Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN SỞ GIAO DỊCH SÓC TRĂNG

4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2010 – 2012

4.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng năm 2010 đến năm 2012

4.1.2.2. Doanh số thu nợ

Ngoài chỉ tiêu DSCV thì chỉ tiêu DSTN cũng đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bởi vì ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian tài chính “đi vay để cho vay”. Do đó bất cứ ngân hàng nào muốn tồn tại và hoạt động ngày càng hiệu quả thì ngoài việc phải nâng cao DSCV, ngân hàng cần phải chú trọng đến công tác thu nợ làm sao đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Vì vậy mà vấn đề thu hồi nợ cần phải được quan tâm hàng đầu, trong đó cán bộ tín dụng phải hoạt động tích cực, đôn đốc nhắc nhở khách hàng trong việc thu hồi nợ khi đến hạn. Cho vay và thu nợ đúng hạn thì đồng vốn của Ngân hàng mới được xoay chuyển nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín DSTN được phân theo thời gian, theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế như sau:

Doanh số thu nợ theo thời gian

Nhìn chung doanh số thu nợ của VietBank Sóc Trăng khá tốt và tăng ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ của ngân hàng đạt 161.092 triệu đồng, tăng 21.442 triệu đồng về số tuyệt đối so với năm 2010. Đến năm 2012,doanh số thu nợ đạt 225.989 triệu đồng, tăng 94.897 triệu đồng về số tuyệt đối và 58,91% về số tương đối so với năm 2011. Kết quả đạt được là do nỗ lực của toàn cán bộ, nhân việc của ngân hàng đã làm tốt trong công tác tìm kiếm khách hàng có khả năng thanh toán tốt, công tác thẩm định hồ sơ vay cẩn thận, thường xuyên theo dõi các món vay, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng khi gần đến hạn thanh toán lãi và nợ. Qua bảng 8 ta thấy, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng.

Bảng 8: Doanh số thu nợ theo thời gian năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu

2010 2011 2012 Số

tiền % Số

tiền % Ngắn hạn 127.408 146.280 205.830 18.872 14,81 59.523 40,69 Trung hạn và dài hạn 12.242 14.812 20.159 2.570 20,99 5.347 36,10 Tổng 139.650 161.092 225.989 21.442 15,35 94.897 58,91

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín)

- Doanh số thu nợ ngắn hạn: trong cơ cấu doanh số thu nợ của ngân hàng ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao và tăng ổn định qua ba năm. Theo kết quả phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng ở trên cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn là chủ yếu, vì thế doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ của ngân hàng cũng là một điều hợp lý.

Qua bảng trên cho thấy, năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn là 127.408 triệu đồng chiếm tỷ trọng 91,23%, sang năm 2011 tăng lên 18.872 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 14,81% về số tương đối so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh số thu nợ đạt 205.830 triệu đồng chiếm tỷ trọng gần 91,08% trong tổng doanh số thu nợ và tăng lên hơn 40% so với năm 2011 về số tương đối và tăng 142.043 triệu đồng về số tuyệt đối. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn và luôn gia tăng qua các năm là do khách hàng mà ngân hàng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân, tổ chức cần vốn tạm thời để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng…bên cạnh đó những đối tượng này được các ngân hàng xác định là có đủ tiềm lực về kinh tế, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra, tuy nền kinh tế cả nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng Sóc Trăng vẫn giữ được tốc độ phát triển ổn định và được xếp vào một trong những thành phố có năng lực cạnh tranh tốt đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cá nhân kinh doanh sản xuất tạo ra lợi nhuận để có thể hoàn trả nợ và lãi cho ngân hàng đúng hạn.

- Doanh số thu nợ trung và dài hạn: doanh số thu nợ trung và dài hạn của VietBank Sóc Trăng tăng đều qua ba năm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn doanh số thu nợ trung và dài đã làm tỷ trọng của doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm dần trong cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 tăng 20,99% so với năm 2010 với số tuyệt đối là 2.570 triệu đồng. Đến năm 2012, doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng đạt 20.159 triệu đồng tăng 36,10% so với năm 2011 với số tuyệt đối là 5.347 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng là do có nhiều dự án được giải phóng mặt bằng người dân được bồi thường tiền, nên đã có tiền trả cho ngân hàng, bên cạnh đó hoạt động sản suất kinh doanh của người dân cũng đạt hiệu quả hơn, đồng thời ngân hàng thực hiện công tác thu nợ tốt đã làm thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng ngày càng tăng lên.

 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế thì thu nợ đối với kinh tế cá thể, chiếm tỷ trọng cao, bình quân trên 90% trong doanh số thu nợ của ngân hàng, còn lại là thu nợ ở công ty TNHH . Tuy vậy, doanh số thu nợ đối với các thành phần kinh tế này đều tăng đều qua các năm.

Bảng 9: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh

2011-2010

So sánh 2012-2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền %

Cty TNHH 5.455 9.092 5.786 3.637 66,67 (3.306) (36,36)

Doanh nghiệp tư nhân 16.302 10.253 10.179 (6.049) (37,11) (74) (0,72) Kinh tế cá thể 117.893 141.747 210.024 23.854 20,23 68.277 48,17 Tổng 139.650 161.092 225.989 21.442 15,35 94.897 58,91 (Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín) Nhìn chung DSTN theo thành phần kinh tế đối với đối tượng là công ty TNHH có xu hướng tăng lên năm 2011 đạt 9.092 triệu đồng tương ứng tăng 3.637 triệu đồng về số tuyệt đối và 66,67% so với năm 2010 về số tương đối.

Năm 2012 giảm xuống còn 5.786 triệu đồng, tương ứng giảm 3.306 triệu đồng,

giảm 33,36% so với năm 2011. Đối với doanh nghiệp tư nhân DSTN cũng giảm qua các năm. Chỉ riêng đối với đối tượng là kinh doanh cá thể có xu hướng tăng từ 117.893 triệu đồng năm 2010 lên 141.747 triệu đồng năm 2011 tương đương tăng 23.834 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 20,23 % so với năm 2010 về số tương đối. Năm 2012 tăng lên 210.024 triệu đồng, tương ứng tăng thêm 68.277 triệu đồng chiếm 48,17% so với năm 2011.

Đạt được thành tích như vậy nguyên nhân là do cán bộ tín dụng có nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích khách hàng, thẩm định dự án kinh doanh cũng như theo dõi việc sử dụng vốn vay và động viên khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế gia hạn nợ cho khách hàng. Và nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố đang dần hoàn thiện, nhiều người dân đầu tư máy móc vào sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, sản phẩm nông nghiệp cho chất lượng cao hơn trước nên chất lượng đời sống và thu nhập của người dân từng bước được nâng cao. Nhờ vậy mà doanh số thu nợ qua các năm tăng lên đáng kể.

 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Qua bảng số liệu 10 cho thấy: đối với doanh số thu nợ theo ngành nghề thì tỷ trọng thu nợ của ngành thương nghiệp – dịch vụ và hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng là chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng ổn định qua các năm, doanh số thu nợ đối với những ngành còn lại đều gia tăng qua các năm.

Bảng 10: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

So sánh 2011-2010

So sánh 2012-2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp và lâm

nghiệp 483 1088 1.289 605 125,26 201 18,47

CN chế biến 0 982 1.367 982 - 385 39,21

Xây dựng 608 1.862 2.763 1.254 206,25 901 48,39

Thương nghiệp, dịch

vụ 79.953 66.335 65.230 (13.618) (17,03) (1.105) (1,67) Hoạt động phục vụ

cá nhân và cộng đồng 58.606 90.825 155.340 32.219 54,98 64.515 71,03 Tổng 139.650 161.092 225.989 21.442 15,35 94.897 58,91

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín)

- Nông nghiệp và lâm nghiệp: qua bảng số liệu 10 nhận thấy tình hình thu nợ tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 DSTN đạt 483 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 1088 triệu đồng tương ứng tăng 125,26% so với năm 2010 vè số tương đối. Năm 2012 DSTN tăng nhẹ đạt 1.289 triệu đồng, tăng 201 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 18,47% so với năm 2011 về số tương đối. Nguyên nhân DSTN tăng là do người dân trong tỉnh mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đầu tư vốn mua mới nhiều máy gặt đập liên hợp, máy cày, máy bơm nước, máy xịt thuốc, đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi, mở rộng qui mô sản xuất làm ăn có hiệu quả nên đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

- Công nghiệp chế biến và xây dựng: nhận thấy DSTN tăng qua các năm.

Đối với công nghiệp chế biến DSTN năm 2010 là 0 triệu đồng đến năm 2011 DSTN đạt 982 triệu đồng. Năm 2012 tăng lên đạt 1.367 triệu đồng, tương đương tăng thêm 385 triệu đồng về số tuyệt đối và 39,21% về số tương đối so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2010 ngân hàng không thu hồi nợ được và năm này ngành chế biến thủy sản cũng đang gặp nhiều khó khăn. Đối với ngành xây dựng DSTN cũng tăng qua 3 năm cụ thể: năm 2010 DSTN đạt 608 triệu đồng, năm 2011 con số này tăng lên thêm 1.254 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 206,25% so với năm 2010 về số tương đối. Đến năm 2012 DSTN đạt 2.763 triệu đồng tăng 48,39% về số tương đối so với năm 2011. Nguyên nhân năm 2011 đến năm 2012 doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay là do ngân hàng đã thu được nhiều khoản nợ quá hạn từ các năm trước.

- Ngành thương nghiệp, dịch vụ và hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng: năm 2010 tỷ trọng ngành thương nghiệp dịch vụ chiếm 57,25 % trong tổng số hoạt động ngành kinh tế, DSTN đạt 79.953 triệu đồng đến năm 2011 DSTN có xu hướng giảm xuống còn 66.335 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống chỉ đạt 65.230 triệu đồng. Đối với hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng năm 2010 chiếm tỷ trọng là 41,97%, năm 2011 tỷ trọng tăng 56,38%, năm 2012 là 68,75%

trong tổng số hoạt động ngành kinh tế. Cụ thể năm 2010 DSTN đạt 58.606 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên đạt 90.825 triệu đồng, tăng 54,98% so với năm 2010 về số tương đối. DSTN này tiếp tục tăng lên năm 2012 là 155.340 triệu đồng, tương ứng tăng 71.03% so với năm 2011về số tương đối. Nguyên nhân

làm cho doanh số thu nợ thuộc hai lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nợ của ngân hàng là do: đặc trưng của nền kinh tế Sóc Trăng cơ cấu hai lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao, cho nên ngân hàng tập trung cho vay ở hai lĩnh vực này nhiều. Vì thế, công tác thu hồi nợ đối với hai lĩnh vực này luôn được ngân hàng đặt lên hàng đầu. Các cán bộ quản lý tín dụng thường nhắc nhở đôn đốc khách hàng đối với những khoản vay sắp đến hạn thu hồi và kiên quyết xử lý đối với các khoản vay quá hạn... Ngoài ra, khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng VietBank Sóc Trăng là rất tốt đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ sau này. Chính vì vậy, đã giúp ngân hàng quay đồng vốn, tiếp tục kinh doanh để sinh lời nhiều hơn.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)