CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN SỞ GIAO DỊCH SÓC TRĂNG
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2010 – 2012
4.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng năm 2010 đến năm 2012
4.1.2.1. Doanh số cho vay
Qua bảng số liệu nhận thấy tổng doanh số cho vay tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng trưởng không đều, điều này chứng tỏ qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng . Cụ thể năm 2010 tổng doanh số cho vay đạt 136.330 triệu đồng, đến năm 2011 tăng 4,32% so với năm 2010 về số tương đối, và tăng 142.223 triệu đồng về số tuyệt đối. Sang năm 2012 doanh số cho vay tăng mạnh 151,39% so với năm 2011 và đạt 357.531 triệu đồng. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao 89.14% trong cơ cấu doanh số cho vay
của VietBank Sóc Trăng và đang có xu hướng tăng dần. Do những khó khăn chung của nền kinh tế như khủng hoảng tài chính thế giới, lạm phát tăng, thị trường chứng khoán, bất động sản thì không ổn định, bên cạnh đó, ở địa bàn thành phố Sóc Trăng vẫn còn có nhiều dự án đang qui hoạch treo hoặc hoạt động cầm chừng… Với sự biến động khó đoán của nền kinh tế đã làm cho ngân hàng chỉ tập trung cho vay những dự án ngắn hạn để có thể quay vòng vốn nhanh chóng và tránh rủi ro. Vì nền kinh tế biến động rất khó lường nên khi đầu tư vào các dự án dài hạn sẽ gặp nhiều rủi ro hơn và có thể gây tổn thất rất nặng cho ngân hàng.
Tại ngân hàng hoạt động cho vay chủ yếu được phân theo DSCV theo thời hạn, DSCV theo thành phần kinh tế và DSCV theo ngành kinh tế.
Doanh số cho vay theo thời hạn
Bảng 5: Doanh số cho vay theo thời hạn năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh
2011-2010
So sánh 2012-2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % - Ngắn hạn 121.526 137.473 352.821 15.947 13,12 215.348 156,65 - Trung và dài hạn 14.804 4.750 4.710 (10.054) (67,91) (40) (0,84) Tổng 136.330 142.223 357.531 5.893 4,32 215.308 151,39
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín)
- Cho vay ngắn hạn: Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy DSCV của ngân hàng đều có sự biến động tăng giữa các năm, và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể DSCV ngắn hạn năm 2011 đạt 137.473 triệu đồng, tăng 15.947 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 13,12% so với năm 2010 về số tương đối, với tỷ trọng chiếm hơn 89% tổng doanh số cho vay năm đó. Đến năm 2012 tăng lên đạt 352.821 triệu đồng, tương ứng tăng 156,65%
về số tương đối so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn tăng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số cho vay của VietBank Sóc Trăng là do đặc trưng của tín dụng ngắn hạn sẽ gặp ít rủi ro hơn tín dụng trung và dài hạn trong điều kiện kinh tế không được ổn định hiện nay. Tình hình kinh tế ngày càng khó đoán đã dẫn đến việc các ngân hàng tái cấu trúc lại thời hạn tín dụng
của ngân hàng, tập trung cho vay vào các kỳ hạn ngắn để tránh rủi ro và đảm bảo sinh lời. Cho vay ngắn hạn tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh chóng, đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng vì lượng vốn huy động dài hạn của ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng không cao, bên cạnh đó vòng quay vốn tín dụng tăng sẽ làm tăng khả năng sinh lời của đồng vốn. Ngoài ra còn phải xét đến mục đích chính của tín dụng ngắn hạn là để tài trợ các hoạt động, bổ sung nguồn vốn thiếu hụt tạm thời cho nền kinh tế như tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân, trả lương nhân viên, mua nguyên vật liệu, thanh toán L/C… Những nhu cầu này ngày càng tăng mạnh, bên cạnh đó lãi suất cho vay đối với các khoản vay này cũng tương đối thấp hơn các khoản vay trung và dài hạn vì tính rủi ro thấp hơn nên đã kích thích các nhu cầu các khoản vay ngắn hạn này. Bên cạnh đó, ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều nhằm để bảo hiểm cho các khoản cho vay trung và dài hạn của ngân hàng.
- Cho vay trung và dài hạn: Qua bảng số liệu cho thấy DSCV trung và dài hạn năm giảm qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 đạt 14.840 triệu đồng. Đến năm 2011 giảm xuống còn 4.750 triệu đồng tương ứng giảm 10.054 triệu đồng về số tuyệt đối, giảm 67,91% về số tương đối so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục giảm còn 4.710 triệu đồng, tương ứng giảm 0,84% về số tương đối so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng thấp nhất (1,32%) trong 3 năm trong cơ cấu vay theo thời hạn của ngân hàng. Vì biến động của nền kinh tế là rất khó đoán, để đảm bảo an toàn VietBank Sóc Trăng đã lựa chọn giải giáp giảm lượng cho vay trung và dài hạn, bên cạnh đó việc thu nợ từ các dự án trung và dài hạn trong năm 2010 của ngân hàng gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến việc cho vay trung và dài hạn năm 2011. Sang năm 2012, tình hình cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tiếp tục giảm nhẹ xuống hơn 40 triệu đồng về số tuyệt đối so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho khoản vay này giảm qua các năm là do công tác thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng kém hiệu quả. Nhìn chung, các khoản cho vay trung và dài hạn cần phải có thời gian thẩm định và chờ xét duyệt tương đối lâu làm phát sinh thêm các chi phí khác, bên cạnh đó mức độ rủi ro của các khoản vay này lại cao hơn các khoản vay ngắn hạn nên ngân hàng ít chú trọng đến các khoản cho vay với thời hạn dài.
Nói chung DSCV theo thời hạn của ngân hàng tăng qua 3 năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế của thành phố nói riêng và tỉnh nhà nói chung, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn. Một nguyên nhân khác khiến cho lượng khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng ngày càng tăng là do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thường thấp hơn các ngân hàng khác, hình thức cho vay đa dạng, có nhiều mức lãi suất thích hợp với từng loại đối tượng khách hàng vay, thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng. Tất cả những yếu tố đó góp phần làm cho DSCV của ngân hàng tăng mạnh qua các năm .
Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của các lĩnh vực trong nền kinh tế, VietBank Sóc Trăng đã chủ động đa dạng hoá cho vay thành phần kinh tế và điều này đã làm tối thiểu hoá rủi ro cho ngân hàng. Số liệu thực tế về doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của VietBank Sóc Trăng qua ba năm 2010 – 2012 được thể hiện ở bảng 6:
- Đối với công ty TNHH: Nhìn sơ lược ta thấy DSCV của đối tượng là công ty TNHH có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2010 đạt 10.600 triệu đồng đến năm 2011 giảm xuống 6.600 triệu đồng so với năm 2010 về số tuyệt đối, tương ứng giảm 62,26% về số tương đối. Năm 2012 tiếp tục giảm nhẹ còn 3.980 triệu đồng, giảm 0,5% về số tương đối so với năm 2011. Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn sau thời kỳ khủng hoảng năm 2008, lãi suất tăng cao nên các thành phần kinh tế này rất ngại vay vốn của Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng rất thận trọng khi xét duyệt cho vay đối với các thành phần kinh tế này nhằm hạn chế rủi ro khi khách hàng không có khả năng trả nợ.
Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh 2011-2010
So sánh 2012-2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền %
Cty TNHH 10.600 4.000 3.980 (6.600) (62,26) (20) (0,50)
Doanh nghiệp tư nhân 13.278 7.190 7.090 (6.088) (45,85) (100) (1,39) Kinh tế cá thể 112.452 131.033 346.461 18.581 16,52 215.428 164,41
Tổng 136.330 142.223 357.531 5.893 4,32 215.308 151,39
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín)
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Qua bảng số liệu cho thấy DSCV đối với doanh nghiệp tư nhân giảm qua các năm. Chẳng hạn năm 2010 DSCV đạt 13.278 triệu đồng qua năm 2011 DSCV giảm xuống còn 7.190 triệu đồng, tương ứng giảm 6.088 triệu đồng về số tuyệt đối và giảm 45,85% so với năm 2010 về số tương đối. Sang năm 2012 DSCV tiếp tục giảm nhẹ đạt 7.090 triệu đồng, giảm 100 triệu đồng về số tuyệt đối, tương ứng giảm 1,39% về số tương đối so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh nghiệp còn sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, đầu ra chưa ổn định, lợi nhuận thấp nên doanh nghiệp còn ngần ngại trong việc vay ngân hàng.
- Đối với kinh tế cá thể: Qua bảng số liệu cho thấy DSCV của đối tượng là kinh tế cá thể có xu hướng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay của VietBank Sóc Trăng. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay đối với đối tượng này chiếm tỷ trọng 82,49% đạt 112.452 triệu đồng. Năm 2011 DSCV này tăng lên đạt 131.033 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,13% tương ứng tăng 118.581 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 16,52% so với năm 2010 về số tương đối. Năm 2012 DSCV tăng lên đáng kể đạt 346.461 triệu đồng, tỷ trọng tăng lên chiếm 96,91%, tương ứng tăng thêm 215.428 triệu đồng về số tuyệt đối, và tăng 164.61% so với năm 2011 về số tương đối. Nguyên nhân là do trong những năm đổi mới nhu cầu nâng cao đời sống kinh tế cùng với việc phát triển kinh tế thì mức sống của từng hộ gia đình cũng tăng lên. Ngoài ra mỗi gia đình còn mở rộng hơn việc kinh doanh để kiếm thêm thu nhập. Vì vậy, họ đã đến Ngân hàng để vay thêm vốn nhưng chủ yếu đối tượng này vay vốn ngắn hạn làm cho doanh số cho
vay tăng lên, tạo điều kiện cho ngân hàng dễ dàng quay vòng vốn và tránh gặp nhiều rủi ro cho các khoản vay. Bên cạnh đó Ngân hàng đã mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này.
Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Qua bảng 7 cho thấy, ngân hàng tập trung cho vay vào các lĩnh vực thương mại - dịch vụ và hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng là chủ yếu. Trong đó tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm thấp nhất trong cơ cấu cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2010 - 2012. Nguyên nhân chính là do đặc trưng về cơ cấu nền kinh tế của TP. Sóc Trăng đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang thương mại, dịch vụ và các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng nhiều hơn, giảm tỷ trọng nông - lâm – nghiệp.
Bảng 7: Doanh số cho vay theo thành ngành kinh tế năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh 2011-2010
So sánh 2012-2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp và lâm
nghiệp 770 500 498 (270) (35,06) (2) (0,40)
CN chế biến 3.000 3.000 2.980 0 0,00 (20) (0,67)
Xây dựng 4.230 590 587 (3.640) (86,05) (3) (0,51)
Thương nghiệp, dịch
vụ 68.891 53.972 53.890 (14.919) (21,66) (82) (0,15)
Hoạt động phục vụ cá
nhân và cộng đồng 59.439 84.161 299.576 24.722 41,59 215.415 255,96 Tổng 136.330 142.223 357.531 5.893 4,32 215.308 151,39
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín)
- Nông nghiệp và lâm nghiệp: qua bảng số liệu trên cho thấy DSCV đối với ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng thấp nhất.
Cụ thể năm 2010 đạt 770 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,56% đến năm 2011 đạt 500 triệu đồng, giảm 270 triệu đồng về số tuyệt đối và giảm 35,06% về số tương đối so với năm 2010. Sang năm 2012 lại tiếp tục giảm xuống còn 498 triệu đồng, tương ứng giảm 0,4% so với năm 2011 về số tương đối. Nguyên nhân là do ngân
hàng mới thành lập chưa mở rộng nhiều chi nhánh xuống các huyện, hầu như người dân chưa biết nhiều về ngân hàng. Bên cạnh do hoạt động ngành nông nghiệp rất bấp bênh, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, giá cả thị trường trong nước lẫn thế giới…vì thế ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay vốn của những khách hàng thuộc lĩnh vực này.
- Công nghiệp chế biến và xây dựng: có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2010 và năm 2011 DSCV đối với ngành chế biến không tăng đạt 3.000 triệu đồng. Qua năm 2012 lại giảm xuống còn 2.980 triệu đồng, tương đương giảm 20 triệu đồng về số tuyệt đối và giảm 0,67% so với năm 2010 và năm 2011 về số tương đối. Đối với ngành xây dựng DSCV giảm mạnh từ 4.230 triệu đồng năm 2010 xuống còn 590 triệu đồng năm 2011, tiếp tục giảm còn 587 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân là do các ngành chế biến thủy sản thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, sản phẩm đầu ra không ổn định, các ngành chế biến lương thực, thực phẩm khác cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng, nguyên vật liệu xây dựng tăng giá làm cho nhu cầu về nhà ở của người dân cũng giảm đi, bên cạnh có một số dự án bị trì trệ hoạt động cầm chừng do bất ổn của nền kinh tế gây ra dẫn đến DSCV cũng giảm.
- Ngành thương nghiệp, dịch vụ và hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng: Cụ thể DSCV đối với ngành thương nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 85,24% trong tổng số các ngành cho vay năm 2010 đạt 68.891 triệu đồng đến năm 2011 giảm xuống 14.919 triệu đồng về số tuyệt đối, tương ứng giảm 21,66% so với năm 2010 về số tương đối. Năm 2012 DSCV giảm chỉ đạt 53.890 triệu đồng, tương đương giảm 82 triệu đồng về số tuyệt đối, và giảm 0,15% về số tương đối so với năm 2011. Đối với hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng có xu hướng tăng nhanh qua 3 năm. Xét thấy năm 2010 DSCV đạt 59.439 triệu đồng qua năm 2011 tăng lên 84.161 triệu đồng, chiếm 41,59% so với năm 2010. Đến năm 2012 DSCV đạt 299.576 triệu đồng tương đương tăng 215.415 triệu đồng, chiếm 255,96% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng nhanh là do thu nhập của người dân ngày càng tăng, mức sống tốt hơn nên nhu cầu ngay càng cao, việc hướng tới lợi ích của cộng đồng ngày càng được quan tâm nên nhu cầu vay vốn tăng lên rõ rệt.