Phê phán xã hội phong kiến thuộc địa

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của nguyễn thượng hiền (Trang 38 - 46)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG DUY TÂN CỦA NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

2.1. Phê phán thực trạng xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

2.1.2. Phê phán xã hội phong kiến thuộc địa

*Phê phán những tệ hại của xã hội phong kiến

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam chịu cảnh “một cổ hai cùm”, chịu sự đàn áp và bóc lột nặng nề từ cả hai thế lực thực dân và phong kiến. Chứng kiến hoàn cảnh đất nước như vậy, Nguyễn Thượng Hiền với tư cách là một nhà trí sĩ yêu nước không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước tình cảnh đó. Ông đã dùng ngòi bút sắc sảo của mình thể hiện sự phê phán sâu sắc đối với xã hội phong kiến thuộc địa.

Thứ nhất, Nguyễn Thượng Hiền phê phán những tệ hại của xã hội phong kiến. Triều đình phong kiến đã đầu hàng thực dân Pháp và thực chất chỉ là chính quyền bù nhìn, tay sai dưới sự sắp xếp của thực dân. Ông chỉ thẳng ra rằng triều đình phong kiến còn tồn tại là phương tiện để đàn áp và bóc lột nhân dân chứ thật ra không có một chút quyền tự quyết gì. Còn vua chỉ là “hư vị”, “đồ chơi” của thực dân, bởi chúng ta đã mất nước. Nguyễn Thượng Hiền đau xót khi viết những dòng tâm sự với người bạn Trung Quốc trong “Giọt lệ bể dâu”: “Chúng giữ lấy làm vì để hiệu lệnh cho nhân dân trong nước mà thôi. Chúng giết người hiền lành thì bảo là vâng mệnh triều đình, chúng thêm thuế khóa thì bảo là vâng dụ hoàng thượng. Ông hư vị ấy chẳng qua chỉ để cho chúng làm đồ chơi thì sung sướng gì mà làm một ông vua mất nước” [19; 223].

Vua quan triều đình phong kiến chỉ khư khư giữ lấy Nho học mà bất lực trước vận mệnh đất nước. Trong thời kỳ này, ông đã đặt tư tưởng ái quốc lên trên trung quân, do vậy ông đã không ngần ngại phê phán thẳng thắn vua quan triều đình bù nhìn, chế độ chính trị lạc hậu. Ông chỉ thẳng nguyên nhân mất nước từ chính dân tộc mình, đúng theo tinh thần “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Nguyên nhân mất nước là do chính quyền hẹp hòi, ngu ngốc và bảo

thủ trong khi điều kiện thế giới đã có nhiều đổi thay, khi mà “sóng cạnh tranh lai láng khắp hoàn cầu”, sự xâm lược của ngoại bang là điều không thể tránh khỏi:

“Từ năm mươi năm gần đây, ngọn sóng châu Âu tràn sang phương Đông, cuộc thể đều biến đổi. Người cầm quyền trong nước lúc bấy giờ ngu ngốc và hẹp hòi, chuyên giữ cái chủ nghĩa đóng cửa, không biết ngoại giao quốc tế là cái gì, lại không biết trước lo mở trí thức cho quốc dân. Cho nên người da trắng được nhân chỗ hở, trước lấy truyền giáo để dòm dỏ hư thực của nước chúng tôi, rồi đến lấy thông thương để chẹn cửa ngõ của nước chúng tôi, sau thì lấy chiến tranh và hòa ước để cướp nước chúng tôi” [19; 211].

Có thể nói Nguyễn Thượng Hiền là một người rất thức thời, ông nhận ra rằng tư tưởng Nho giáo phong kiến đã không còn phù hợp để cứu nước trong khi đó nhà cầm quyền lại thủ cựu. Bao nhiêu năm lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhưng chúng ta chỉ phải đối diện với một kẻ thù duy nhất là triều đình phong kiến Trung Quốc. Do cùng một hệ tư tưởng với Trung Quốc là lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo trong cai trị đất nước, cho nên ta mới có thể đứng lên từ chỗ thoát khỏi ách đô hộ hàng nghìn năm đến những cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc. Nhưng trong tình hình hiện tại, văn minh của phương Tây đã vượt xa hơn rất nhiều trong khi phương Đông vẫn thủ cựu với Nho học. Chúng ta phải đối diện với một thực tế khác so với lịch sử: thực dân Pháp với hệ tư tưởng phương Tây tiên tiến, khác lạ.

Nếu triều đình nhà Nguyễn cứ dùng cách cũ để đương đầu với thực dân Pháp thì không thể nào chống lại được bởi hệ tư tưởng đã không còn ngang bằng với thời đại. Hơn nữa triều đình phong kiến lại còn bảo thủ không chịu mở cửa, mở mang tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại cho toàn dân thì việc bị thực dân cướp nước là điều không thể tránh khỏi.Nguyễn Thượng Hiền đã phân tích ngọn nguồn nguyên nhân đất nước rơi vào tay thực dân Pháp trước hết từ trong chính bản thân dân tộc ta: lạc hậu do chính sách đóng cửa, bảo thủ.

Cùng thời với Nguyễn Thượng Hiền, khi chỉ ra nguyên nhân mất nước, Phan Chu Trinh còn mạnh mẽ chỉ trích chế độ quân chủ chuyên chế. Lời lẽ đanh thép của ông đánh thẳng vào sự nhu nhược của vua Nguyễn và tầng lớp quan lại của triều đình phong kiến: “Một nước bao nhiêu triệu dân mà chỉ giao phó quyền chính cho một ông vua thì chẳng phải là ngu xuẩn lắm ư? Gặp được ông vua thông minh còn e chưa lo hết bổn phận thay, huống là gặp phải anh vua u mê làm ròng những sự độc ác, cấm dân có ăn học không được lo việc nước, thì dân khốn khổ biết bao, và còn ai dám ra gánh vác. Một nhà không ai lo chủ trương, một nước không ai lo chủ trương thì nhà nước ấy làm sao mà không tan, không mất được” [61; 785].

Khi nước ta đã là thuộc địa của Pháp, tình cảnh trong nước trở nên rối ren, vua quan thực chất chỉ còn là bù nhìn dưới quyền kiểm soát của thực dân, nhân dân lầm than đói khổ.Trong bài “Thư gửi đồng bào trên đường xuất dương”, ông đau lòng trước thực trạng đất nước mà viết nên rằng: “Than ôi!

Ngoảnh đầu lại, mở mắt ngẩng nhìn lên, tôi thấy mùi hôi tanh tràn khắp, khí âm u ùn bốc từ bốn phía. Tôi khóc cho núi sông vì bụi mà che kín, chồn cáo múa reo! Tôi khóc miếu đền xã tắc, nơi góc bể chân trời, mịt mù hoang vắng!

Tôi khóc vì vua ta, liên miên lao khổ, không biết ngỏ cùng ai! Tôi khóc cho dân ta, tan tác điêu tàn, phải bỏ mình nơi xứ lạ! Tôi khóc các vị nho sĩ, mặt trắng thân hèn, không biết hổ thẹn! Tôi khóchàng quan chức, sống say mèm, chết trong ảo mộng, không biết phẫn uất vì điều nhục! Tôi khóc vì các hàng thân sĩ nói chung...” [19; 296].

Hay trong “Bài thơ đưa đồng bào”, Nguyễn Thượng Hiền có viết đoạn thơ nêu lên thực trạng vua quan thờ ơ trước tình cảnh đất nước:

“Nay ta khóc tấm lòng thảm thiết, Khóc những người khí tiết phen này.

Kể ra ái quốc là hay,

Tội chi mà phải khóa dây buộc mình.

Nay ta khóc thế tình cũng lạ,

Khóc những người chức cả ngôi cao.

Đành thân tôi tớ quản bao,

Sao không biết thẹn chút nào ai ôi!” [19; 299].

Quan lại trong triều đình phong kiến tạo ra sự lũng loạn trong nhà nước, bắt tay với thực dân bán nước, thi nhau kéo bè kéo cánh để đàn áp nhân dân, trục lợi cho bản thân. Tính tự giác, tự nhiệm, tư tưởng và hành động thân dân của quan lại, kẻ sĩ không còn tồn tại đúng nguyên vẹn ý nghĩa như trong tư tưởng Nho giáo khi còn thịnh trị trước đây. “Đầu đội mũ dát vàng, mình mặc áo màu lục, nghênh ngang trên đời gọi là trượng phu. Thân các người sang đấy, danh các người đẹp đấy. Nay hỏi những công việc các người đã làm, thì róc thịt dân để béo bụng mình, hút máu dân để no ruột mình, rách ruột, nát gan, không ăn không ngủ, lo làm sao cho mọi việc được cẩn thận, lo làm sao cho hết lòng trung thành, để được quân thủ bắt tay khen Tốt! Tốt ...

lại cầu làm sao cho thăng quan tiến chức” [2; 157-158].

Tình trạng quan lại ngày càng suy đồi và xa dân một phần là do cách tuyển dụng quan lại trong chế độ phong kiến nhiều tiêu cực và mang tính hình thức. Khi đã đỗ đạt ra làm quan người ta hay lợi dụng quyền lực để mưu lợi cá nhân, làm giàu cho bản thân và dòng họ. Trong xã hội đó, bên cạnh một số vị quan thanh liêm tài giỏi thì tệ quan liêu, tham nhũng diễn ra thường xuyên, mang tính phổ biến trong bộ máy nhà nước phong kiến. Hơn nữa, trong thời buổi loạn lạc, quan lại hay có xu hướng ngả về phía có sự che chở, do vậy họ dễ dàng trở thành tay sai của thực dân Pháp và quay lưng lại với nhân dân.

Những người có tài, có đức trở thành người lẻ loi, cô độc trong hành trình đi tìm con đường cứu nước.

Những người đứng đầu đất nước là vua quan đã có thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước, vậy những nhân tài, những trí thức của xã hội đứng ở đâu khi đất nước lâm nguy? Lực lượng trí thức có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hưng vong của đất nước, hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

Đất nước có hưng thịnh cũng bởi hiền tài thức thời, đất nước rơi vào suy vong thì lỗi lớn cũng là do trí thức bảo thủ, mất đi chí khí. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do đặc điểm kinh tế, xã hội, chính trị và đặc biệt là do đặc điểm của các giai cấp tầng lớp trong xã hội, cho nên tầng lớp Nho sĩ xuất thân từ nền giáo dục Nho học vẫn là lực lượng trí thức quan trọng của đất nước. Nho sĩ trong giai đoạn này vẫn là lực lượng tiên phong, chủ yếu trong quá trình chuyển biến của ý thức xã hội Việt Nam. Đáng lý ra, nhiệm vụ tiếp biến tư tưởng tiến bộ phải là nhiệm vụ của giai cấp mới, giai cấp tiên tiến đại diện cho thời đại nhưng ở nước ta lúc đó, sự phân tầng phân cấp xã hội mới có sự chuyển biến. Giai đoạn đó, giai cấp tư sản mới đang trong quá trình hình thành, địa vị kinh tế, xã hội còn thấp; giai cấp công nhân cũng đang manh nha hình thành, số lượng còn ít, trình độ còn nhiều hạn chế và chưa có tổ chức lãnh đạo. Do vậy, tầng lớp trí thức Nho học vẫn là lớp người lĩnh trọng trách trong việc phát ngôn, tiếp biến tư tưởng để tạo nên một ý thức hệ xã hội mới phù hợp với sự vận động, xoay chuyển của thời đại.

Nho sĩ mang trong mình trọng trách lớn lao như vậy, thế nhưng trái ngược với những con người nhiệt huyết luôn trăn trở đi tìm con đường cứu nước thì một bộ phận không nhỏ trí thức lại có thái độ bạc nhược, bảo thủ và yên phận. Là đại diện cho lớp Nho sĩ duy tân đầu thế kỷ XX, Nguyễn Thượng Hiền đã khẳng khái chỉ ra sự “ngẩn ngơ vơ vẩn” của đội ngũ trí thức lúc bấy giờ bằng những vần thơ đầy đau xót:

“Nay ta khóc nhân tài vô dụng, Khóc những người quần rộng áo dài.

Ngẩn ngơ vơ vẩn trót đời,

Trông gương đã được mấy người lo xa” [19;299].

Những câu thơ đã nêu lên thực trạng đội ngũ trí thức bảo thủ, đánh mất chí khí, họ không còn tinh thần tự giác, tự nhiệm trong tư tưởng và hành động. Trong khi kẻ thù phương Tây hơn hẳn chúng ta về mọi phương diện mà trí thức lại lâm vào tình trạng như vậy thì đất nước rơi vào tay chúng là điều khó có thể tránh khỏi. Mặc dù Nguyễn Thượng Hiền chưa được trực tiếp chứng kiến văn minh phương Tây, chưa đọc trực tiếp những tác phẩm của các vĩ nhân phương Tây bằng chính ngôn ngữ của họ nhưng thông qua Tân thư, Tân văn ông đã được mở mang sự hiểu biết của mình. Càng tiếp xúc với tri thức mới ông càng nhận thấy rằng trí thức Việt Nam thật quá cố hủ, lạc hậu.

Thông qua sự so sánh với nền văn minh Tây phương, Nguyễn Thượng Hiền đã thể hiện sự dũng cảm, khảng khái của mình khi chỉ ra sự tụt hậu của đội ngũ trí thức lúc bấy giờ.

Xã hội Việt Nam không chỉ có vua quan nhu nhược, trí thức lạc hậu mà dân khí cũng bị suy giảm. Từ trong lịch sử, bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì người dân nước Việt còn tồn tại rất nhiều tật xấu như: bản tính tiểu nông ích kỷ, thói háo danh sĩ diện, học đòi học lỏm, tính thụ động, ỷ lại, thói nhút nhát, mê những hủ tục cổ hủ, lạc hậu. Nguyễn Thượng Hiền đã lên tiếng phê phán những hiện tượng lười nhác, u mê của người dân: cúng bái, lễ lạt liên miên, “cúng ma chăm hơn cả nhà Ân, lễ bái nhiêu khê hơn cả nhà Chu”

“Kể xôi thịt đồng niên biết mấy Lễ nghĩa gì mượn lấy mà ăn

Nào là bái xã, kỳ nhân

Nào khi cưới hỏi, nào tuần ma chay” [19;403].

Nguyễn Thượng Hiền cũng phê phán gay gắt “dân phong” trong lúc nước nhà trong tình cảnh nước sôi lửa bỏng: người dân có phong thái đủng đỉnh “lừ khừ như ông từ vào đền”; ăn mặc “lượt thượt như lễ sinh mất vợ”

[19; 393] ....Trong tình cảnh mất nước, tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết trong nhân dân lại bị sa sút. Người dân hoặc chịu nhịn nhục khi bị thực dân đàn áp, có người lại vì miếng mồi danh lợi của kẻ thù mua chuộc, bộ phận người dân khác lại yên phận thủ thường, bị những hủ tục làm cho mê muội.

Tình trạng dân bưng tai bịt mắt không biết đến thế giới xung quanh đang sống như thế nào, không biết dân tộc mình đang chịu cảnh như thế nào trong thế giới này là tình trạng phổ biến trong xã hội Việt Nam.

Vượt qua tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX, Nguyễn Thượng Hiền đã thể hiện sự phê phán một cách toàn diện khi thẳng thắn chỉ ra sự lạc hậu của Nho giáo, thực trạng triều đình phong kiến bảo thủ, sự tụt hậu củađội ngũ trí thức, dân phong rườm rà, cổ hủ. Sự phê phán này đã thể hiện một nhân cách liêm chính, ngay thẳng và sự sắc sảo, thức thời trong tư tưởng của ông. Bên cạnh đó, qua thái độ phê phán quyết liệt ta cũng thấy được sự chuyển biến của tư tưởngViệt Nam, từ dòng canh tân cuối thế kỷ XIX sang giai đoạn duy tân tư tưởng đầu thế kỷ XX: thể hiện sự dũng cảm trong việc phê phán cái cũ và nhận thức cái mới tiến bộ hơn.

*Phê phán chế độ thực dân thâm độc, tàn ác

Nho sĩ duy tân đầu thế kỷ XX đã xác định kẻ thù trực tiếp của dân tộc Việt Nam là thực dân, đế quốc, cần phải đánh đổ thực dân Pháp thì mới có thể giành được độc lập tự chủ cho đất nước. Bằng sự hiểu biết sắc sảo của mình, các Nho sĩ đều nhận ra những chính sách thâm độc, những thủ đoạn tinh vi,

những trò lừa bịp của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Qua những tác phẩm thơ văn của mình, các ông đã thể hiện những quan điểm, nhận định của mình để vạch trần bộ mặt thật của chính quyền thực dân. Nguyễn Thượng Hiền trong quá trình làm quan, lui về ở ẩn hay trong thời gian bôn ba nước ngoài đều nhận thấy được sự thâm độc trong những chính sách của kẻ thù. Ông viết nhiều tác phẩm, đặc biệt là trong “Giọt lệ bể dâu””, dưới ngòi bút đầy xót xa của ông, đất nước ta hiện lên với tình cảnh đáng thương, nhân dân chịu đủ trăm thứ tô thuế vô lý, giống nòi ta bị suy kiệt bởi rượu cồn, thuốc phiện.

Ông lên tiếng phê phán chế độ thực dân tàn ác, thâm độc, chỉ rõ âm mưu, thủ đoạn xâm lược của Pháp là cướp nước, biến nước ta thành thuộc địa để bóc lột sức lao động và tài nguyên làm giàu cho chính quốc. Ông viết:

“Cho nên người da trắng được nhân chỗ hở, trước lấy truyền giáo để dòm dỏ hư thực của nước chúng tôi, rồi lấy thông thương để chẹn cửa ngõ của nước chúng tôi, sau thì lấy chiến tranh vào hòa ước mà cướp nước chúng tôi... Bấy giờ chúng mới biến quan lại chúng tôi thành tôi tớ, đối đãi với nhân dân chúng tôi như súc vật, ngày càng thi hành những chính sách áp chế thâm độc, không khác gì xiềng xích chân tay chúng tôi, mà hút máu mỡ của chúng tôi, không cho chúng tôi ngo ngoe động đậy đến nay đã 26 năm rồi” [19;212].

Ông đã tổng kết sự thâm hiểm, độc ác của thực dân Pháp qua những điều sau:

“1. Hình phạt tàn khốc 2. Thuế khóa nặng nề 3. Tuyệt đường sinh sống 4. Kìm hãm trí năng

Ngoài ra còn có nghìn điều muôn mối, không giấy nào chép hết được.

nhưng nói tóm tắt một câu là muốn bắt nòi giống chúng tôi làm tôi tớ chúng lâu dài, đời đời làm đồ chơi cho chúng mà thôi” [19; 212].

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của nguyễn thượng hiền (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w