QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2. Phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội
2.5.4. Xây dựng phương án quy hoạch và luận chứng phương án QHSDĐ
Đây là phương án thể hiện việc phân bố, khoanh định cụ thể vị trí đất đai trên địa bàn quy hoạch cho các mục đích sử dụng, các ngành, các đơn vị và các dự án trên cơ sở điều chỉnh và cân đối chung quỹ đất cùng với các biện pháp thực hiện và phân kỳ quy hoạch theo từng giai đoạn cụ thể. Bước này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, khâu nối tất cả các bước của quy trình thông qua xây dựng báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống các bảng, tài liệu bản đồ.
Các phương án QHSDĐ được xây dựng trên cơ sở có sự hiệp thương với các ban ngành liên quan về nhu cầu diện tích, loại đất và phạm vi phân bố sử dụng.
Yêu cầu của phương án quy hoạch là phải được các ban ngành chấp nhận, phù hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi cao.
57
Nội dung chính của phương án quy hoạch là bố trí đất đai với các cơ cấu hợp lý theo không gian bằng cách xác định các loại đất chính (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng), định tuyến, lựa chọn địa điểm cụ thể cho dự án, công trình, các khu đất sử dụng theo từng mục đích cụ thể đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp….(căn cứ vào yêu cầu về vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, chất lượng đất, địa chất thủy văn, lũ lụt, tiêu thoát nước, giao thông vận tải, môi trường….) và thời gian (định kỳ thực hiện cho từng mục đích sử dụng đất).
Kết quả nội dung của phương án quy hoạch được thể hiện bằng báo cáo thuyết minh trong hệ thống biểu cân đối sử dụng đất đai và bản đồ QHSDĐ.
2.5.4.2. Cân đối và điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất a. Mục đích
Thiết lập quan hệ giữa đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, trong đó chủ yếu là mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất thuộc khu vực I (Nông – lâm – ngư) và các ngành sử dụng đất phi nông nghiệp.
b. Nhiệm vụ chủ yếu
- Đề xuất phương án cân đối, điều chỉnh sử dụng các loai đất;
- Xác định các chỉ tiêu khống chế sử dụng các loại đất phi nông nghiệp;
- Đề xuất phương án phân phối, điều chỉnh sử dụng đất cho cấp dưới.
c. Phương án cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất
* Phương pháp cân bằng chỉ tiêu sử dụng đất: Bản chất của phương pháp là đưa ra dự thảo các chỉ tiêu sử dụng đất và tiến hành hiệp thương, sau đó điều chỉnh. Quá trình được lặp lại nhiều lần cho đến khi thống nhất được các chỉ tiêu khung và chỉ tiêu sử dụng các loại đất của các ban ngành.
* Phương pháp cân đối tổng hợp: Là xác định cơ cấu loại hình sử dụng đất hợp lý trên cơ sở cân đối tổng hợp diện tích đất hiện có. Những vấn đề cân lưu ý khi sử dụng phương pháp này:
- Xác định các loại hình sử dụng đất có trọng điểm, toàn diện;
- Tuân thủ nguyên tắc ưu tiên dành đất tốt cho sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là đất canh tác lúa nước);
58
- Đảm bảo điều hòa tối đa yêu cầu sử dụng đất theo dự báo cho các ngành căn cứ vào tiềm lực, khả năng về vốn, lao động, thiết bị và khả năng cung cấp quỹ đất (về số lượng, chất lượng, vị trí phân bố và điều kiện sản xuất).
d. Điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất
Lượng cung và cầu các loại đất đai trong thời kỳ quy hoạch đất xác định căn cứ vào kết quả đánh giá thích nghi đất đai và dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành.
Trên cơ sở phân tích, so sánh lượng cung và cầu đất đai có tính đến khả năng đầu tư và trình độ khoa học - kỹ thuật sẽ điều chỉnh các loại đất như sau:
* Đất nông nghiệp: Diện tích từng loại đất nông nghiệp năm định hình quy hoạch bằng diện tích hiện có cộng với diện tích tăng thêm (do khai hoang, cải tạo, phục hóa….) trừ đi diện tích giảm trong kỳ quy hoạch (chuyển mục đích chuyên dùng, chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp, thoái hóa, bỏ hoang do thiên tai…).
Để đáp ứng yêu cầu các loại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cần xác định đủ diện tích đất nông nghiệp cơ bản căn cứ vào nhu cầu ở năm dân số tăng cao nhất và năng suất dự tính.
* Đất nghề rừng (bao gồm đất cây lâu năm, nghề làm vườn): Bằng diện tích năm hiện trạng từ đi diện tích chuyển đổi mục đích và cơ cấu cộng với diện tích mới khai hoang trong kỳ quy hoạch. Các loại đất này phải mất nhiều năm mới cho sản phẩm và có hiệu quả bảo vệ môi trường sinh thái nên cần chú ý đến phương thức khai thác sử dụng và cải tạo ngay cả trong những điều kiện bình thường.
* Đất chuyên dùng (bao gồm cả đất ở): Loại đất này thường dùng để xây dựng và được tính bằng tổng diện tích đất đai trừ đi diện tích đất nông nghiệp - lâm nghiệp và các đất chưa sử dụng không thích hợp cho xây dựng cộng với diện tích đất loại này hiện có. Xu hướng của các loại đất chuyên dùng là tăng liên tục hàng năm theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần chú ý sử dụng tiết kiệm và khai thác hết tiềm lực của đất, hạn chế lấy đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa và lúa - hoa màu, các loại đất năng suất cao) chuyển thành đất chuyên dùng.
* Đất chưa sử dụng:
Loại đất này thường có xu thế giảm dần hàng năm do nhu cầu ngày càng tăng việc khai thác đất đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau. Qua phân tích các loại đất đã được khai thác và sử dụng sẽ tính được diện tích đất chưa sử dụng.
59
e. Lập biểu cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất
Sau khi điều chỉnh về nhu cầu số lượng và cơ cấu sử dụng đất đai cần phải cân đối và lập biểu chu chuyển đất đai. Đây là tài liệu gốc dùng làm cơ sở để phân tích đánh giá biến động sử dụng các loại đất trong thời kỳ quy hoạch, phục vụ đề xuất các giải pháp phù hợp hơn trong khai thác sử dụng và quản lý đất đai.
* HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BIỂU CHU CHUYỂN ĐẤT ĐAI
Biểu chu chuyển đất đai là tài liệu làm cơ sở để phân tích, đánh giá biến động đất đai theo các mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Biểu biến động đất đai là tài liệu làm cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng đất trong kỳ quy hoạch, kế hoạch trước và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý trong kỳ quy hoach, kế hoạch tiếp theo.