Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Sở

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN SỞ GIAO DỊCH SÓC TRĂNG

4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2010 – 2012

4.1.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Sở

4.1.1.1. Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Sở Giao Dịch Sóc Trăng là một tổ chức kinh tế hoạt động với phương thức “đi vay để cho vay” do vậy nghiệp vụ huy động vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Sở Giao Dịch.

Với phương châm là khai thác nguồn vốn tại chỗ, sở giao dịch đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, nên trong những năm qua nguồn vốn huy động của sở giao dịch tăng lên một cách rõ rệt, đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn để cho vay các thành phần kinh tế. Các số liệu về nghiệp vụ huy động vốn theo hình thức huy động được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3: Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động qua 3 năm 2010 - 2012

Đơn vị tính:Triệu đồng So sánh

2011-2010

So sánh 2012-2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền % Tiền gửi tiết kiệm dân cư 206.321 306.973 735.246 100.652 48,78 428.273 139,52 Tiền gửi của TCKT 3.369 5.881 7.613 2.512 74,56 1.732 29,45

Tiền gửi khác 13 52 29 39 300,00 (23) (44,23)

Tổng 209.703 312.906 742.888 103.203 49,21 429.982 137,42

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình huy động vốn theo hình thức huy động tăng nhanh qua 3 năm, nhưng tốc độ tăng không đều. Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 209.703 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 đạt 312.906 triệu đồng tăng

103.203 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng gần 50% về số tương đối so với năm 2010.

Đến năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 742.888 triệu đồng tương ứng tăng 137,42% so với năm 2011 về số tương đối, và tăng 429.982 triệu đồng về số tuyệt đối.

Nguyên nhân tổng vốn huy động tăng là do Ngân hàng đã rất nỗ lực trong công tác huy động vốn nhàn rỗi từ các thành phần trong nền kinh tế bằng việc xây dựng các chương trình huy động vốn có hiệu quả như: đa dạng các hình thức huy động với nhiều khung lãi suất cũng như kỳ hạn cho khách hàng lựa chọn, ngân hàng có áp dụng các chương trình để khuyến khích khách hàng gửi tiền như rút thăm trúng thưởng, tặng quà…

- Tiền gửi tiết kiệm dân cư

Từ bảng 3 nhận thấy tiền gửi tiết kiệm dân cư luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động của ngân hàng và có xu hướng tăng mạnh qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 tiền gửi tiết kiệm dân cư là 206.321 triệu đồng chiếm 98,39 % so với tiền gửi của tổ chức kinh tế và các loại tiền gửi khác. Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm đạt 306.973 triệu đồng, tương ứng tăng 48,78 % so với năm 2010 về số tương đối và tăng 100.652 triệu đồng về số tuyệt đối. Đến năm 2012 tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng mạnh đạt 735.246 triệu đồng, tăng 428.273 triệu đồng so với năm 2011 về số tuyệt đối, tương ứng tăng 139,52 % về số tương đối. Nguyên nhân là do Ngân hàng luôn chú trọng đề ra nhiều biện pháp thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư rất hiệu quả như: lãi suất linh hoạt trong từng thời kỳ, ngoài ra chính sách chăm sóc khách hàng của Ngân hàng rất đặc biệt như tặng quà sinh nhật cho khách hàng, có quà tặng trong những ngày lễ tết và các chương trình khuyến mãi nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Ngân hàng…Đồng thời giao chỉ tiêu cho từng công nhân viên chức để hoàn thành nhiệm vụ góp phần hoàn thành mục tiêu của đơn vị. Ngoài quỹ khen thưởng, Giám Đốc còn phát động phong trào thi đua trong toàn thể công nhân viên chức ở ngân hàng.

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi khác

Từ bảng số liệu trên cho thấy đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 đạt 5.881 triệu đồng tăng 74,56% so với năm 2010. Năm 2012 tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng gần 30% so với năm 2011 về số tương đối, và tăng 1.732 triệu đồng về số tuyệt đối. Còn tiền gửi khác tăng

lên năm 2011 và giảm xuống đối với năm 2012 và chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng là do ban giám đốc và các phòng ban có liên quan đã nắm bắt được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn nên đã cử người trực tiếp xuống đơn vị để vận động tiền bán hàng gửi vào tài khoản thanh toán, các hộ tiểu thương làm ăn có hiệu quả. Bên cạnh cũng có những khách hàng mới là những doanh nghiệp và hộ tiểu thương nhỏ nên cũng gởi tiền vào ngân hàng nhiều hơn đồng thời Ngân hàng đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin khá mạnh nên việc thanh toán điện tử cực nhanh làm lợi cho khách hàng thanh toán, ưu đãi chi phí… Cán bộ tín dụng rất năng động và chủ động tìm kiếm khách hàng mới, luôn luôn vui vẻ niềm nở, giải thích kịp thời những vướng mắc mà khách hàng chưa hiểu, từ đó gây được uy tín cho Ngân hàng đối với khách hàng.

4.1.1.2. Tình hình huy động vốn theo thời hạn

Qua bảng số liệu, nhận thấy tình hình huy động vốn theo thời hạn tăng nhanh, nhưng tốc độ tăng không đều. Cụ thể năm 2011 đạt 312.906 triệu đồng, tăng 49,21% so với năm 2010 về số tương đối. Năm 2012 tổng huy động vốn theo thời hạn tăng 429.882 triệu đồng so với năm 2011 về số tuyệt đối, tương ứng tăng hơn 137% về số tương đối. Nguyên nhân là do tổng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn theo thời hạn. Bên cạnh đó Ngân hàng có nhiều biện pháp thu hút vốn rất hiệu quả như lãi suất linh hoạt trong từng thời kỳ, ngoài ra chính sách chăm sóc khách hàng của Ngân hàng rất đặc biệt như tặng quà sinh nhật cho khách hàng, có quà tặng trong những ngày lễ tết, thành lập Ngân hàng...

Bảng 4: Tình hình huy động vốn theo thời hạn qua 3 năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh

2011-2010

So sánh 2012-2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền %

Không kỳ hạn 1.602 3.523 8.766 1.921 119,91 5.243 148,82

Có kỳ hạn 208.101 309.383 734.122 101.282 48,67 424.739 137,29 - Ngắn hạn 207.276 148.946 714.154 (58.330) (28,14) 565.208 379,47 - Trung và dài hạn 825 160.437 19.968 159.612 19.346,91 (140.469) (87,56) Tổng 209.703 312.906 742.888 103.203 49,21 429.982 137,42

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín)

Nhìn vào bảng 4 cho thấy loại tiền gửi có kỳ hạn đều tăng qua các năm, trong đó tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể năm 2010 tiền gửi ngắn hạn đạt 207.276 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98,84 % so với các loại thời hạn khác. Đến năm 2011 tiền gửi ngắn hạn giảm xuống chỉ đạt 148.946 triệu đồng, tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao hơn 51,27 % so với các loại kỳ hạn khác trong năm. Năm 2012 tiền gửi ngắn hạn tăng mạnh đạt 714.154 triệu đồng tăng 565.208 triệu đồng, chiếm 379,47% so với năm 2011. Nguyên nhân tiền gởi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao là do ngân hàng chủ động thông qua các chương trình tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm siêu lãi suất,...vì tiền gửi có thời hạn có độ ổn định cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này cho các hoạt động của ngân hàng cho vay với các kỳ hạn thích hợp tránh được các rủi ro, trong đó có rủi ro thanh khoản.

Đối với tiền gởi không kì hạn của ngân hàng đây là loại tiền gửi mà khách hàng được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt, không bị ràng buộc về mặt thời gian. Nó phục vụ cho nhu cầu giao dịch, thanh toán như trả tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt.v.v, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng không vì mục đích hưởng lãi, mà vì nhu cầu giao dịch, thanh toán, chính vì vậy mà ngân hàng cần thu hút và cung cấp thêm dịch vụ có nhiều tiện ích, an toàn, nhanh chóng và chính xác. Mặt khác, tiền gửi không kỳ hạn thường có chi phí sử dụng vốn rất thấp, góp phần làm giảm chi phí hoạt động của ngân hàng. Nhưng cũng chính vì nguyên nhân linh hoạt, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào và sự không ổn định của loại vốn huy động này đã làm cho tình hình huy động vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)