Đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm tại công ty tnhh mây tre xuất khẩu phú minh hưng yên (Trang 91 - 95)

IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu của Công ty

Như vậy trong thời gian qua công ty TNHH mây tre Phú Minh đã thực hiện hoạt động kinh doanh của mình trong những điều kiện không mấy thuận lợi, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở khu vực châu Á đẩy nền kinh tế của các nước đi xuống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty. Song bằng nỗ lực của mình, công ty đã cố gắng chèo lái để đứng vững trên thương trường và phát triển hoạt động kinh doanh của mình trong môi trường cạnh tranh. Về cơ bản hoạt động kinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83

doanh của công ty vẫn được giữ vững thông qua các con số của kim ngạch xuất khẩu, tỷ suất doanh lợi và lợi nhuận xuất khẩu đã chứng minh cho ta thấy điều đó. Hiệu quả đó đã được thể hiện ở một số mặt như sau :

-Đứng trước cơn đại suy thoái kinh tế thế giới nhưng quy mô và tốc độ xuất khẩu của công ty bị giảm sút đáng kể nhưng đến năm 2013 đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại. Kim ngạch xuất khẩu từ năm 2011 – 2012 tuy có dấu hiện giảm nhưng so về mặt tổng thể thì năm kim ngạch xuất khẩu năm 2013 so với năm 2009 tăng 28,36%.

-Danh mục hàng kinh doanh ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá mặt hàng. Trong những năm qua, thực hiên chủ trương lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu, công ty đã chú trọng quan tâm đến công tác tiếp thị khai thác mặt hàng, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tất cả các mặt hàng này được sản xuất trong nước với chi phí về lao động rất rẻ lại đang được ưu chuộng trên thị trường thế giới nên kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao, doanh thu và lợi nhuận của công ty ngày càng lớn và do đó hiệu quả kinh doanh xuất khẩu đang được nâng cao.

-Thị trường của công ty không ngừng mở rộng, uy tín của công ty ngày càng được củng cố và nâng cao trên thương trường quốc tế. Bằng cách thực hiện nghiêm túc các hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký kết, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, công ty đã gây được thiện cảm và tạo dựng lòng tin với khách hàng. Ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến để xây dựng các mối quan hệ làm ăn với công ty. Nhờ vậy công ty đã đứng vững trong môi trường cạnh tranh và có những dấu hiệu tăng trưởng thuận lợi.

Có được kết quả này là công ty đã thực hiện tốt các mặt công tác sau : -Công ty rất quan tâm đến việc bồi dưởng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học bổ túc ngoại ngữ, nghiệp vụ ngoại thương… Chính vì thế mà việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu diển ra nhanh chóng, chính xác,đúng chính sách,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

pháp luật của Nhà nước.

-Tổ chức lao động, bộ máy quản lý của công ty khá gọn nhẹ,mổi người được bố trí những công việc phù hợp với trình độ và năng lực của mình do đó làm việc có hiêu quả, năng suất lao động năm sau cao hơn năm trước.

-Công ty đã thực hành chính sách tiết kiệm, giảm chi phí trong kinh doanh ở các khâu như vận tãi, bóc xếp bảo quản hàng hoá , các chi phí về quản lý hành chính, các khoản vi phạm hợp đồng …Do vậy lợi nhuận thu được ngày càng cao . Bên cạnh đó công ty còn thực hiện chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất nên mỗi thành viên của công ty đều có ý thức trách nhiệm hơn với tài sản của công ty từ đó làm giảm chi phí về hao hụt, mất mát, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

4.2.2. Nhng hn chế tn ti

Bên cạnh những thành tựu đạt được , hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty vẫn còn tồn tại những nhược điểm sau:

-Các chỉ tiêu hiệu quả đạt được chưa cao, chư tương xứng với quy mô kinh doanh của công ty như tỷ suất lợi nhuận chi phí, tỷ suất lợi nhuận doanh thu.

-Giá cả mặt hàng xuất khẩu của công ty còn thấp so với giá cả quốc tế làm cho doanh thu xuất khẩu giảm xuống

-Công ty chưa thiết lập được các mối quan hệ rộng lớn với các cơ sở kinh doanh , các đơn vị nguồn hàng xuất khẩu. Việc thu gom hàng của công ty phần nhiều còn theo kiểu thu gom hàng của từng hộ gia đình và công ty chỉ thực hiện việc thu gom hàng khi khách hàng có nhu cầu. Vì vậy trong nhiều trường hợp công ty bị động về nguồn hàng hoặc tạo nguồn hàng không đảm bảo chất lượng .

-Nguồn vốn kinh doanh của công ty còn hạn chế nên công ty không có điều kiện đầu tư một cách sâu rộng cho các đơn vị nguồn hàng và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Chính vì vậy đã làm giảm khối lượng hàng xuất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

khẩu của công ty.

-Trình độ của CBCNV kinh doanh của công ty vẫn chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Điều này đã làm chậm tiến trình giao dịch đàm phán, ký kết hợp dồng xuất khẩu của công ty.

4.2.3. Nguyên nhân ca hn chế, tn ti

Qua phân tích tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua ta thấy việc tồn tại những yếu điểm trên là do những nguyên nhân sau đây:

-Công ty chưa chú trọng và ưu tiên đúng mức cho hoạt động nghiên cứu thị trường nên ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của công ty. Thị trường quốc tế rất khác biệt về cung cầu, thị hiếu, văn hoá, phong tục tập quán …nên công việc nghiên cứu thị trường phải được coi trọng. Vì thiếu thông tin thị trường nên công ty chưa dám mạnh dạn ký kết các hợp đồng có giá trị lớn.

Điều này làm ảnh hưởng lớn đến khối lượng hàng hoá xuất khẩu của công ty nên làm giảm hiệu quả kinh doanh. Cũng vì không nắm vững thị trừơng nên công ty không nắm bắt các thông số giá cả quốc tế, chưa dự doán được một cách chính xác sự biến động của giá cả để có các biện pháp điều chỉ kịp thời hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cho phù hợp, do đó không tận dụng được các cơ hội kinh doanh, bị chèn ép giá cả làm giảm giá hàng xuất khẩu.

-Công ty chưa xác định được chiến lược kinh doanh của công ty mang tính thời vụ. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được thực hiện theo những kế hoạch ngắn hạn và thay đổi liên tục làm ảnh hưởng đến việc chủ động thực hiện các hoạt động thực hiện các hoạt động xuất khẩu và cản trở khả năng tăng trưởng quy mô kinh doanh của công ty.

-Trình độ của công nhân viên củng như sự hiểu biết về pháp luật, về văn hoá quốc tế còn hạn chế nên đã làm châm trễ quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu. Việc lưa chọn phương thức giao dịch không hợp lý làm nảy sinh các chi phí kinh doanh không cần thiết, tổ chức thực hiện hợp đồng kinh doanh với tiến độ còn chậm, việc thanh toán còn gặp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

nhiều rủi ro.

-Ban lãnh đạo của công ty chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức quản lý công ty theo mô hình công ty cổ phần, một loại hình doanh nghiệp còn mới mẽ nên đã gặp lúng túng trong công tác tổ chức kinh doanh. Hoạt động của các bộ phận chưa ăn khớp nhịp nhàng ảnh hưởng đến hiệu kinh doanh của công ty. Những khiếm khuyết trên cần phải được giải quyết nhanh chống để hoạt động kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định. Công ty phải tìm ra các biện pháp thích hợp để giải quyết khó khăn, tận dụng cơ hội để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là một bài toán khó đặt ra cho ban lãnh đạo của công ty phải tìm lời giải đáp. Bài toán này được giải quyết sẽ giúp cho công ty ngày càng tăng trưởng. Phát huy thế và lực của mình trên thương trường quốc tế.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm tại công ty tnhh mây tre xuất khẩu phú minh hưng yên (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)