - Thách thức Có thể cản trở sự tiến bộ Tiến hành tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức từ đó đưa ra những kết hợp hợp lý, đó chính là những giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp trong việc ra quyết định.

Trong phương pháp nghiên cứu này, tôi tiến hành tìm hiểu về hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của công ty thông qua các tài liệu đã được công bố, các phương tiện thông tin đại chúng và qua các thông tin thu thập được trong quá trình thực tập để từ đó đưa ra những kết hợp nhằm phát huy được điểm mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục được những khó khăn, có biện pháp thích hợp đối với thách thức.

Các kết hợp của ma trận SWOT

SWOT Cơ hội (O) Thách thức/ Nguy cơ

(T) Mặt mạnh (S) Tận dụng cơ hội để phát

huy thế mạnh (O/S)

Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ (S/T) Mặt yếu (W) Nắm bắt cơ hội để khắc

phục mặt yếu (O/S)

Giảm thiểu mặt yếu để ngăn chặn nguy cơ (W/T) 3.2.5 Các ch tiêu phn ánh hiu qu kinh tế ca hot động xut khu

Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật, được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

dụng nguồn lực và việc tạo ra cái lợi ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội, dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất.

3.2.5.1. Lợi nhuận

Là phần dôi ra của doanh thu so với chi phí hay LN = DT – CP.

Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được thông qua việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định thường là một năm.

3.2.5.2. Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (TSHVĐT) Công thức tính

Chỉ tiêu này cho biết nếu bỏ ra một đồng vốn thì thu được bao nhiều đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này là một chỉ tiêu được các nhà kinh doanh quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của công ty cả hiện tại và tương lai.

3.2.5.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí (TSLN) Công thức tính

Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng lợi nhuận thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.

3.2.5.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả định tính

Hoạt động xuất khẩu cũng như hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp, nó không chỉ nhằm vào mục tiêu lợi nhuận mà còn có nhiều mục tiêu khác như: mở rộng thị trường, định vị sản phẩm, cạnh tranh...Có nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận thua lỗ để đạt được các mục tiêu về cạnh tranh mở rộng thị trường, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp...

Uy tín của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải xem xét uy tín của mình trên thị trường. Sản phẩm của mình có được ưu thích, tín nhiệm hay không? cần phải giữ uy tín với khách hàng trong quan hệ làm ăn buôn bán, không vi phạm hợp đồng....

nói chung doanh nghiệp đã tạo được uy tín thì cần phải tiếp tục các nghiệp vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

để giữ vững uy tín và phát huy các thế mạnh hạn chế mặt yếu của doanh nghiệp trong kinh doanh buôn bán với khách hàng.

Khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường

Kết quả này có được sau một thời gian nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, tạo dựng uy tín với bạn hàng và khách hàng. Kết quả này biểu hiện ở thị trường xuất khẩu hiện có của doanh nghiệp, khả năng mở rộng sang các thị trường khác khả năng tăng thị phần trong thị trường khả năng khai thác, thực hiện kinh doanh ở các thị trường....hiện tại, mối quan hệ với khách hàng được mở rộng đến đâu,

Hiện nay vấn đề thị trường và vấn đê khách hàng là vấn đề hết sức khó khăn và bức súc với doanh nghiệp xuất khẩu, nó trở thành mục tiêu không kém phần quan trọng. Khả năng mở rộng thị trường, quan hệ buôn bán với khách hàng như thế nào? Doanh nghiệp rất khó khăn trong việc xác và đánh giá.

Đặc biệt là quan hệ khách hàng người nước ngoài. Sau mỗi hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp phải xem xét lại quan hệ làm ăn có được duy trì được tốt và phát triển hay không là mức độ hài lòng của khách hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm tại công ty tnhh mây tre xuất khẩu phú minh hưng yên (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)