Tư tưởng duy tân về chính trị

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của nguyễn thượng hiền (Trang 47 - 57)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG DUY TÂN CỦA NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

2.2. Nội dung tư tưởng duy tân về chính trị, xã hội, giáo dục

2.2.1. Tư tưởng duy tân về chính trị

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lịch sử Việt Nam đặt ra hai nhiệm vụ chính, đó là: chủ quyền và tiến bộ văn minh cho dân tộc. Tầng lớp trí thức là những người lãnh đạo cách mạng cần phải nhận thức và giải quyết vấn đề đó.

Nguyễn Thượng Hiền có quá trình phát triển nhận thức về chính trị dựa trên lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha. Ông lên án chế độ thực dân tàn ác, ông luôn nung nấu lòng căm thù giặc sâu sắc:

“Tay nâng nửa chén cơm rau

Chan thêm mấy giọt máu thù mới cam” [19; 305].

Ông có một trí tuệ anh minh của một kẻ sĩ nhưng lại hy sinh công danh sự nghiệp để theo đuổi hoài bão lý tưởng chân chính là tìm ra con đường giải phóng dân tộc.Ban đầu tư tưởng của ông vẫn mang nặng tư tưởng chính trị của giai cấp phong kiến, ngôi vua theo ông vẫn tồn tại như một biểu tượng cao nhất cho sự đoàn kết, hội tụ dân tộc, mọi hành động đều hướng về vua.

Ông viết trong “Bài hành tòng quân”:

“Mở bờ cõi để báo ơn vua

Há phải vì mong được phong hầu tước đâu” [19; 94].

Sau khi được giác ngộ bởi Tân thư, tư tưởng chính trị của Nguyễn Thượng Hiền vẫn là ủng hộ chế độ quân chủ nhưng lại có sự chuyển biến sang một bước mới cả về suy nghĩ và hành động, ông đã bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Trong bài “Lời nói cảm động”, ông viết: “Tôi về ở núi luôn mấy năm, cùng các nghĩa sĩ Bắc Nam bí mật qua lại”. Buổi đầu quá trình hoạt động, Nguyễn Thượng Hiền qua lại với những người có chí khí như Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng.... cùng họ đàm đạo về tình hình chính sự, bàn luận về văn chương.

Ở Hà Nội, Nguyễn Thượng Hiền được gặp Tăng Bạt Hổ và được nghe kể về cuộc Duy tân ở Nhật Bản, cuộc vận động cách mạng ở Trung Quốc.

Nguyễn Thượng Hiền viết: “Mùa xuân năm Mậu Tuất (1898), Sư Triệu từ nước ngoài lén về, tới thăm tôi ở Hà Nội... suốt ngày nói chuyện, tôi được rõ tin tức các vị lánh ra nước ngoài. Cũng như trong dịp này tôi biết được lịch sử của Sư Triệu, việc ông đánh nhau với bọn cường địch, việc ông lăn lộn ra nước ngoài giúp tướng nhà Thanh và Lưu Vĩnh Phúc đánh quân Nhật ở Đài Loan, việc ông cùng bạn đồng chí là Nguyễn Đức Hậu ra vào đất Tiêm La”.

[19;]

Trong thời gian Nguyễn Thượng Hiền gặp và nói chuyện cùng Tăng Bạt Hổ, hai người đã bàn tính và thống nhất kế hoạch cứu nước. Hai ông nhận định rằng công cuộc cứu nước phải được thực hiện bằng hành động cụ thể, phải kết nạp kẻ hào kiệt, con em nhà trung nghĩa vì họ chính là linh hồn, là lương tâm của xã hội, họ có uy tín trong nhân dân, được xã hội trọng nể, có thể sớm giác ngộ ý thức dân tộc. Bản thân họ đã có sẵn lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và cũng đang mong tìm được người đồng chí, đồng tâm.

Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Thượng Hiền đã biết tác động, lôi kéo tầng lớp nhạy cảm nhất với thời cuộc để phục vụ cho cách mạng là hoàn toàn hợp lý và kịp thời. Ông đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của mình khi viết: “Tôi cùng Sư Triệu bàn tính cho rằng việc cứu nước cần phải kết nạp những kẻ hào kiệt, thăm hỏi con cháu các nhà trung nghĩa. Chúng tôi kiểm điểm ở tỉnh nào có nhà nào, họ nào, người nào là có thể liên kết làm vây cánh. Lại ghi nhớ những nhà nào có con giởi, người nào thông minh dũng cảm có thể giúp việc được thì tìm cách đưa họ xuất dương, rèn luyện cho họ thành tài để về sau dùng làm rường cột cho đất nước” [19; 417].

Trong điều kiện xã hội nhiều rối ren loạn lạc, nhiều người hiền tài, hào kiệt lâm vào tình cảnh hoang mang, bế tắc không biết chọn con đường nào cho phù hợp. Đã từng đồng cảnh ngộ với họ, Nguyễn Thượng Hiền đã sáng suốt thấy được vai trò của các cá nhân kiệt xuất và cần phải có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau. Ông đã chủ động tìm tòi, kết nạp những nhân sĩ vừa tài giỏi vừa có nghĩa khí để rèn rũa họ, mong họ về sau trở thành người gánh vác trọng trách của đất nước. Lực lượng cách mạng mà ông trông cậy chủ yếu vẫn là tầng lớp trí thức ít ỏi trong xã hội lúc bấy giờ. Khi còn làm đốc học ở Ninh Bình, Nam Định cho dù bị thực dân theo dõi chặt chẽ, ông vẫn cố gắng hoạt động cách mạng trong phạm vi có thể. Trong những buổi giảng sách và chấm bài cho học sinh, Nguyễn Thượng Hiền luôn luôn lồng vào đó những tư tưởng

về tinh thần yêu nước và ước mong phục quốc. Khi ra đề bài, ông đều chọn những đầu đề nhằm khơi gợi lòng yêu nước thiết tha. Qua những bài làm của học sinh, ông biết được những ai có chí lớn thì ghi nhớ tên họ để điều tra, vận động.

Khi các phong trào trong nước đang lên rất mạng, đặc biệt là các phong trào cách mạng ở Bắc Hà, Nguyễn Thượng Hiền cố gắng tìm trong đám học sinh những người có thể chất tốt, ý chí cao để vận động, khuyên họ hưởng ứng phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng. Chính nhờ sự vận động của Nguyễn Thượng Hiền mà số lượng thanh niên xuất dương du học ở Nam Định và Ninh Bình đông đảo và sớm hơn hẳn các tỉnh khác ở Bắc Kỳ.

Có thể nói phương kế này của ông thể hiện tầm nhìn xa trông rộng đối với vận mệnh của dân tộc. Việc ông nhận thấy được vai trò của những người lãnh đạo cách mạng thể hiện sự sáng suốt trong tư tưởng và quá trình phát triển nhận thức về chính trị.

Theo Nguyễn Thượng Hiền, vai trò của những anh hùng kiệt xuất là rất quan trọng nhưng không vì thế mà trong phương thức hoạt động cách mạng ông lại coi thường vai trò của nhân dân. Ông ý thức được tác động to lớn của các hội, đoàn trong việc chấn dân khí. Ông cho rằng người dân phải lập hội đoàn, liên kết với nhau trong làm kinh tế, có như vậy dân mới giàu mạnh để đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng lại đất nước. Ở đây, Nguyễn Thượng Hiền đã thể hiện tầm nhìn mới tích cực trong khi ông đang là một nhà Nho thực thụ và đang làm quan dưới triều đình phong kiến.

Hành động nổi bật thể hiện tư tưởng duy tân về chính trị của Nguyễn Thượng Hiền còn thể hiện ở việc ông luôn hăng hái tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào bạo động cách mạng của Phan Bội Châu. Nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc.

Nguyễn Thượng Hiền bằng tài năng và đức độ của mình có ảnh hưởng rất lớn đối với thanh niên, học sinh đất Bắc Kỳ. Ngoài những buổi giảng sách chấm bài cho học sinh, ông còn bí mật liên lạc với các bạn đồng tâm như Dương Bá Trạc, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền để tìm cách đẩy mạnh phong trào Duy tân trong nước tiến lên và chọn thêm đồng chí trong đám thanh niên trí thức. Năm 1908, thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Bắc Kỳ, mọi người đều phải đem sách vở, văn thơ do những người trong nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục biên soạn để nộp cho nhà cầm quyền. Tuy nhiên duy có tỉnh Ninh Bình là không làm việc đó. Bọn thống trị cho rằng đó là do ảnh hưởng của Nguyễn Thượng Hiền đã đi sâu vào lòng người trong tỉnh.

Trong quá trình làm Đốc học, Nguyễn Thượng Hiền gặp gỡ và đàm đạo với nhiều nhà yêu nước đã từng bôn ba nước ngoài, đặc biệt là Tăng Bạt Hổ.

Sau nhiều lần gặp gỡ Tăng Bạt Hổ, ông rất tin tưởng vào tiền đồ của cách mạng Việt Nam, càng ngày càng có những hoạt động tích cực ủng hộ phong trào Đông Du và Duy tân. Có lần Tăng Bạt Hổ khuyên ông xuất dương nhưng ông nói: “Lo việc nước thì ở lại hay ra đi cũng như nhau. Thân phụ tôi đã 80, bệnh ngày càng nặng, tôi xin đương trách nhiệm ở lại. Nhưng chí tiến công mạnh, chẳng bao lâu chúng ta sẽ gặp nhau ở hải ngoại”. Có thể nói trong giai đoạn này, Nguyễn Thượng Hiền tuy đang làm quan dưới triều đình phong kiến nhưng tâm hồn và ý chí của ông đã hoàn toàn phục vụ cho cách mạng, trong ông đã nung nấu một quyết tâm là đánh đổ thực dân, trả thù cho nước nhà.

Năm 1907, chính quyền thực dân Pháp thấy vua Thành Thái thông minh, cương quyết, luôn luôn có ý chống lại chúng. Do vậy toàn quyền Pháp tìm cách truất ngôi vua, vu cho vua có tật điên, đem giam ở biệt cung. Bọn thống trị thực dân muốn đưa Trương Như Cương làm quốc trưởng bù nhìn để

thay cho vua cai trị đất nước, nhưng thực chất là tay sai của thực dân. Ngay lập tức một làn sóng phản đối được giới sĩ phu trong nước gợi lên làm chấn động lòng người. Hòa trong bầu không khí phẫn nộ đó, Nguyễn Thượng Hiền đã làm một bài kháng nghị lên tiếng về việc bỏ vua lập quốc trưởng của chính quyền thực dân. Lời kháng nghị của ông rất kịch liệt, ông định lấy chữ ký công khai nhưng thấy nhiều người e ngại nên ông tự ký một mình. Ông tự mang bản kháng nghị, đi thẳng tới Chính phủ Pháp trình bày với Thống sứ Bắc Kỳ, chất vấn gắt gao không chút kiêng dè. Chính quyền thực dân tuy tức giận nhưng vì lời ông thẳng thắn, hợp lý nên chúng phải dùng lời khéo để khuyên giải và hứa chuyển lời kháng nghị của ông đến Nam Triều. Qua sự việc lần đó, Nguyễn Thượng Hiền đã công khai, thẳng thắn thể hiện thái độ chính trị của mình đối với chính quyền thực dân. Thực dân Pháp biết rõ thái độ của ông sẽ có hại rất lớn đến sự thống trị của chúng cho nên chúng ngày càng do thám ngặt nghèo hơn, chúng đang đợi dịp để hại ông. Nguyễn Thượng Hiền và các bạn đồng chí khác biết rõ âm mưu thâm độc của chúng nên ông gấp rút thu xếp chuẩn bị xuất dương tìm đường cứu nước. Ở Trung Quốc, Nguyễn Thượng Hiền gặp gỡ, sau đó cùng Phan Bội Châu sang Nhật để hưởng ứng phong trào Đông Du. Để có thể xuất dương, Nguyễn Thượng Hiền đã phải trải qua nhiều lần cải trang gian khổ, hành trình gặp nhiều gian nan khi gọng kìm vây bắt của thực dân, phong kiến tay sai luôn chực sẵn.

Phan Bội Châu đã kể lại rằng khi ông hỏi về các lần nguy hiểm đã qua, thì mới biết Nguyễn Thượng Hiền đã ba lần cải trang mới đến được đây: khi thì ra khỏi cửa giả làm người con gái, lúc gần xuất cảnh thì đóng vai nhà buôn, khi đã ra được khỏi nước rồi thì giả làm người Trung Quốc. Trên đường đi qua, điện khẩn của chỉnh phủ truyền khắp nơi, lệnh truy nã của mật thám dán đầy bốn phía, mọi con mắt đều đổ dồn theo sát chân người trốn tránh.

Ở Nhật Bản, Nguyễn Thượng Hiền viết “Viễn hải quy Hồng” (Chim hồng ở biển xa bay về) in gửi về nước, được giới trí thức tiến bộ hoan nghênh đón nhận, tin tưởng. Tập thơ có sức vận động, lôi cuốn mạnh mẽ được nhiều thanh niên ưu tú đi theo công cuộc Đông du, Duy tân ở khắp các tỉnh thuộc cả ba kỳ. Ông kêu gọi thanh niên, nuôi chí học hành, siêng năng, đoàn kết, lấy nghĩa ái quốc làm đầu để rửa nhục cho đất nước, đưa đất nước thoát khỏi sự lạc hậu của phong kiến, ách thống trị của thực dân.

Quyết định xuất dương sang Nhật Bản của Nguyễn Thượng Hiền đã gây ra một tiếng vang lớn, một ảnh hưởng vô cùng quan trọng cho phong trào cách mạng Việt Nam trong nước cũng như ở nước ngoài. Thân sinh ra trong gia đình dòng dõi quan lại, là một nhà khoa bảng danh tiếng, ông lại đang làm quan dưới triều đình phong kiến cầm quyền, mà ông lại bỏ quan xuất dương đi theo cách mạng. Việc làm này của Nguyễn Thượng Hiền đã làm cho bọn thống trị mất mặt, đồng thời giáng xuống một đòn mạnh và tầng lớp quý gia cự tộc. Bên cạnh đó, hành động của ông cũng đã dấy lên một nguồn năng lượng mạnh mẽ tích cực, tác động vào phong trào cách mạng cả trong và ngoài nước.

Nguyễn Thượng Hiền đã bước chân ra khỏi triều đình phong kiến, cắt đứt hết những quan hệ với công danh khoa bảng, với những chức tước quan lại. Ông đã hy sinh cả sự nghiệp, gia đình để xuất dương sang Trung Quốc, Nhật Bản tham gia cách mạng. Những tư tưởng và hành động của ông đã bước sang một trang mới, thể hiện sự khác biệt về chính trị so với các nhà canh tân cuối thế kỷ XIX.

Năm 1911, chiến thắng của cuộc cách mạng Tân Hợi, dưới sự lãnh đạo của Tôn Dật Tiên, ở Trung Quốc đã thành lập chế độ dân chủ với chủ nghĩa Tam dân, lật đổ triều đình Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế

tồn tại hàng nghìn năm. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân là vô cùng to lớn do vậy tư tưởng dân chủ phát triển ngày càng mạnh mẽ trong hàng ngũ các nhà hoạt động cách mạng lúc bấy giờ.

Đầu tháng 12 năm 1912, trong cuộc hội nghị ở từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Sa Hà, Quảng Đông, các nhà cách mạng Việt Nam đã quyết định bãi bỏ hội Duy Tân và tiến hành thành lập Việt Nam Quang phục hội. Tôn chỉ của Việt Nam Quang phục hội là: đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại nền độc lập nước Việt Nam và thành lập chế độ Cộng hòa Dân chủ. Có thể nói đây là một bước chuyển mình rất lớn và tích cực trong tư tưởng và hành động của các nhà cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.

Nguyễn Thượng Hiền tuy từ trước vẫn theo chế độ quân chủ, ông

“không có xu hướng dân chủ nhưng cũng miễn cưỡng chấp hành tôn chỉ ấy”.

Bởi lúc đó ông nhận thấy rằng trào lưu dân chủ là xu hướng tất yếu của một xã hội mới, muốn cứu nước cứu dân chỉ có thể đi theo con đường đó. Chính ông là một trong những người thiết tha mong cho cuộc cách mạng Trung Quốc thành công để có điều kiện giúp đỡ cách mạng Việt Nam một cách có hiệu lực nhất. Do đó, với ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp, ông đã tham gia vào Việt Nam Quang phục hội, tán thành chủ chương thành lập chế độ cộng hòa dân chủ ở Việt Nam.

Người đồng chí của ông là Phan Bội Châu là người thành lập nên Việt Nam Quang phục hội đã có sự tiếp cận cụ thể và rõ ràng về chính thể dân chủ cộng hòa: “Chính thể dân chủ cộng hòa là một chính thể rất tốt đẹp. Quang phục quân trong khi đánh đuổi giặc Pháp đồng thời cũng xây dựng một nước Cộng hòa Dân chủ. Quyền bính của nước là của chung toàn dân do nhân dân quyết định. Những dấu vết độc hại của chính thể chuyên chế không còn nữa”

[2; 135]. Tin tưởng vào một chế độ mới tốt đẹp, Nguyễn Thượng Hiền đã

nhận đứng một chân trong Bộ Bình Nghị của hội với tư cách là đại diện của hội viên Bắc Kỳ. Nhận nhiệm vụ này, ông đã có nhiều sáng tác thơ văn, hịch, cáo để vận động quốc dân nổi dậy chống giặc ngoại xâm, giương cao ngọn cờ của Việt Nam Quang phục hội. Tinh thần tự giác, tự nhiệm của ông rất cao, ông đã rất hăng hái, tận tụy khi tham gia phong trào.

Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, Nguyễn Thượng Hiền nhận thấy sự suy yếu của thực dân Pháp là cơ hội to lớn cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Là người cổ vũ cho tư tưởng bạo động cách mạng, trong bài “Khuyên người nước” ông đã phân tích rõ thời cơ của cách mạng Việt Nam: “Than ôi! Có thù mà không biết báo, có nhục mà không biết rửa, thì không nên đứng trong trời đất! Pháp Lan Tây, kẻ thù địch của ta đem hết dã tâm tiêu diệt miếu xã của ta, giết hại nhân dân ta, bài trừ những người chí sĩ của ta; miệng tham dạ độc, chúng tha hồ nuốt nhả, cho rằng không ai chống nổi được chúng” [19; 245]. “Nay trời hại chúng, chúng gây chiến với Đức, thua hết trận này đến trận khác, quân thù tiến đến tận quốc đô, xác chết hàng trăm muôn, máu chảy đầy nghìn dặm.... Ôi! Đạo trời báo phục, sao chóng dường ấy? Hổ dữ đang lồng lộn bỗng lăn xuống sườn non, rắn độc đang lao mình bỗng va phải mũi nhọn, há chẳng phải kẻ ác đến lúc gặp vạ, ta có thể nhân cơ hội ấy mà trừ diệt được ru” [19; 246].

“Than ôi! Gà hàng xóm gáy vang, trăng nhạt sao thưa, lúc này người nước ta cần phải vùng dậy. Thời cơ đã đến mà bỏ lỡ là ngu dốt; phúc đưa lại mà bỏ qua là thiệt thòi. Các bạn há không biết hiện trạng của nước Pháp kia:

làng mạc biến ra tro bụi, phố xá tan ra gạch ngói, trên đường thợ thuyền nằm lăn, trong nhà gái góa kêu khóc, kẻ đói không được miếng bánh ăn, người rét run không có miếng vải khoác. Ấy cái ngày lụi bại, tuyệt diệt của chúng không còn cách bao lâu nữa. Vậy mà ta còn quỳ gối, cúi đầu, vái chúng như

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của nguyễn thượng hiền (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w