IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng xuất khẩu ở công ty TNHH mây tre xuất khẩu Phú Minh
Qua bảng 4.1 ta thấy, tổng doanh thu và lợi nhuận biến đổi liên tục qua các năm. Tổng lợi nhuận năm 2011 là 2.106,72 triệu đồng, năm 2012 là 1.670,40 triệu đồng giảm 20,71% tương ứng với 436,32 triệu đồng. Năm 2013 đạt 2.089,44 triệu đồng tăng 25,09% tương ứng với 419,04 triệu đồng.
ROS là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng tỉ số giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần. Chỉ số này cũng liên tục biến đổi qua các năm.
Sở dĩ doanh nghiệp có thu nhập giảm vào năm 2011 là do:
- Nền kinh tế toàn cầu lâm vào tình trạng khủng hoảng, trong đó ngành xuất khẩu cũng bị thiệt hại nặng nề.
- Chính sách nhà nước có nhiều thay đổi, việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
- Tỷ lệ thất nghiệp cao dẫn đến hạn chế về chi tiêu trong gia đình.
- Tỷ lệ lạm phát tăng cao, dẫn đến chi phí hoạt động sản xuất cũng tăng cao.
Nhưng đến năm 2013 thì lợi nhuận của Công ty lại bắt đầu tăng trở lại là do:
- Nhà nước đã có những chính sách hợp lý cho việc xuất khẩu mây tre nói riêng và ngành xuất khẩu ở Việt Nam nói chung.
- Nền kinh tế dần được phục hồi, đời sống dần được cải thiện dẫn đến nhu cầu của con người ngày càng tăng.
- Chi phí sản xuất và vận chuyển giảm đáng kể.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69
Bảng 4.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh
12/11 12/11 BQ
2011 2012 2013 +, - % +, - % +, - %
DTT về bán hàng và cung cấp DV 68.100,72 73.536,78 84.291,47 5.436,06 108,03 10.749,69 114,62 8.095,36 111,32 Giá vốn hàng bán 63.795,09 70.239,52 79.873,51 6.444,43 110,10 9.633,99 113,72 8.039,21 111,91 LN gộp về Bán hàng và cung cấp DV 4.305,63 3.297,26 4.417,96 - 1.008,37 76,58 1.120,70 133,98 56,165 105,28 Doanh thu hoạt động tài chính 43,83 54,93 69,18 11,10 125,32 14,25 125,94 12,68 125,63
Chi phí tài chính 54,28 78,24 123,53 23,96 144,14 45,29 157,88 34,25 151,01
Chi phí bán hàng 62,33 82,47 97,24 20,14 132,31 14,77 117,91 17,46 125,11
Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.453,03 1.350,57 1.976,40 - 102,46 92,95 625,83 146,34 261,69 119,64 LN thuần từ HĐ kinh doanh 2.779,82 1.840,91 2.289,97 -938,91 66,22 449,91 124,39 -244,93 95,31
Thu nhập khác 584,45 603,29 714,35 18,84 103,22 111,06 118,41 64,95 110,80
Chi phí khác 438,27 124,20 102,32 - 314,07 28,33 - 21,88 82,38 - 167,96 55,35
Lợi nhuận khác 146,18 479,09 612,03 332,91 327,73 132,94 127,75 232,93 227,74
Tổng LN trước thuế 2.926 2.320 2.902 - 606 79,29 582 125,08 - 12 102,18
Thuế thu nhập doanh nghiệp 819,28 649,60 812,56 - 169,68 79,29 162,96 125,08 - 3,36 102,18 LN sau thuế thu nhập DN 2.106,72 1.670,40 2.089,44 - 436,32 79,29 419,04 125,08 - 8,64 102,18
Tổng doanh thu 68.729 74.195 85.075 5.466 107,95 10.880 114,66 8.173 111,30
ROS (%) 3,09 2,27 2,48 - 0,82 73,46 0,21 109,25 - 0,31 91,36
(Nguồn: Phòng kế toán)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70
4.1.2. Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng
Trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu của Công ty đã có những hiệu quả và bước tiến đáng kể. Nhờ phát huy được lợi thế các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới, do đó giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể tổng giá trị kim ngạch tăng 14,179 triệu USD từ 49,996 triệu USD năm 2009 lên 64,175 triệu USD năm 2013. Để cụ thể doanh thu của từng loại mặt hàng mang lại cho công ty chúng ta cùng theo dõi bảng sau :
Bảng 4.2. Kết quả sản xuất theo nhóm mặt hàng (2011 – 2013) (ĐVT : Triệu VNĐ) Mặt hàng
2011 2012 2013
Doanh thu
Tỷ trọng (%)
Doanh thu
Tỷ trọng (%)
Doanh thu
Tỷ trọng (%)
Hàng mây 16,678 26,08 15,991 25,17 16,954 26,42
Hàng tre 19,129 29,91 20,814 32,76 20,784 32,39
Hàng bèo 6,234 9,75 6,335 9,97 6,145 9,58
Hàng guột 7,876 12,32 7,987 12,57 7,820 12,19
Hàng gỗ 7,869 12,31 5,882 9,26 6,192 9,65
Hàng cói 6,160 9,63 6,524 10,27 6,280 9,79
Tổng 63,946 100 63,533 100 64,175 100
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Qua bảng trên ta thấy mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hàng có nguồn nguyên liệu mây tre đan. Đây là loại mặt hàng phù hợp với điều kiện khí hâu và sản xuất của Việt Nam được các nước trong khu vực Châu Á và thị trường quốc tế ưa chuộng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71
(ĐVT : Triệu USD)
Hình 4.1. Đồ thị so sánh giá trị kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty năm 2009 và 2013
Từ năm 2009 tới năm 2013 ta thấy có 2 loại mặt hàng mây và tre luôn có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao ( gấp 2 tới 3 lần giá trị kim ngạch của các mặt hàng khác)và được coi là những mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty.
Hai mặt hàng chính này luôn luôn chiếm trên 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và là nhân tốt chính làm tăng doanh thu xuất khẩu cho công ty trong giai đoạn 2009 - 2013. Năm 2009, hai mặt hàng chính này đã mang lại giá trị kim ngạch là 29,927 triệu USD chiếm 59,85% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, hàng tre đạt 13,380 triệu USD chiếm 33,09%
tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, hàng mây đạt 16,547 triệu USD tức chiếm 26,76% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 2013, giá trị kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng chính này đạt 37,738 triệu USD chiếm 58,81%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72
(ĐVT : Triệu USD)
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chính và tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chính, các mặt hàng khác như hàng bèo, hàng guột, hàng gỗ và hàng cói cũng được Công ty đưa vào mặt hàng kinh doanh và tăng cường xuất khẩu. Mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này chưa cao nhưng đã thể hiện được rằng Công ty đã và đang có sự đầu tư phát triển các mặt hàng theo chiều sâu để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu.
4.1.3 Doanh thu từ các mặt hàng trong nước
Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Phú Minh – Hưng Yên là Công ty chuyên về xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng. Nhưng không vì điều đó mà Công ty bỏ quên việc khai thác những đơn đặt hàng tại thị trường trong nước. Vào cuối năm 2011, Việt Nam cũng như toàn thế giới đã phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chính những đơn đặt hàng trong nước đã phần là nguồn thu chính để chi trả cho các khoản nợ và trả lương cho cán bộ công nhân viên, con số cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng DT trong nước trong tổng doanh thu
ĐVT: Triệu đồng Năm Tổng
DT
DT tiêu thụ trong nước
Tỷ trong DT TT trong nước (%)
Tốc độ tăng trưởng DT trong nước (%)
2011 68.729 12.325 17,93 108.36
2012 74.195 22.579 30,43 83,20
2013 85.075 35.079 41,23 55,36
(Nguồn: Phòng kinh doanh) 4.1.4. Doanh thu của thị trường nước ngoài trong tổng doanh thu
Bảng 4.4 Cơ cấu doanh thu của các thị trường nước ngoài trong tổng doanh thu xuất khẩu
ĐVT: Triệu đồng
Thị trường xuất khẩu Năm So sánh
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Đài Loan 31,494 32,746 29,344 103.97 89.61 Nhật Bản 10,365 13,129 12,198 126.66 92.91 Châu Âu 8,817 12,431 13,477 140.98 108.42 Mỹ 3,146 2,834 3,996 90.10 140.96 Các thị trường khác 2,672 2,806 4,518 105.00 160.99 Tổng doanh thu xuất
khẩu 56,495 63,946 63,533 113.19 99.35
(Nguồn: Phòng kế toán) Bằng trình độ, sự năng động và sáng tạo, tập thể các cán bộ phòng Kinh doanh Công ty đã góp phần quảng bá, mở rộng thị trường, thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm, các buổi hội họp ở nước ngoài. Công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều đối tác châu Á, và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74
xây dựng các mối quan hệ làm ăn lâu dài với các nước EU (tiêu biểu là Đức, Anh…) và Mỹ.
Qua số liệu trên chúng ta có thể chia thị trường xuất khẩu của Công ty thành 3 khu vực: Thị trường châu Á, thị trường châu Á,thị trường Mỹ và các thị trường khác.
Thị trường châu Á là thị trường trong khu vực, gần gũi về mặt địa lý, phong tục tập quán và Công ty có mối quan hệ thân thiết lâu dài do vậy thị trường này là thị trường mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho Công ty. Năm 2009 thị trường này mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu là 27,044 triệu USD năm 2009 và tăng lên 38,532 triệu USD năm 2013. Tuy Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng lên nhưng thị phần ở thị trường này lại có xu hướng giảm rõ rệt từ 74,1% năm 2009 xuống còn 60,03% năm 2013. Các đối tác của công ty trong khu vực này là Đài Loan và Nhật Bản, trong đó thị trường Đài Loan là thị trường mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Cụ thể từ năm 2009 đến năm 2011 thị trường Đài Loan luôn chiếm trên 50% thị phần, nhưng từ năm 2011 đến năm 2013 thị phần của thị trường này giảm sút rõ rệt xuống còn 41,09% năm 2013. Vì đây là thị trường mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất cho Công ty, do vậy cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này để không gây ảnh hưởng tới tổng giá trị kim ngạch của Công ty. Còn thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu ổn định nhất luôn giữ thị phầntừ 17% đến 22%( gần 1/5 thị phần thị trường xuất khẩu) trong giai đoạn 2009 – 2013. Nhật Bản trong suốt chục năm qua luôn là thị trường có nhu cầu lớn nhất về nhiều loại hàng hóa xuất – nhập khẩu tại Việt Nam. Nhật Bản cũng là thị trường rộng lớn đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó sản phẩm mây, tre là mặt hàng có nhu cầu lớn. Đối với Công ty TNHH mây tre Phú Minh – Hưng Yên thì đây là một thị trường hấp dẫn và quan trọng lớn với các thuận lợi mà thị trường này mang lại như:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75
Đầu tiên do nhu cầu tiêu dùng mây tre trên thị trường Nhật Bản rất lớn và còn duy trì trong thời gian dài do người Nhật bản có thói quen tiêu dùng mặt hàng này từ lâu đời.
Thứ hai, nhu cầu hàng mây tre trên thị trường này đã trở thành nhu cầu có thể thanh toán.
Thứ ba, Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển thường xuyên phải nhập nguyên liệu tạo cơ hội cho Công ty tăng lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này.
Xét về thị trường châu Âu, các nước như Anh, Pháp và Đức ở Tây Âu và Bắc Âu là các đối tác chiến lược của Công ty. Từ năm 2000 Công ty đã thâm nhập vào các thị trường này và đến nay đã tạo được uy tín nhất định và có chỗ đứng trong thị trường này. Đây là thị trường được Công ty đánh giá là khá tiềm năng và sức tiêu thụ mạnh do đó đã tích cực đầu tư vào thị trường này. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của thị trường này tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2009- 2013. Cụ thể tăng 10,088 triệu USD từ 7,803 triệu USD năm 2009 lên 17,891 triệu USD năm 2013 kéo theo thị phần tại thị trường này cũng tăng đáng kể, tăng 12,27%.
Thị trường Mỹ là thị trường được Công ty chú trọng đặc biệt. Tuy mới chỉ mới thâm nhập vào thị trường này song tốc độ xuất khẩu của Công ty tăng khá nhanh. Năm 2013 tổng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này đạt 4,915 triệu USD tương ứng với 7,66% thị phần. Đây là một thành tích đáng tự hào của Công ty khi quyết định mở rộng sang các thị trường có mức độ cạnh tranh cao như Mỹ. Do nắm bắt được cơ hội thị trường Mỹ rất phát triển và lượng tiêu thụ lớn, quan hệ đối ngoại Việt – Mỹ gần đây đã được cải thiện đáng kể đã mở ra cơ hội mới trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy Công ty cần nhanh chóng đầu tư và chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này.
Ngoài ba thị trường chính ở trên, công ty còn đang tiếp tục mở rộng sang các khu vực châu Phi và châu Úc để đẩy mạnh hơn hoạt động xuất khẩu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76
của mình. Đặc biệt thị trường châu Phi tuy hơi xa về mặt địa lý nhưng đây là thị trường dễ tính, không đòi hỏi cao về thẩm mỹ do đó cơ hội tiếp cận khách hàng rất cao.
HÌnh 4.3. Biểu đồ so sánh cơ cấu thị phần ở các thị trường của Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Phú Minh – Hưng Yên năm 2009 và năm 2013
Tóm lại, Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Phú Minh – Hưng yên đã và đang ngày càng chiếm lĩnh và có vị trí nhất định trên các thị trường mục tiêu đề ra. Điều này chứng tỏ Công ty đã và đang đi đúng hướng phát triển và ngày càng tận dụng cơ hội, né tránh thách thức để có thể vươn ra các nước, các khu vực khác nhau đem lại hiệu quả xuất khẩu khả quan trong những năm gần đây.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77
Bảng 4.5 Doanh thu của từng phương thức xuất khẩu và từng mặt hàng của Công ty
ĐVT: Triệu đồng
Phương thức xuất khẩu
Loại hàng Năm So sánh
2011 2012 2013 12/11 13/12 BQ
Phương thức XK trực tiếp
1. Hàng tre 15.279 18.037 19.019 118,05 105,44 111,75 2. Hàng mây 40.435 45.792 49.023 113,25 107,06 110,16 3. Hàng guột 5.796 5.035 6.034 86,87 119,84 103,36 4. Hàng cói 3.792 2.108 5.390 55,59 255,69 155,64 5. Hàng bèo 2.165 2.097 4.509 96,86 215,02 155,94 6. Hàng khác 1.262 1.126 1.100 89,22 97,69 93,46
Phương thức XK uỷ thác - - - - - - -
Tổng 68.729 74.195 85.075 107,95 115,66 111,81
Nguồn: Phòng kinh doanh Với đặc điểm SP của Công ty là hàng thủ công mỹ nghệ, phục vụ chủ yếu cho thị trường nước ngoài, do đó hoạt động XK chính là hoạt động thường xuyên và mang lại lợi nhuận cho Công ty. Đến nay, mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đã xuất hiện ở rất nhiều nước trên thế giới trong đó phải kể tới những thị trường lớn như: Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Mỹ,... Để có được kết quả trên, Công ty đã thực hiện tốt các đơn đặt hàng, đảm bảo chất lượng, số lượng và thời gian tiến độ đáp ứng các đơn hàng.
Qua bảng trên ta thấy, công ty chủ yếu xuất khẩu theo phương thức trực tiếp.
Tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm, năm 2012 tăng 7,95% so với năm 2011 tương ứng với 5.466 triệu đồng, năm 2013 tăng 15,66%
so với năm 2012 tương ứng với 10.880 triệu đồng, trung bình qua 3 năm 2011–
2013 tăng 11,81% tương ứng với 8.173 triệu đồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
Sản phẩm của Công ty chủ yếu được làm bằng các chất liệu truyền thống như: Mây, tre, cói, bèo… Trong đó, hàng tre và hàng mây là hai mặt hàng chủ đạo của Công ty chiếm khoảng 80% trong tổng doanh thu của các loại mặt hàng chủ yếu.
Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Phú Minh đều tăng qua các năm nhưng mức độ tăng là không cao. Trong đó, năm 2011 tổng sản phẩm được tiêu thụ là 145.873 (chiếc). Sang đến năm 2012, Công ty đã tiêu thụ được 146.138 (chiếc) đạt 100,18% tăng 0,18% tương ứng với 310 (chiếc). Nguyên nhân làm cho việc tiêu thụ giảm đi là do: Năm 2012 Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung phải hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một phần cũng là do sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mẫu mã, chất lượng được đánh giá bình thường. Bên cạnh đó, thị trường trong nước cũng như xuất khẩu lại có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như TOCONTAP SAIGON JSC, HAPROSIMEX…
Nhưng đến năm 2013, doanh số tiêu thụ lại có phần tăng mạnh hơn so với năm 2012đạt 114,24% tăng 14,24% so với năm 2012 tưng ứng với 20.806 (chiếc). Mặc dù vẫn còn bị ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng ban lãnh đạo Công ty đã hết sức cố gắng để vực lại thị trường cho doanh nghiêp, tham gia nhiều cuộc triển lãm để giới thiệu sản phẩm đến nhiều bạn hàng, xâm nhập nhiều hơn vào thị trường mới…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79
Bảng 4.6 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm 2011 – 2013
ĐVT: Chiếc
Sản phẩm Năm So sánh (%)
2011 2012 2013 12/11 13/12 BQ
Khay mây 14.836 16.205 19.381 109.23 119,60 114,42 Bồ mây 12.619 13.286 15.752 105,29 118,56 111,93 Lẵng mây 10.428 10.869 12.092 104,23 111,25 107,74 Rương mây 9.074 8.195 10.739 97,03 131,04 114,04
Lồ mây 8.823 8.482 9.601 96,14 113,19 104,67
Cốc mây 10.389 12.705 13.620 122,29 107,20 114,75 Lọ hoa mây 9.184 9.398 10.362 102,33 110,26 106,30 Mẹt mây 7.281 7.376 8.302 101,30 112,55 106,93 Gối mây 11.892 9.235 11.649 77,66 126,14 101,90
Bát mây 9.075 8.364 8.937 92,16 106,85 99,51
Lẵng tre 7.245 7328 7.503 101,15 102,39 101,77
Mẹt tre 6.757 5.658 6.012 83,73 106,25 94,99
Khay tre 5.748 5.823 6.872 101,30 118,01 109,65 Lẵng guột 4.245 5.509 6.748 129,77 122,49 126,13 Khay guột 4.078 4.987 5.092 122,29 102,11 112,20
Bồ guột 2.761 1.239 1.984 44,86 160,13 102,50
Hàng bèo 1.067 977 - 91,57 - -
Hấp bánh bao 1.698 2.147 2.983 126,44 123,42 124,93 Giỏ treo hoa 2.732 1.578 2.085 57,76 132,13 94,84 Hộp giấy ăn 1.537 1.029 1.389 66,95 134,85 100,90 Đĩa cói 2.547 2681 2.854 105,26 106,45 105,85 Đệm cói 1.857 2.067 2.987 111,31 144,51 127,91 Tổng 145.873 146.138 166.944 100,18 114,24 107,21
Nguồn: Phòng kinh doanh
Hiện tại, số mẫu SP hiện có của Công ty được trưng bày tại phòng mẫu đã lên tới con số hàng vạn mẫu được làm chủ yếu từ các loại nguyên liệu như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80
mây, tre, guột, cói, bèo, gỗ. Việc đa dạng hóa SP dựa trên việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường và tìm hiểu, tạo lòng tin với những khách hàng lớn đã giúp Công ty nhanh chóng đạt được tốc độ phát triển doanh thu trong những năm vừa qua. Hiện nay, Công ty có 6 nhóm hàng XK chính và 1 nhóm hàng sơn mài mới đưa vào danh mục KD của Công ty.
Bảng 4.7 Cơ cấu chủng loại sản phẩm của Công ty
Nguồn: Phòng kinh doanh Nhìn chung mặt hàng kinh doanh của Công ty rất đa dạng phong phú về chủng loại, Công ty đã có những nhạy cảm đối với việc thay đổi mẫu mã cũng như chủng loại các mặt hàng kinh doanh, áp dụng những công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại để nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị hiếu của khách hàng
Hàng mây Hàng tre Hàng guột Hàng cói Hàng bèo
Hàng khác Lẵng mây: 8 Lẵng tre:
8
Lẵng guột:
5
Làn cói: 3 Bèo tây:
8
Hấp bánh bao: 5 Mẹt mây: 4 Mẹt tre: 7 Khay guột:
4
Đệm cói: 5 Hộp giấy ăn: 3 Gối mây: 5 Khay tre:
6
Bồ guột: 3 Thảm cói:
5
Sơn mài: 7 Lẵng hoa
mây: 5
Đĩa cói :3 Đệm chiếu hạt Samu: 5
Bát mây: 3 Khay mây: 4 Giá hoa mây:
2 Bồ mây: 3 Rương mây: 1 Lồ mây: 3 Cốc mây: 4 Lọ hoa mây:4
Tổng: 46 Tổng: 21 Tổng: 12 Tổng: 16 Tổng: 8 Tổng: 20