Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.

Cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất cứ một NHTM nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền sang vốn tín dụng để bổ sung nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, có ý nghĩa với nền kinh tế và cả ngân hàng. Vì hoạt động cho vay tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng nó mang tính rủi ro lớn, nên phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Doanh số thu nợ

Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu hút về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. Hoạt động cho vay có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay co thể thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc không thu hồi được. Nên công tác thu hồi nợ được ngân hàng đặt lên hàng đầu, một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho

vay mà cần phải chú trọng đến công tác thu hồi nợ để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại đúng hạn, tránh thất thoát cho ngân hàng.

Dư nợ

Là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại mọi thời điểm xác định mà hiện tại ngân hàng chưa thu hồi lại được. Mức dư nợ phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của ngân hàng.

Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Một Ngân hàng muốn hoạt động tốt, bên cạnh nâng cao doanh số cho vay cần phải năng cao mức dư nợ trong quá trình hoạt động.

Phân loại nợ

Theo quy định khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/QĐ – NHNN của thống đốc NHNN ban hành về quy định phân loại nợ như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 -180 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo qui định;

+ Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo HĐTD;

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181-360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Nợ xấu:

+ Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5;

+ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Một TCTD có tỷ lệ nợ xấu dưới 5% được coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ 5% thì tổ chức đó cần phải xem xét, rà soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chi tiết và thận trọng hơn.

Chỉ tiêu huy động vốn trên tổng nguồn vốn

Đây là chỉ tiêu quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thông qua tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn.

=

Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho hoạt động của Ngân hàng, do đó các Ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của mình để tăng nguồn vốn hoạt động.

Dư nợ trên tổng vốn huy động Vốn huy động trên

tổng nguồn vốn

Vốn huy động

x 100%

Tổng nguồn vốn

Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.

=

Hệ số thu nợ

Phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Nó cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng đạt hiệu quả và ngược lại.

=

Vòng quay vốn tín dụng

=

Trong đó:

= =

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của vòng quay này trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì hiệu quả càng cao và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Dư nợ trên nguồn vốn huy động

Tổng dư nợ

x 100%

Vốn huy động

Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ

x 100%

Tổng doanh số cho vay

Vòng quay vốn tín dụng

Doanh số thu nợ

Dư nợ bình quân

Dư nợ bình quân Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ 2

Nợ xấu trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng một cách rõ rệt. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

=

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)