CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN SỞ GIAO DỊCH SÓC TRĂNG
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2010 – 2012
Bảng 15: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Năm
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 281.186 398.667 873.649
Vốn huy động Triệu đồng 209.703 312.906 742.888
Doanh số cho vay Triệu đồng 136.330 142.223 357.531
Doanh số thu nợ Triệu đồng 139.650 161.092 225.989
Dư nợ đầu kỳ Triệu đồng 50.244 55.744 36.875
Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 55.744 36.875 168.417
Dư nợ bình quân Triệu đồng 52.994 46.309,5 102.646
Nợ xấu Triệu đồng 1.267 1.163 679
Vốn huy động /TNV % 74,5 78,4 85
Dư nợ /VHĐ % 26,58 11,78 22,67
Hệ số thu nợ % 102,43 113,26 63,21
Nợ xấu /Tổng dư nợ % 2,27 3,15 0,4
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 2,63 3,47 2,2
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín)
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Đây là chỉ tiêu quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt động của ngân hàng, đánh giá khả năng của ngân hàng thông qua tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, do đó các ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của mình để tăng nguồn vốn hoạt động.
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ này của ngân hàng tiếp tục tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 tỷ lệ này là 74,5%, năm 2011 là 78,4% và sang năm 2012 tỷ lệ này là 85%. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước đây là tín hiệu tốt. Điều này cho thấy ngân hàng đã chủ động được phần nào nguồn vốn huy động. Tuy nhiên trong nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng thì ngân hàng cần chú trọng và
phát huy hơn nữa trong công tác huy động để có thể tự chủ được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt đối với ngân hàng. Bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ nghĩa là ngân hàng này sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Nhìn chung trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng tương đối ổn định, thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ.
Tỷ lệ này cao nhất là vào năm 2010, bình quân cứ 26,58 đồng dư nợ mới có một đồng vốn huy động tham gia. Đến năm 2011 tình hình huy động vốn của ngân hàng được cải thiện hơn so với năm 2010, bình quân cứ 11,78 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia. Năm 2012 tình hình huy động vốn của ngân hàng kém hơn năm 2011, bình quân cứ 22,67 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động trong đó. Từ đó cho thấy ngân hàng đang tích cực áp dụng nhiều biện pháp để thu hút ngày càng nhiều lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư.
Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong việc thu hồi nợ. nó phản ánh trong thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn. Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Sở Giao Dịch Sóc Trăng luôn ở mức cao. Cụ thể năm 2010 là 102,43 %, năm 2011 tăng lên 113,26%. Sang năm 2012 tỷ lệ này lại giảm xuống còn 63,21%. Đạt được kết quả này là nhờ vào sự nổ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng đã làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, quản lý tốt công tác thu nợ nên kết quả thu hồi nợ mới tốt như vậy. Mặc dù năm 2012 hệ số thu nợ giảm nguyên nhân là do một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả không thu hồi nợ được. Bởi vậy ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy các biện pháp thu hồi nợ đang thực hiện để giúp cho đồng vốn của ngân hàng luôn được đảm bảo an toàn.
Nợ xấu trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng một cách rõ rệt. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.
Từ bảng phân tích, nhận thấy năm 2010 tỷ lệ này là 2,27%, năm 2011 tăng lên là 3,15%, năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,4%. Đây là kết quả đáng lo ngại đối với hoạt động của ngân hàng. Mặc dù Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Sở Giao Dịch Sóc Trăng đã kiểm soát được quá trình cho vay, hạn chế và quản lý được nợ xấu, làm tốt trong công tác cho vay, tự khâu duyệt hồ sơ, đến việc thẩm định và giải ngân. Cán bộ tín dụng đã làm tốt kiểm tra các phương án của người dân như: xem xét hồ sơ của khách hàng, tính toán hợp lý các chi phí trong quá trình thực hiện phương án, mức thu nhập mà người dân đạt được, từ đó đưa ra các hạn mức cho vay phù hợp tránh được tình trạng cho vay vượt hạn mức, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc trả lãi và trả nợ gốc của người dân. Tuy nhiên, tình hình nợ quá hạn vẫn còn tăng qua các năm do điều kiện khí hậu thay đổi, dịch bệnh xảy ra thường xuyên trên vật nuôi và cây trồng, giá cả nhiều sản phẩm trên thị trường thay đổi đột ngột, làm chi phí tăng cao. Do đó ngân hàng cần làm tốt hơn nữa công tác thẩm định, để việc cho vay được tốt hơn, hạn chế nợ quá hạn tăng cao.
Vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của vòng quay này trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì hiệu quả càng cao và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Qua bảng số liệu nhận thấy vòng quay vốn tín dụng cao và biến động không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2010, vòng quay vốn tín dụng là 2,63 vòng, qua năm 2011 con số này tăng lên 3,47 vòng. Đến năm 2012, vòng quay vốn tín dụng có xu hướng giảm đi còn 2,2 vòng. Tuy vòng quay vốn tín dụng có giảm nhưng mức giảm này không đáng kể. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tình hình kinh tế năm 2008 bị khủng hoảng tác động đến các năm sau, tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu, dịch bệnh xảy ta thường xuyên và xuất khẩu ra nước ngoài khó khăn trong ngành chế biến thủy sản, dẫn đến nhiều khách hàng hoạt động không hiệu quả, nên khả năng trả nợ khi đáo hạn bị hạn
chế. Do đó ngân hàng cần có chính sách mới để nâng cao hiệu quả trong công tác thu hồi nợ.
Nhìn chung, qua giai đoạn năm 2010 – 2012 cán bộ công nhân viên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Sở Giao Dịch Sóc Trăng, đã có những cố gắng để thực hiện tốt trong hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần cố gắng hơn nữa, tăng cường kiểm tra giám sát, thẩm định, tư vấn đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN SỞ GIAO DỊCH SÓC TRĂNG
Qua những phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Sở Giao Dịch Sóc Trăng, ta thấy Ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Tình hình tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh qua từng năm, doanh số thu nợ cũng tăng.
Tuy nhiên đó chưa phải là điều đáng mừng vì bên cạnh những mặt đạt được Ngân hàng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để tiếp tục phát triển vững mạnh hơn nữa.
- Trên địa bàn Sóc Trăng ngoài Sở Giao Dịch chỉ có một Phòng giao dịch trong Thành Phố còn ở các Huyện lân cận chưa có Phòng giao dịch, Ngân hàng cần mở thêm các Phòng giao dịch ở các Huyện để quảng bá hình ảnh, mở rộng quan hệ với khách hàng.
- Mặt khác Ngân hàng còn tồn tại một số rủi ro trong hoạt động tín dụng mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro nằm ở khâu thẩm định, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay. Bên cạnh đó cần phải đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng nâng cao quản lý rủi ro tín dụng.